Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường tiềm năng Myanmar của công ty TNHH TM & DV
PREMIUM
Số trang
67
Kích thước
844.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1550

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường tiềm năng Myanmar của công ty TNHH TM & DV

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khóa Luận Tốt Nghiệp 1 Khoa Quản Trị Kinh Doanh

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu SVTH: Bùi Thị Quỳnh Nhƣ

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Vị thế của một quốc gia đƣợc khẳng định bởi sức mạnh nền kinh tế, kinh tế

phát triển sẽ là đòn bẩy thúc đẩy chính trị, xã hội phát triển. Tuy nhiên, không một

quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không mở rộng quan hệ kinh

tế đối ngoại, thực hiện đa dạng hóa quan hệ và tích cực tìm kiếm thị trƣờng mới,

tăng cƣờng buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các nƣớc với nhau. Bí quyết thành

công trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của một quốc gia là nhận thức đƣợc mối

quan hệ giữa kinh tế trong quốc gia đó và mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia

bên ngoài.

Myanmar là nƣớc mà Việt Nam có quan hệ rất sớm. Năm 1947, ta đặt cơ quan

thƣờng trú tại Yangon. Chính quyền và các đoàn thể Myanmar tích cực ủng hộ nhân

dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập, trong cuộc đấu

tranh chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ

quốc hiện nay của nhân dân ta trong lúc nƣớc bạn còn nhiều khó khăn. Sau khi ta

giành đƣợc thắng lợi hoàn toàn giải phóng miền Nam Việt Nam thống nhất đất

nƣớc, hai nƣớc đã nâng quan hệ Tổng Lãnh sự lên quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ

(28/5/1975).

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong quí I/2015, Việt Nam

xuất khẩu sang Myanmar trên 85 triệu USD và nhập khẩu từ Myanmar trên 17,1

triệu USD. Dự kiến trong năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc vƣợt

500 triệu USD và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của DN Việt Nam sang Myanmar

đạt 1 tỷ USD.

Dù tăng trƣởng xuất khẩu chƣa cao lắm, nhƣng Myanmar vẫn đƣợc các doanh

nghiệp Việt Nam xem là thị trƣờng triển vọng, tiềm năng trong tƣơng lai khi Cộng

đồng Kinh tế Asean hình thành (dự kiến vào cuối năm 2015), đƣa đến những thuận

lợi về thƣơng mại và đầu tƣ trong khối Asean. Phải cạnh tranh với hàng từ nhiều

nƣớc trong khu vực châu Á, nhƣng hàng Việt Nam đang đƣợc ngƣời tiêu dùng

Myanmar đón nhận. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm hiểu hơn thị

trƣờng này để thâm nhập.

Nắm bắt đƣợc điều này, công ty TNHH TM & DV Thiện Chí đã mạnh dạn

đầu tƣ xuất khẩu mặt hàng chủ lực là két sắt đạt chất lƣợng và đa dạng mẫu mã đến

với ngƣời tiêu dùng Myanmar. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc tại công ty thì

Khóa Luận Tốt Nghiệp 2 Khoa Quản Trị Kinh Doanh

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu SVTH: Bùi Thị Quỳnh Nhƣ

tôi nhận thấy hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trƣờng này vẫn chƣa hoàn

thiện, cần có những định hƣớng cũng nhƣ các giải pháp cấp thiết để công ty có thể

khai thác hết đƣợc tiềm năng của thị trƣờng đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh

trên thƣơng trƣờng quốc tế.

Và đó lý do mà tôi chọn đề tài:

“Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trƣờng tiềm năng

Myanmar của công ty TNHH TM & DV Thiện Chí”.

2. Tình hình nghiên cứu

Để thực hiện LV này tôi đã tiếp cận, nghiên cứu các tài liệu có liên quan trực

tiếp và gián tiếp đến đề tài luận văn: “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt

sang thị trƣờng tiềm năng Myanmar của công ty TNHH TM & DV Thiện Chí”

 Đinh Ngọc Tuấn (2004). “Rủi ro và các giải pháp hạn chế rủi ro trong

kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam”.

