Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học trực tuyến chủ đề ca dao Việt Nam cho học sinh lớp 10
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG PHƯƠNG THẢO
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHỦ ĐỀ CA DAO VIỆT NAM
CHO HỌC SINH LỚP 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG PHƯƠNG THẢO
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHỦ ĐỀ CA DAO VIỆT NAM
CHO HỌC SINH LỚP 10
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Bích
2. TS. Hoàng Mai Diễn
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Dạy học trực tuyến chủ đề
ca dao Việt Nam cho học sinh lớp 10” dưới sự chỉ dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích
và TS. Hoàng Mai Diễn là kết quả quá trình tôi tự nghiên cứu không sao chép
của bất cứ ai. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực,
khách quan chưa được công bố ở công trình nghiên cứu nào trước đây.
Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả của luận văn
Hoàng Phương Thảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Dạy học trực tuyến chủ đề ca dao Việt Nam cho
học sinh lớp 10”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, tạo điều
kiện của thầy cô, gia đình, bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong
khoa Ngữ văn đã dìu dắt tôi trong suốt những năm tháng học tập. Tôi cũng xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Thị Bích và TS. Hoàng Mai
Diễn - những người đã chu đáo, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài nghiên
cứu này.
Cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người đã luôn dành cho tôi sự động viên, khích lệ, chia sẻ những khó khăn
trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sẽ
nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để công trình
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
Danh mục biểu đồ................................................................................................ v
MỞ ĐẦU............................................................................................................. v
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 17
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 18
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 18
6. Giải thuyết khoa học...................................................................................... 19
7. Bố cục của đề tài............................................................................................ 19
NỘI DUNG....................................................................................................... 20
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN CHỦ ĐỀ CA DAO CHO HỌC SINH LỚP 10............................... 20
1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................ 20
1.1.1. Dạy học chủ đề ........................................................................................ 20
1.1.2. Dạy học trực tuyến................................................................................... 22
1.1.3. Thể loại ca dao......................................................................................... 41
1.1.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 10 trung học phổ thông ............... 47
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 50
1.2.1. Những quy định, hướng dẫn về dạy học trực tuyến ................................ 50
1.2.2. Thực tiễn việc dạy học trực tuyến ca dao ở trường phổ thông................ 52
1.2.3. Đánh giá thực tiễn về dạy học trực tuyến................................................ 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 59
iv
Chương 2: CÁCH THỨC DẠY HỌC TRỰC TRUYẾN CHỦ ĐỀ CA
DAO VIỆT NAM CHO HỌC SINH LỚP 10................................................ 60
2.1. Những yêu cầu đối với bài học................................................................... 60
2.1.1. Yêu cầu về mục tiêu ................................................................................ 60
2.1.2. Yêu cầu về nội dung ................................................................................ 60
2.1.2. Yêu cầu về phương pháp, hình thức tổ chức bài học .............................. 61
2.1.3. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh .................................................... 62
2.1.4. Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá ................................................................. 62
2.2. Quy trình thiết kế bài học trực tuyến chủ đề ca dao................................... 64
2.3. Cách thức tổ chức bài học trực tuyến chủ đề ca dao .................................. 93
2.3.1. Dạy học trực tuyến hoàn toàn (Online learning)..................................... 93
2.3.2. Dạy học trực tuyến kết hợp (Blended learning)...................................... 93
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 95
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 96
3.1. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm......................................... 96
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................. 96
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................ 97
3.1.3. Nguyên tắc thực hiện............................................................................... 97
3.2. Tổ chức thực nghiệm................................................................................... 97
3.2.1. Thời gian thực nghiệm ............................................................................. 97
3.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................... 97
3.3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm ............................................ 98
3.3.1. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 98
3.3.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm............................................................. 99
3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................. 100
3.4.1. Phản hồi chung từ phiếu hỏi.................................................................. 100
3.4.2. Những nhận xét và đánh giá bước đầu ................................................... 104
3.5. Một số đề xuất, kiến nghị ......................................................................... 105
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 106
KẾT LUẬN..................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 108
v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Minh họa việc áp dụng dạy học trực tuyến chủ đề ca dao............ 54
Biểu đồ 1.2. Thái độ của học sinh khi học văn dưới hình thức học trực
tuyến theo chủ đề ............................................................................. 55
Biểu đồ 1.3. Minh họa nhu cầu dạy - học trực tuyến chủ đề ca dao cho học
sinh lớp 10........................................................................................ 56
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, bối cảnh hội nhập toàn cầu đã và đang có
những tác động lớn đến sự phát triển của xã hội. Theo xu hướng quốc tế hóa,
giáo dục Việt Nam cũng đang “chuyển mình” từ nền giáo dục chú trọng vào
mục tiêu truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục theo định hướng tiếp cận năng
lực. Dạy học được mở rộng cả về phạm vi và đối tượng, đáp ứng nhu cầu cũng
như điều kiện của đông đảo người học. Các hình thức giáo dục mới ra đời là hệ
quả tất yếu từ xã hội hiện đại, trong đó học tập trực tuyến trên nền tảng công
nghệ thông tin được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện dụng và hiệu quả cao mà
nó mang lại.
