Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học xác suất - thống kê ở trường đại học y
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÀO HỒNG NAM
DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
TP. HỒ CHÍ MINH, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÀO HỒNG NAM
DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y
Chuyên ngành : Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số : 62.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS LÊ THỊ HOÀI CHÂU
PGS.TS ALAIN BIREBENT
TP. HỒ CHÍ MINH, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1
1.1. Vai trò của Xác suất – Thống kê trong y học ...............................................1
1.2. Xác xuất – Thống kê trong đào tạo cán bộ y tế ở Việt Nam ........................3
1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên chủ đề "DH Xác suất –Thống kê" ......5
1.4. Định hƣớng nghiên cứu của chúng tôi........................................................11
2. LỰA CHỌN CÔNG CỤ LÝ THUYẾT............................................................12
3. MỤC TIÊU, PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................12
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.............................................................................16
5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ............................................................16
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .......................................................17
7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN....................................................................................18
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................19
1.1. DIDACTIC TOÁN......................................................................................19
1.1.1. Tổng quan về các công cụ lý thuyết đặc trƣng của Didactic Toán..........20
1.1.2. Hợp thức hóa ngoại vi và hợp thức hóa nội tại........................................21
1.2. YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG TRONG DIDACTIC TOAN.............................25
1.3. THUYẾT NHÂN HỌC TRONG DIDACTIC TOÁN................................26
1.3.1. Tri thức và thể chế ...................................................................................27
1.3.2. Sự chuyển hóa sƣ phạm (transposition didactique).................................27
1.3.3. Quan hệ thể chế và quan hệ cá nhân với một đối tƣợng tri thức .............29
1.3.4. Tổ chức toán học: một công cụ phân tích quan hệ thể chế......................30
1.3.5. Tổ chức didactic: một công cụ phân tích thực hành DH của GV............32
1.4. HỢP ĐỒNG DH..........................................................................................35
1.5. SAI LẦM VÀ HỢP ĐỒNG DH..................................................................37
1.6. ĐỒ ÁN DH..................................................................................................38
1.6.1. Khái niệm đồ án DH................................................................................38
1.6.2. Chức năng kép của đồ án DH..................................................................39
1.6.3. Các pha khác nhau của việc nghiên cứu một đồ án DH.........................39
1.7. PHÂN TÍCH TRI THỨC LUẬN TRONG DIDACTIC TOÁN .................42
1.7.1. Về thuật ngữ phân tích tri thức luận ........................................................42
1.7.2. Lợi ích của phân tích tri thức luận...........................................................43
1.8. VẤN ĐỀ MÔ HÌNH HÓA TRONG DH TOÁN ........................................46
1.8.1. Về các thuật ngữ mô hình hóa, mô hình và mô hình toán học ................46
1.8.2. Quá trình mô hình hóa .............................................................................47
1.9. KẾT LUẬN chƣơng 1 .................................................................................49
CHƢƠNG 2. XÁC SUẤT – THỐNG KÊ VÀ Y HỌC TỪ TOÁN HỌC
ĐẾN NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ĐẦU TIÊN...........50
2.1. NHỮNG ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA XS-TK TRONG
NGHIÊN CỨU Y HỌC ...............................................................................51
2.1.1. Chọn mẫu.................................................................................................52
2.1.2. Ƣớc lƣợng khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết thống kê..................52
2.1.3. Tƣơng quan và hồi quy............................................................................53
2.1.4. Các mô hình nghiên cứu trong y học.......................................................54
2.2. THỰC TIỄN SỬ DỤNG XS-TK: MỘT SỐ SAI LẦM TÌM THẤY............60
2.2.1. Không đảm bảo nguyên tắc lấy mẫu .......................................................60
2.2.2. Bỏ qua điều kiện của các phép kiểm định ...............................................61
2.2.3. Biến đổi và phân nhóm biến số không theo quy luật...............................64
2.2.4. Sai sót trong phân tích tƣơng quan ..........................................................64
2.2.5. Ý nghĩa thống kê và ý nghĩa lâm sàng.....................................................66
2.2.6. Thiết kế nghiên cứu không có nhóm chứng ............................................67
2.3. XS-TK TRONG CHẨN ĐOÁN – ĐIỀU TRỊ ...............................................69
2.3.1. Độ chính xác của một XN .......................................................................69