Nghiên cứu trình bày những khái niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh

xuất nhập khẩu, phân loại rủi ro. Đồng thời nêu lên thực trạng rủi ro trong hoạt

động kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam nhƣ: rủi ro ký kết, thực hiện hợp đồng,

rủi ro trong lựa chọn phƣơng pháp thanh toán, rủi ro trong vận chuyển hàng hóa, rủi

ro bảo hiểm,... Ngoài ra còn nêu lên các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong

hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

 Nguyễn Thị Hà Trang (2010). “Những yếu tố tác động đến kim ngạch xuất

khẩu các nhóm hàng của Việt Nam”.

Nghiên cứu tập trung nhằm tìm ra những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng tới hoạt

động xuất khẩu các nhóm hàng hoá của Việt Nam với các đối tác chính, trên cơ sở

đó đƣa ra những biện pháp đẩy mạnh tác động tích cực cũng nhƣ hạn chế các tác

động tiêu cực từ các nhân tố đó nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam, tạo đà phát triển kinh tế theo mô hình đã chọn.

 Aparna Bharadwaj, Doyglas Jackson, Vaishali Rastogi, và Tuomas

Rinne (12/2013). “Việt Nam và Myanmar. Thị trường tăng trưởng mới tại Đông

Nam Á ”.

Nghiên cứu này mô tả về thị trƣờng rộng mở của Việt Nam và Myanmar đồng

thời phác họa rõ nét về đặc trƣng của các khách hàng tiềm năng tại hai thị trƣờng

này. Đặc biệt thông qua thông qua các số liệu kết hợp biểu đồ, nghiên cứu đã khái

quát và đƣa ra nhận xét, các phƣơng hƣớng tiếp cận khách hàng mục tiêu của hai thị

Khóa Luận Tốt Nghiệp 3 Khoa Quản Trị Kinh Doanh

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu SVTH: Bùi Thị Quỳnh Nhƣ

trƣờng này giúp cho các nhà quản trị đề ra những chiến lƣợc thâm nhập một cách

hiệu quả.

3. Mục đích nghiên cứu

-Thứ nhất là để nắm bắt đƣợc hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng Myanmar

tại Công ty TNHH TM & DV Thiện Chí.

-Thứ hai, nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến thực

hiện hoạt động xuất khẩu.

-Thứ ba, tìm giải pháp để cải tiến, hoàn thiện, nâng cao hoạt động xuất khẩu

của công ty trong thời gian sắp tới nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

-Thu thập tài liệu lý thuyết về hoạt động xuất khẩu của 1 công ty.

- Thu thập số liệu về hoạt động xuất khẩu két sắt sang Myanmar của Công ty

TNHH TM & DV Thiện Chí.

- Nhận xét, đánh giá những thành công cần phải phát huy; những tồn tại yếu

kém cần khắc phục; tìm hiểu nguyên nhân,nhân tố tác động đến hoạt động xuất

khẩu của Công ty TNHH TM & DV Thiện Chí.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt dộng xuất khẩu sang

Myanmar của Công ty TNHH TM & DV Thiện Chí.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập thông tin:

Nghiên cứu tại bàn: đây là phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết qua việc tổng

hợp các lý thuyết, số liệu phục vụ nghiên cứu, so sánh, thống kê, tìm hiểu về các

khái niệm, định nghĩa.

Phƣơng pháp chuyên gia: đây là phƣơng pháp hỏi ý kiến thực tế các quản lý

trực tiếp từ đó xin ý kiến xây dựng mang tính đổi mới.

 Phương pháp xử lý thông tin:

Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình kinh doanh xuất khẩu

két sắt sang Myanmar tại công ty trong thời gian nghiên cứu.

Phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh kết quả đạt đƣợc nhằm đánh giá hiệu

quả hoạt động

Khóa Luận Tốt Nghiệp 4 Khoa Quản Trị Kinh Doanh

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu SVTH: Bùi Thị Quỳnh Nhƣ

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu

Bài luận văn tốt nghiệp này hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ để Công ty

TNHH TM & DV Thiện Chí nhận định đƣợc tiềm năng của thị trƣờng Myanmar và

khả năng xuất khẩu của công ty. Từ đó, công ty có những phƣơng án chiến lƣợc

kinh doanh để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại thị trƣờng này.

Dự kiến bài luận văn này sẽ đƣợc hội đồng đánh giá đạt kết quả từ loại khá trở

lên.

