Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn cho sinh viên khối Kinh tế, Kỹ thuật
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
843.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1745

Dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn cho sinh viên khối Kinh tế, Kỹ thuật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Mục tiêu giáo dục đại học

Xu hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay với mục tiêu là hướng vào phát

triển năng lực người học trong đó có năng lực vận dụng vào TT.

1.2. Vai trò của Xác suất - Thống kê trong thực tiễn

Xác suất - Thống kê (XSTK) là một ngành khoa học Toán học (TH) hiện đại. Nó

xuất phát từ các hiện tượng trong đời sống thực tiễn (TT), hình thành và phát triển rất

nhanh nhằm phục vụ các nhu cầu của TT.

1.3. Thực trạng việc dạy học XSTK ở trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật:

Việc dạy TT ở các trường Đại học khối Kinh tế, Kĩ thuật chưa được chú trọng ,

giảng viên (GV) còn lúng túng: Việc giảng dạy chú trọng nhiều đến lý thuyết trừu tượng

chưa cung cấp cách tiếp cận cho các mô hình thực tế đa dạng, chưa có những biện pháp

sư phạm phù hợp với đối tượng sinh viên (SV), SV chưa làm chủ các kiến thức để có thể

sử dụng chúng trong cuộc sống , SV thấy kiến thức lý thuyết trong nhà trường xa vời với

thực tế hàng ngày.

Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới chương trình giảng dạy

và đề ra được một số biện pháp dạy học XSTK theo hướng tăng cường vận dụng TH vào

TT đối với SV các trường Đại học khối Kinh tế, Kĩ thuật, chúng tôi chọn đề tài “Dạy

học Xác suất - Thống kê theo hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn

cho sinh viên khối Kinh tế, Kỹ thuật” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một số nghiên cứu về giảng dạy theo hướng tăng cường vận dụng TH vào TT:

Hội nghị toàn thế giới lần thứ nhất về dạy Toán năm 1969 tại Liông Pháp. Hội nghị

lần thứ hai được năm 1972 tại thành phố Exeter (Anh) và lần thứ ba năm 1976 tại thành

phố Karlsruhe của CHLB Đức. Theo "Pháp lệnh về mục tiêu giáo dục Hoa kì năm 2000",

trong số 8 mục tiêu đưa ra có 2 mục tiêu hàm chứa yêu cầu cao về năng lực vận dụng của

học sinh: "Tất cả học sinh học hết các lớp 4, 8 và 12 phải có năng lực ứng dụng thực tế,

độc lập suy nghĩ …có khả năng tiếp nhận các công việc trong đời sống hiện đại...

Một số công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề dạy học theo hướng tăng

cường vận dụng TH vào TT:

2

Công trình“Tâm lý năng lực Toán học của học sinh” (1968) của Kơrutecxki

(Nga) đã xác định khái quát cấu trúc năng lực TH của học sinh làm căn cứ cho các

nghiên cứu về nâng cao năng lực vận dụng TH vào TT cho người học; Công trình:

“Về toán học phổ thông và những xu hướng phát triển” (1980), tác giả Maxlôva G.G

đã khẳng định vấn đề tăng cường các ứng dụng TH là xu thế chung của cải cách giáo

dục TH ở nhiều nước trên thế giới trong những thập kỷ gần đây; Công trình nghiên

cứu:“Toán học và sự phát triển của TH trong thế giới hiện đại”(1985), Gnhedenko

đã chỉ ra những xu hướng phát triển và vận dụng TH trong điều kiện của nền kinh tế

tri thức; Trong nghiên cứu: “Dạy học Toán” của Xtôlia A.A, tác giả thiên về quan

điểm: Dạy học Toán chính là dạy cho học sinh biết thực hiện các hoạt động TH bắt

đầu từ tổ chức thu thập các tài liệu kinh nghiệm, tổ chức lôgíc các tài liệu đã thu được

và tổ chức ứng dụng... Wilbert J. McKeachie (Anh) và các cộng sự với công trình

“Những thủ thuật trong Dạy học” (2002) trình bày các chiến lược, các nghiên cứu và

lý thuyết về dạy học dành cho các GV và Cao đẳng…;

Một số nghiên cứu về vấn đề giảng dạy XSTK

- Nhiều hội nghị quốc tế toán học đã thảo luận về vấn đề dạy học XSTK không

chỉ ở bậc đại học mà còn cả ở bậc trung học phổ thông.

Một số công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề giảng dạy XSTK cũng đã

đạt được nhiều thành tựu: Parzysz tập trung nghiên cứu vấn đề dạy XSTK ở Pháp từ

năm 1965 đến nay; Trong dự án “Xác suất liên kết” (1993-1994). Uriwilensky và

các cộng sự của mình đã đặt mục tiêu khám phá cách thức cho người học phát triển

nhận thức trực giác của những khái niệm cốt lõi của XS. Artaud M. (1993) đã thực

phân tích lịch sử TH và kinh tế học để chỉ ra rằng việc tạo ra các tri thức kinh tế

thường gắn liền với những cuộc điều ta TH, nghiên cứu cho thấy quan hệ mật thiết

giữa kinh tế học và TH, đặc biệt là với XSTK. Briand J. (2005), nghiên cứu một tình

huống tiếp cận các quy luật ngẫu nhiên ở bậc trung học phổ thông…

2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Từ năm học 2006-2007 XSTK đã được đưa vào chương trình TH Trung học

phổ thông trong phạm vi cả nước. Và hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong đó

có đại học khối ngành kinh tế, kỹ thuật XSTK được đưa vào là môn học bắt buộc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!