2.3.2. Giá trị tiên đoán .......................................................................................72
2.3.3. Mô hình ngƣỡng ......................................................................................72
2.4. MỘT NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN DẠY HỌC MÔ HÌNH NGƢỠNG.......74
2.4.1. Các praxéologie cần dạy..........................................................................74
2.4.2. Phân tích thực tế DH................................................................................78
2.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................81
CHƢƠNG 3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ VÀ PHÂN PHỐI
CHUẨN: MỘT PHÂN TÍCH TRI THỨC LUẬN .......................83
3.1. PHÂN TÍCH TRI THỨC LUẬN VỀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT TK.......83
3.1.1. Kiểm định giả thuyết thống kê trong lịch sử.........................................85
3.1.2. Mô hình kiểm định giả thuyết thống kê đƣợc sử dụng trong y học
hiện nay .................................................................................................90
3.2. PHÂN TÍCH TRI THỨC LUẬN VỀ PHÂN PHỐI CHUẨN .......................91
3.2.1. Lịch sử hình thành khái niệm PPC ..........................................................92
3.2.2. Các giai đoạn nảy sinh và phát triển......................................................102
3.2.3. Phạm vi tác động, bài toán và đối tƣợng liên quan ...............................105
3.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................106
CHƢƠNG 4. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ VÀ PHÂN
PHỐI CHUẨN: MỘT NGHIÊN CỨU THỂ CHẾ ..................108
4.1. XS-TK TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH Y......................110
4.1.1. XS-TK trong chƣơng trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định....110
4.1.2. Chƣơng trình XS-TK ở Đại học Y dƣợc Tp HCM...............................111
4.2. PHÂN TÍCH GIÁO TRÌNH V1 VÀ SÁCH BÀI TẬP V2..........................113
4.2.1. PPC trong XS.........................................................................................114
4.2.2. PPC trong ƣớc lƣợng khoảng tin cậy.....................................................118
4.2.3. PPC trong KĐ giả thuyết TK nói chung................................................119
4.2.4. PPC trong bài toán KĐ giả thuyết TK về hai tỷ lệ ................................122
4.2.5. PPC và bài toán KĐ giả thuyết về hai trung bình..................................127
4.2.6. Những tổ chức toán học liên quan đến KĐ giả thuyết TK....................133
4.2.7. Nhận xét về phần KĐ giả thuyết TK trong V1 và V2 ...........................134
4.3. CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA QUAN HỆ THỂ CHẾ R(IF, O).........................135
4.3.1. Những điểm giống nhau ........................................................................136
4.3.2. Những điểm khác nhau..........................................................................137
4.4. Các ĐẶC TRƢNG CỦA QUAN HỆ THỂ CHẾ R(IA, O)...........................144
4.4.1. Sự giống nhau ........................................................................................146
4.4.2. Sự khác nhau..........................................................................................147
4.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.............................................................................150
CHƢƠNG 5. NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH DẠY HỌC CỦA
GIẢNG VIÊN VÀ QUAN HỆ CÁ NHÂN CỦA SINH
VIÊN VỚI ĐỐI TƢỢNG O .........................................................152
5.1. NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ...............152
5.1.1. TỔ CHỨC TOÁN HỌC CẦN DẠY VÀ ĐƢỢC DẠY........................153
5.1.2. TỔ CHỨC DIDACTIC..........................................................................153
5.2. THỰC NGHIỆM KIỂM CHỨNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC................162
5.2.1. Mô tả thực nghiệm.................................................................................162
5.2.2. Phân tích tiên nghiệm ............................................................................163
5.2.3. Phân tích tiên nghiệm bài toán 1............................................................166
5.2.4. Phân tích tiên nghiệm bài toán 2............................................................169
5.2.5. Phân tích hậu nghiệm.............................................................................172
5.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 5.............................................................................173
CHƢƠNG 6. CÁC GIẢI PHÁP SƢ PHẠM VÀ NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM.........................................................................175
6.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................................175
6.1.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................175
6.1.2. Kết quả phân tích tri thức luận ..............................................................175
6.1.3. Kết quả phân tích quan hệ thể chế, quan hệ cá nhân .............................176
6.2. CÁC GIẢI PHÁP SƢ PHẠM ......................................................................176
6.2.1. Giải pháp 1 .............................................................................................176
6.2.2. Giải pháp 2.............................................................................................176