7. Kết cấu của ĐA/KLTN

Gồm 3 chƣơng:

-Chương 1: Cơ sở lý luận - Trình bày các lý thuyết, khái niệm về xuất khẩu

cũng nhƣ các nhân tố tác động, ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu. Khái quát

chung về quan hệ Việt Nam-Myanmar và cơ hội khi cộng đồng kinh tế Asean đƣợc

hình thành.

-Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường Myanmar

của công ty Thiện Chí - Giới thiệu chung về tình trạng hoạt động kinh doanh cũng

nhƣ quá trình hình thành và phát triển của công ty. Trong đó, cũng nêu rõ về thực

trạng tổ chức xuất khẩu hàng qua Myanmar tại công ty bên cạnh những thuận lợi và

khó khăn. Đánh giá chung về các tồn tại và thành tựu mà công ty đạt đƣợc trong

hoạt động xuất khẩu.

-Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường

Myanmar - Nối tiếp chƣơng 2, trọng tâm đƣa ra những giải pháp giải quyết hạn chế

ở chƣơng trƣớc đồng thời cũng đề ra một số định hƣớng phát triển cho công ty trong

thời gian tới.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 5 Khoa Quản Trị Kinh Doanh

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu SVTH: Bùi Thị Quỳnh Nhƣ

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Hoạt động xuất khẩu của 1 công ty

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ vƣợt qua biên giới quốc gia trên cơ

sở dùng tiền tệ làm đơn vị thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một

quốc gia hoặc đối với cả hai quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động rất cơ bản của kinh tế

đối ngoại, đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển.

Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác đƣợc lợi thế của các quốc gia

trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Hoạt động

xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với nhiều loại hàng hoá

khác nhau, phạm vi hoạt động xuất khẩu rất rộng cả về không gian và thời gian.

1.1.2 Vai trò xuất khẩu đối với công ty

Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hƣớng vƣơn ra thị trƣờng

quốc tế là một xu hƣớng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất

khẩu là một trong những con đƣờng quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế

hoạch bành trƣớng, phát triển, mở rộng thị trƣờng của mình:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng tiêu thụ

sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh

nghiệp không chỉ đƣợc các khách hàng trong nƣớc biết đến mà còn có mặt ở thị

trƣờng nƣớc ngoài.

- Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng

cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật

liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.

- Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng

nhƣ các đơn vị tham gia nhƣ: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng

xuất khẩu các thị trƣờng mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.

- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công

tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu

kỳ sống của một sản phẩm.

- Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham

gia xuất khẩu trong và ngoài nƣớc. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các

doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lƣợng hàng hoá xuất khẩu, các

Khóa Luận Tốt Nghiệp 6 Khoa Quản Trị Kinh Doanh

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu SVTH: Bùi Thị Quỳnh Nhƣ

doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết

kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.

- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút đƣợc nhiều lao động bán

ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu nhập

ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu

a) Xuất khẩu tại chỗ:

- Khái niệm: Đây là hình thức hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bán cho

thƣơng nhân nƣớc ngoài nhƣng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo

chỉ định của thƣơng nhân nƣớc ngoài.

- Đặc điểm:

+ Hợp đồng ký kết phải là hợp đồng ngoại thƣơng.

+ Nơi giao, nhận: Trong hợp đồng phải có điều khoản giao, nhận hàng tại

Việt Nam và ghi rõ tên, địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ.

+ Phƣơng thức thanh toán: Trong hợp đồng phải có điều khoản quy định

thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển dổi qua ngân hàng.

+ Đối tƣợng: Là hàng hóa bán cho thƣơng nhân nƣớc ngoài, nhƣng theo chỉ

định của thƣơng nhân nƣớc ngoài giao cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

+ Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan về xuất khẩu

tại chỗ.

+ Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải báo cáo cơ quan

Thuế sở tại và cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ về tình

hình, số liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

+ Về thuế GTGT: hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có thuế GTGT là 0%.

+ Về thuế xuất khẩu: nộp theo quy định của Luật thuế xuất khẩu và biểu thuế

xuất khẩu hiện hành.

- Ưu điểm:

+ Giúp tiết kiệm đƣợc một phần chi phí nhƣ cƣớc vận chuyển, bảo hiểm hàng

hóa khi đi đƣờng xa.

+ Tăng kim ngạch xuất khẩu.

+ Giảm rủi ro kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Hạn chế: Thủ tục khá phức tạp.

- Điều kiện áp dụng:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!