Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đẩy mạnh truyền thông quốc tế về trụ cột văn hóa - xã hội nhằm thúc đẩy giao lưu, hợp tác trong cộng đồng Asean
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
230.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1504

Đẩy mạnh truyền thông quốc tế về trụ cột văn hóa - xã hội nhằm thúc đẩy giao lưu, hợp tác trong cộng đồng Asean

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 3 (90) Các vấn đề Quốc tế

9/2012 163 1 164 9/2012

ĐẨY MẠNH TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ

VỀ TRỤ CỘT VĂN HÓA - XÃ HỘI NHẰM

THÚC ĐẨY GIAO LƯU, HỢP TÁC TRONG

CỘNG ĐỒNG ASEAN

PGS.TS. Lê Thanh Bình*

Tóm tắt

Trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN thì Cộng đồng Văn hóa -

Xã hội đang ngày càng được quan tâm chú ý và cùng với trụ cột Cộng

đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế tương tác, hỗ trợ nhau để

khu vực phát triển thịnh vượng. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần

thứ 14 (tổ chức ngày 1/3/2009, tại Hua Hin, Thái Lan) các nhà lãnh đạo

ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội

ASEAN (ASCC) với sáu lĩnh vực trọng tâm cần triển khai thực hiện. Với

Kế hoạch ASCC đồ sộ được bắt đầu thực hiện từ 2009-2015 gồm 40

phần với 340 hoạt động phong phú liên quan đến văn hóa, xã hội và

truyền thông, các nước thành viên ASEAN đã triển khai được khá nhiều

công việc trong lộ trình. Tuy nhiên, để các chủ trương, kế hoạch, mục

tiêu đó được đông đảo công chúng trong cả khu vực ASEAN thấu hiểu,

tham gia thì rõ ràng hoạt động truyền thông quốc tế (TTQT) với các

phương tiện báo chí chủ đạo phải tích cực tác nghiệp, quảng bá nhiều

hơn, góp phần tổ chức thực hiện sâu rộng, phối hợp quản lý, trao đổi

kinh nghiệm, PR… mạnh mẽ, chuyên nghiệp hơn. Bởi vậy, bài viết này

* Vụ trưởng, Học viện Ngoại giao.

tổng kết một số thành tựu về giao lưu, hợp tác văn hóa - xã hội trong nội

khối và với các đối tác. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một số khuyến

nghị cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả công tác TTQT về ASCC.

Trong thế kỷ 21, thế giới “phẳng” hơn, mở hơn, do vậy, “truyền

thông có ảnh hưởng lớn đến văn hóa chúng ta”1

và “truyền thông quốc tế

(TTQT) ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và ý

tưởng sáng tạo”,

2

nên đa số các quốc gia, khu vực đều sử dụng TTQT để

thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội một cách hiệu quả…

Thành tựu về giao lưu, hợp tác văn hóa - xã hội trong ASEAN

và với đối tác

Với Kế hoạch ASCC đồ sộ thực hiện từ 2009-2015 gồm 40 phần

với 340 hoạt động phong phú liên quan đến văn hóa, xã hội và truyền

thông, các nước thành viên ASEAN đã triển khai được khá nhiều công

việc trong lộ trình. Mọi hoạt động TTQT, văn hóa - xã hội đều đã gắn kết

chặt chẽ với sáu lĩnh vực trọng tâm của ASCC gồm i) Phát triển con

người; ii) Phúc lợi và bảo hiểm xã hội; iii) Các quyền và bình đẳng xã

hội; iv) Đảm bảo môi trường bền vững; v) Tạo dựng bản sắc cộng đồng;

vi) Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.

Các kết quả đạt được bước đầu nhờ có sự tham gia, hỗ trợ của

TTQT, sự phối hợp giữa các nước, chia sẻ thông tin với nhiều đối tượng

công chúng trong khu vực, với các đối tác (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung

Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, EU…). Kết quả này làm tăng thêm đối tượng

1

James Wilson and Stan Le Roy Wilson, Mass Media Mass Culture: An Introduction,

McGraw-Hill, 1993, tr. 36.

2 Lê Thanh Bình (Chủ biên), Giáo trình quan hệ công chúng chính phủ trong văn hóa

đối ngoại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 93.

, 9/2012: 163-173.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!