6.2.3. Giải pháp 3.............................................................................................177
6.2.4. Giải pháp 4.............................................................................................177
6.2.5. Giải pháp 5.............................................................................................177
6.3. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU RÚT RA TỪ PHÂN TÍCH TRI THỨC
LUẬN VỀ KĐ GIẢ THUYẾT TK ..............................................................178
6.4. XÂY DỰNG ĐỒ ÁN...................................................................................179
6.4.1. Các bài toán cơ sở của đồ án .................................................................179
6.4.2. Dàn dựng kịch bản.................................................................................180
6.4.3. Phân tích tiên nghiệm bài toán 1 và 2....................................................181
6.5. PHÂN TÍCH HẬU NGHIỆM ......................................................................182
6.5.1. Tình huống 1 .........................................................................................183
6.5.2. Tình huống 2..........................................................................................187
6.5.3. Tình huống 3..........................................................................................189
6.6. KẾT LUẬN CHƢƠNG 6.............................................................................190
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN ...............................................................................191
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ..........................................193
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................194
A. Tiếng Việt ....................................................................................................194
B. Tiếng Anh ....................................................................................................199
C. Tiếng Pháp ...................................................................................................202
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nồng độ CRP............................................................................................53
Bảng 2.2. Kết quả thử nghiệm vaccine cúm .............................................................59
Bảng 2.3. Hàm lƣợng huyết sắc tố và Na+ trƣớc và sau mổ......................................62
Bảng 2.4. Kết quả XN máu và nƣớc tiểu .................................................................71
Bảng 3.1. Các mức ý nghĩa giữa năm 1837 và 1908 ................................................87
Bảng 4.1. Phân phối chƣơng trình XS-TK..............................................................112
Bảng 4.2. Bảng phân phối XS của biến ngẫu nhiên X............................................114
Bảng 4.3. Các kiểu nhiệm vụ và kỹ thuật liên quan đến phép kiểm u và t.............133
Bảng 4.4. Phân phối chƣơng trình XS-TK trong V1 và F ......................................136
Bảng 4.5. Sự khác nhau giữa 3 giáo trình V1, F và A ............................................150
Bảng 5.1. Kết quả TK các chiến lƣợc đƣợc sử dụng ..............................................173
Bảng 6.1. Kết quả thực nghiệm bài toán 1 và 2 ......................................................183
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Hệ thống tối tiểu cần nghiên cứu.............................................................20
Sơ đồ 1.2. Tác động phản hồi của môi trƣờng.........................................................26
Sơ đồ 1.3. Sự chuyển hóa sƣ phạm giữa các cấp độ tri thức ....................................27
Hình 1.1. Các mảnh ghép trên miếng bìa hình chữ nhật...........................................40
Sơ đồ 1.4. Quá trình mô hình hóa .............................................................................49
Hình 2.1. Mô hình ngƣỡng P - K ..............................................................................73
Hình 3.1. Phân phối chuẩn .......................................................................................86
Sơ đồ 4.1. Phân bố các phép kiểm trong V1...........................................................141
Sơ đồ 4.2. Phân bố các phép kiểm trong F..............................................................142
Hình 5.1. Biểu đồ nồng độ HbA1c, nhóm 1 ...........................................................167
Hình 5.2. Biểu đồ nồng độ HbA1c, nhóm 2 ...........................................................167
Hình 5.3. Biểu đồ nồng độ lysozyme nhóm 1.........................................................170
Hình 5.4. Biểu đồ nồng độ lysozyme nhóm 2.........................................................170
Hình 5.5. DL hoán chuyển Y1 = ln(X1) .................................................................171
Hình 5.6. DL hoán chuyển Y2 = ln(X2) .................................................................171
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
DH Dạy học
DL Dữ liệu
GV Giảng viên
HS Học sinh
KĐ Kiểm định
PPC Phân phối chuẩn
SV Sinh viên
TK Thống kê
XN Xét nghiệm
XS Xác suất
XS-TK Xác suất - Thống kê
tr Trang
Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Vai trò của Xác suất – Thống kê trong y học
Y học – một khoa học thực nghiệm không thể thiếu công cụ Xác suất – Thống kê
Bản chất của các chẩn đoán trong y học luôn bao hàm ý nghĩa xác suất (XS).
