Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Bắc Quang – Hà Giang
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
188.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
748

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Bắc Quang – Hà Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116

109

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT

HÀNG HÓA Ở HUYỆN BẮC QUANG – HÀ GIANG

Trần Đình Tuấn

1

, Nguyễn Thị Châu2

, Lê Thị Thu Hương3

1

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

2

Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên

3

Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bắc Quang là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn

quả và cây công nghiệp dài ngày. Trong thời gian qua Bắc Quang đã đạt được những kết quả

nhất định về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên sản xuất vẫn mang

tính tự phát, chạy theo thị trường; vấn đề sản xuất hàng hóa có chất lượng và mang tính thương

hiệu chưa được coi trọng, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới… Qua

nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 4 định hướng và 7 giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang. Những giải pháp trên đây, nếu được thực hiện đồng

bộ và tính toán cụ thể sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của

từng vùng, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong điều kiện hội

nhập kinh tế thành công ở huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.

Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; sản xuất nông sản hàng hóa;

sản xuất nông nghiệp ở Bắc Quang.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp

nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức

quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã

hội đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và

khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành

viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới

(WTO) đã đặt ra cho sản xuất nông nghiệp

nước ta những thời cơ và thách thức mới.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Hiện nay và

trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp,

nông thôn và nông dân vẫn có tầm chiến

lược đặc biệt quan trọng... Thúc đẩy nhanh

quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và

kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản

xuất các sản phẩm có thị trường và hiệu quả

kinh tế cao… Xây dựng các vùng sản xuất

hàng hoá tập trung, gắn với việc chuyển giao

công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục

tình trạng sản xuất manh mún, tự phát”.

Bắc Quang là một huyện vùng thấp của tỉnh

Hà Giang, có vị trí là cửa ngõ với các địa

phương ở khu vực phía Nam của tỉnh. Bắc

Quang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát

triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả

*

Tel: 0912 039920

và cây công nghiệp dài ngày. Mặc dù trong

những năm vừa qua, huyện đã có chủ trương

đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm

nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản

xuất, chuyển dần sang hướng sản xuất hàng

hóa. Tuy nhiên trên thực tế, sản xuất vẫn

mang tính tự phát, chạy theo thị trường; vấn

đề sản xuất hàng hóa có chất lượng và mang

tính thương hiệu chưa được coi trọng, nhất là

trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và

thế giới…

Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra hướng đi và giải

pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang, Hà

Giang là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và

thực tiễn cho mục tiêu giải quyết các vấn đề

nêu trên.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG

HÓA Ở HUYỆN BẮC QUANG, HÀ GIANG

Theo số liệu thống kê năm 2010, Bắc Quang

có tổng diện tích tự nhiên là 83,951.6ha, trong

đó đất nông nghiệp là 17.068,1ha (chiếm

20,33% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp là

66.305,5ha (chiếm 78,98%). Dân số của huyện

năm 2010 là 109.734 người, với 48.268 lao

động, trong đó lao động nông nghiệp là 32.352

người, chiếm 67,0% tổng lao động của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!