Khi khám bệnh, thông qua việc khám lâm sàng, bác sĩ sẽ nhận định ngƣời đến khám
bị bệnh B với một giá trị XS nào đó, XS này gọi là XS tiền nghiệm. Nếu XS này
vẫn chƣa đủ để khẳng định hoặc loại trừ bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm
(XN) để hỗ trợ chẩn đoán. Dữ liệu (DL) từ các XN mang lại, từ các dữ kiện y học,
từ kinh nghiệm lâm sàng, từ thông tin của bệnh nhân, … kết hợp với các phƣơng
pháp của xác suất - thống kê (XS-TK) sẽ là cơ sở để đƣa ra chẩn đoán đúng và chọn
phƣơng pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Không chỉ thế, các bác sĩ còn phải nghiên cứu và hiểu đƣợc các phƣơng pháp
của XS-TK để có thể đánh giá về độ tin cậy của những kết quả đƣợc trình bày trong
y văn, áp dụng chúng vào điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Họ cần phải biết chẩn
đoán nào là tốt nhất, phƣơng pháp điều trị nào là tối ƣu. Họ phải giải thích đƣợc các
số liệu thống kê (TK) mô tả tình trạng sức khỏe dân số,… Những công việc kể trên
chỉ là một phần nhỏ trong công việc hàng ngày của bác sĩ mà ở đó kiến thức về XSTK luôn cần thiết.
Đối với các nhà nghiên cứu y học, XS-TK cũng là mảng kiến thức không thể
thiếu. Chẳng hạn, trong dịch tễ học, một ngành khoa học nghiên cứu về sức khỏe và
bệnh tật của con ngƣời, XS-TK đƣợc sử dụng để xác định, tìm hiểu và đánh giá các
yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh, xác định chính sách y tế cộng đồng,…
Tóm lại, cũng nhƣ mọi khoa học thực nghiệm khác, các thành tựu của y học
đều là những kết quả nghiên cứu đƣợc hình thành từ việc điều tra hay thử nghiệm
trên một (hoặc một số) mẫu rút ra từ tổng thể. Đặc trƣng đó khẳng định vai trò quan
trọng của XS-TK trong y học.
2
Vai trò của XS - TK trong Y học thực chứng
Thế nhƣng, cái chân lý tƣởng nhƣ hiển nhiên này không phải là đã đƣợc thừa
nhận sớm trong y học.
Suốt nhiều thế kỷ qua cho đến hiện nay, quá trình và phƣơng pháp chẩn đoán,
điều trị bệnh chủ yếu dựa trên mô hình của Aristotle (Nguyễn Văn Tuấn, 2004).
Theo mô hình này, ngƣời thầy thuốc khám lâm sàng dựa trên những triệu chứng mà
bệnh nhân mô tả, sau đó dự đoán khả năng bệnh nhân mang bệnh B nào đó với một
XS ban đầu (XS tiền nghiệm), rồi quyết định phƣơng pháp điều trị. Nếu sau điều trị,
bệnh diễn tiến tốt hoặc khỏi hoàn toàn thì phƣơng pháp điều trị đã thực hiện đƣợc
xem là đúng. Qua nhiều lần điều trị, ngƣời thầy thuốc sẽ rút ra kinh nghiệm cho
mình và truyền thụ cho đồng nghiệp. Nhƣ vậy, phƣơng pháp điều trị theo mô hình
Aristotle chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và ngƣời thầy thuốc thƣờng có khuynh
hƣớng chủ quan vì cảm nhận rằng phƣơng pháp điều trị của mình là tốt, là tối ƣu,
mặc dù có bằng chứng khoa học chứng minh điều ngƣợc lại.
Nhiều phƣơng pháp trị liệu hiện hành không có hiệu nghiệm nhƣ chúng ta tƣởng.
Thậm chí, trong quá trình điều trị, ngƣời thầy thuốc còn có thể gây nên thƣơng tổn cho
bệnh nhân. Nhƣng đó không phải là vấn đề. Vấn đề là những kinh nghiệm của bác sĩ
rút ra từ kinh nghiệm quan sát lâm sàng hàng ngày thƣờng không có độ tin cậy cao.
Thêm vào đó, phần lớn các phƣơng pháp chữa trị trong y học chƣa bao giờ đƣợc kiểm
tra, đánh giá bằng các phƣơng pháp khoa học. Những phƣơng pháp này đƣợc dùng vì
bác sĩ tin rằng chúng có hiệu nghiệm, và cũng nhƣ mọi niềm tin tôn giáo, nó không
dựa vào bằng chứng khoa học. (Nguyễn Văn Tuấn, 2004)
Sự thiếu căn cứ khoa học xác đáng của phƣơng pháp truyền thống dựa vào mô
hình Aristotle đã dẫn đến việc hình thành nên một phƣơng pháp khác, đó chính là
phƣơng pháp y học thực chứng (Evidence-based medicine) (Beth Dawson, Robert
G.Trapp, 2004)
Gần đây, y học thực chứng đã và đang trở thành một cuộc cách mạng trong
nghiên cứu y học, trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây là một phƣơng pháp thực
hành y khoa không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà còn dựa vào các DL y khoa đã
3
đƣợc TK lại hoặc đã đƣợc công bố trên các tạp chí có uy tín về y học, kết hợp giữa
kinh nghiệm lâm sàng với thông tin từ bệnh nhân.
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, về y học thực chứng nhƣng sự hiện diện và phát
triển của phong trào y học thực chứng, tự nó, đã nói lên một sự thật là trong thời đại
thông tin, những ngƣời hành nghề y khoa không còn là những anh hùng hào hiệp nhƣ
thủa xa xƣa. Những thuật chữa trị ngoạn mục ngày càng ít đi. Penicillin cho bệnh sƣng
màng óc, streptomycin cho bệnh lao, salk vaccine cho bệnh Polio, v.v… chỉ là những
viên đạn huyền diệu của quá khứ. Ngày nay, chúng ta chết không phải vì bệnh lao, vì
bệnh truyền nhiễm, mà vì những bệnh nhƣ tim mạch, ung thƣ, những bệnh do nhiều
yếu tố gây nên, và do đó, không dễ gì có đƣợc một viên đạn huyền diệu để chữa trị.
(Nguyễn Văn Tuấn, 2004)
Trong y học thực chứng, việc phân tích DL bằng các mô hình TK đóng một
vai trò then chốt. TK cung cấp cho nhà nghiên cứu một công cụ để phân tích và xử
lí DL, để hiểu và suy diễn ý nghĩa của các sự kiện. Giá trị khoa học và độ tin cậy
của kết luận từ một nghiên cứu không chỉ phụ thuộc vào thiết kế nghiên cứu, mục
đích nghiên cứu, phƣơng pháp đo lƣờng và thu thập DL, … mà còn phụ thuộc một
phần lớn vào việc áp dụng đúng phƣơng pháp TK và các điều kiện cần và đủ của
các phƣơng pháp này.
1.2. Xác xuất – Thống kê trong đào tạo cán bộ y tế ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, y học thực chứng chỉ mới đƣợc chú ý đến trong thời gian gần đây
và chƣa có sự phát triển vững mạnh với những lý do khác nhau. Một mặt, do sự quá
tải của các bệnh viện, bác sĩ ít có thời gian dành cho bệnh nhân, ít có thời gian
nghiên cứu khoa học. Mặt khác, TK học ở nƣớc ta chƣa đƣợc chú ý và đầu tƣ đúng
mức, chƣa có sự kết hợp giữa ngƣời làm TK và ngƣời sử dụng TK trong các lĩnh
vực nghiên cứu. Vì những lý do này mà các đề tài nghiên cứu chƣa đƣợc đánh giá
cao, ít đƣợc ứng dụng trong thực tế và ít có cơ hội xuất hiện trên các tập san
quốc tế.
Nhƣng, lý do quan trọng hơn cả mà chúng tôi nhận ra trên cƣơng vị một giảng
viên (GV) giảng dạy môn XS-TK ở trƣờng Đại học Y Dƣợc Tp HCM là phƣơng
pháp DH XS-TK còn nặng về kiến thức hàn lâm, chủ yếu xoay quanh các kiến thức
cơ bản, chƣa đi sâu khai thác ứng dụng của XS-TK đối với từng chuyên ngành. Hơn
4
thế, theo quy định của chƣơng trình dành cho các trƣờng đại học Y – Dƣợc, XS-TK
đƣợc đƣa vào giảng dạy từ năm thứ nhất, khi mà hầu nhƣ SV chƣa đƣợc trang bị gì
đáng kể về khối kiến thức y học. Điều đó khiến cho GV khó có thể làm cho SV thấy
rõ vai trò của XS-TK trong chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học. Sự bất hợp
lý này khiến SV vừa thiếu động cơ học tập môn học XS-TK, vừa ít hoặc không có
cơ hội sử dụng XS-TK trong chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu.
Hậu quả là nhiều bác sĩ gặp khó khăn khi tiến hành một nghiên cứu y học. Họ
thƣờng phải mời chúng tôi làm tƣ vấn, thậm chí tham gia nghiên cứu cùng họ, giải
quyết giúp họ khâu phân tích DL.
Khó khăn đó còn đƣợc bộc lộ qua nhiều sai lầm tìm thấy trong các công trình
nghiên cứu thuộc lĩnh vực Y học (đã công bố), từ việc chọn mẫu đến việc xử lý DL
và ƣớc lƣợng hay kiểm định (KĐ) giả thuyết TK. Để minh họa, chúng tôi nêu dƣới
đây sai lầm tìm thấy trong một đề tài nghiên cứu khảo sát sự tăng Hcy của bệnh
nhân có huyết khối tắc mạch.
Để so sánh tỷ lệ tăng Hcy giữa 2 nhóm huyết khối động mạch và huyết khối
tĩnh mạch tác giả đề tài đã dựa vào bảng số liệu sau (Bảng 1):
Bảng 1. Tỷ lệ tăng Hcy trên bệnh nhân huyết khối tắc mạch
Bằng cách sử dụng phép kiểm chi bình phƣơng để phân tích DL, tác giả đi đến
kết luận: Tỷ lệ tăng Hcy nhóm huyết khối động mạch cao hơn nhóm huyết khối tĩnh
mạch (p = 0,024).
Theo lý thuyết TK, phép kiểm chi bình phƣơng chỉ có hiệu lực tốt khi có ít
hơn 20% số ô trong bảng tính có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 và không có ô nào có
tần số lý thuyết nhỏ hơn 1. Nếu không thỏa mãn điều này thì phải dùng hiệu chỉnh
Yates hoặc ghép hàng/cột lân cận sao cho tần số lý thuyết không nhỏ hơn 5
(Betty R. KirKwood, 2003).