1.2. Trực tuyến là một phương thức dạy học tích cực, mới mẻ dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông. Với phương thức này, việc học trở nên
linh hoạt, đa dạng và hấp dẫn, kích thích được sự hứng thú, chủ động của người
học. Kiến thức có thể được lĩnh hội ở bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu phù hợp với
hoàn cảnh, năng lực, cá tính, nhu cầu công việc riêng của bản thân… chỉ cần
phương tiện máy tính, hay điện thoại và mạng Internet. Bài học trực tuyến có
khả năng cung cấp một lượng ngữ liệu phong phú hơn ngữ liệu trong sách giáo
khoa, đồng thời thể hiện được hệ thống yêu cầu học tập cụ thể dành cho học
sinh dưới nhiều dạng thức, để các em tự giác hoạt động, không bó buộc theo
phương pháp giảng truyền thống. Với những ưu điểm đó, học tập trực tuyến
đang ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển. Đặc biệt,
trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực đối mặt với đại dịch Covid-19 những ngày
vừa qua, học trực tuyến đã trở thành phương thức học tập được lựa chọn hàng
đầu trong giáo dục như một giải pháp để “tạm dừng đến trường nhưng không
dừng học”. Tuy nhiên, dạy và học trực tuyến như thế nào để đạt hiệu quả cao
nhất vẫn là câu hỏi lớn mà giáo dục đặt ra.
2
1.3. Đối với môn Ngữ văn, mục tiêu giáo dục theo chương trình mới là
giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người,
có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn, có tinh
thần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế. Chương
trình hướng đến hình thành cho học sinh phẩm chất và những năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực
ngôn ngữ và văn học, rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, có hệ thống
kiến thức phổ thông nền tảng về Tiếng Việt, phát triển tư duy hình tượng và tư
duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hóa, biết
tạo lập các văn bản thông dụng, biết tiếp nhận và đánh giá các văn bản văn học,
các giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống. Như vậy, để tổ chức hiệu quả một giờ học
Ngữ văn trên lớp mà trong đó học sinh giữ vai trò làm chủ quá trình nhận thức
quả thật là không dễ dàng. Giáo viên cần tích hợp đa dạng các phương pháp dạy
học, trong đó hình thức dạy học trực tuyến theo chủ đề là một định hướng mới
đem lại hiệu quả giáo dục cao.
1.4. Trong tiến trình văn học Việt Nam, văn học dân gian ra đời sớm và
phát triển bền lâu theo suốt chiều dài lịch sử. Bộ phận văn học này không chỉ có
vai trò cội nguồn, mà còn phản ánh chân thực tâm tư, tình cảm và những phẩm
chất tốt đẹp của người dân Việt. Ca dao là thể loại tiêu biểu của văn học dân
gian, được chọn lựa đưa vào giảng dạy (một số văn bản) trong chương trình
Ngữ văn lớp 10. Bài học này cung cấp tri thức và có giá trị giáo dục thẩm mĩ
cao đối với học sinh. Bởi thế, trên cơ sở chương trình hiện hành, nó rất cần
được đầu tư thiết kế giảng dạy dưới những hình thức và phương pháp mới để
đem lại hiệu quả học tập tốt nhất. Dạy học ca dao không đơn thuần chỉ để cung
cấp ngữ liệu văn bản, không chỉ để đọc hiểu ý nghĩa của từng câu ca mà còn
phải bồi đắp tình yêu quê hương, khơi dậy ý thức gìn giữ những nét đẹp văn
hóa truyền thống trái tim mỗi học trò.
3
Với những lí do trên và hy vọng có thể đóng góp một tài liệu tham khảo
hữu ích, thiết thực, mới mẻ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập phần
văn học dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn, chúng tôi lựa chọn đề
tài: “Dạy học trực tuyến chủ đề ca dao Việt Nam cho học sinh lớp 10” để
nghiên cứu và thực nghiệm.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử ứng dụng dạy học trực tuyến
2.1.1. Ứng dụng trên thế giới
Thuật ngữ “dạy học trực tuyến” xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10 năm
1999 trong một hội nghị Quốc tế về CBT (Computer - Based Training). Từ thời
điểm đó, các cụm từ như "online learning", "virtual learning" hay “e-learning” bắt
đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Có thể nói, kết hợp các từ cụm từ "online
learning" hay "virtual learning" (học tập ảo), E-learning mô tả một cách đầy đủ về
một môi trường học tập chuyên nghiệp. Trong đó, người học có thể tương tác với
môi trường học tập trực tuyến thông qua Internet hoặc các phương tiện truyền
thông điện tử khác (intranet, extranet, truyền hình tương tác, CD-Rom, vv).
Rất lâu trước khi Internet ra đời, các khóa học từ xa đã được Isaac Pitman
mang đến vào những năm 1840. Isaac
Pitman là một giáo viên có trình độ và
giảng dạy ở một trường tư ở Vương Quốc
Anh. Ông đã dạy các học sinh của mình
phương pháp viết tốc ký thông qua hệ
thống mail (tốc ký có thể hiểu là một hình
thức viết tắt, một phương pháp viết ngắn
gọn hơn so với cách viết một ngôn ngữ
thông thường). Pitman gửi các bài tập của
mình cho các học sinh của ông qua hệ
thống mail và nhận lại các kết quả mà các học sinh đã hoàn thành.
Sir Isaac Pitman (1813 - 1897)
4
Trong năm 1924, các máy thử nghiệm đầu tiên được phát minh. Thiết bị
này cho phép học sinh tự kiểm tra. Sau đó, vào năm 1954, BF Skinner - một
giáo sư Đại học Harvard đã phát minh ra “teaching machine” (máy giảng dạy),
trong đó cho phép các trường học dùng các chương trình để quản lý hướng dẫn
học sinh của mình. Tuy nhiên cho đến năm 1960, các chương trình đào tạo dựa
trên máy tính đầu tiên mới được giới thiệu đến thế giới. Chương trình này dựa
trên máy tính đào tạo (hoặc chương trình CBT) được biết đến như PLATOProgrammed Logic được dùng cho việc tự động hoạt động giảng dạy. Nó được
thiết kế cho sinh viên theo học các trường đại học Illinois, nhưng cuối cùng lại
được sử dụng trong các trường học trên toàn khu vực.
Với sự ra đời của máy tính và internet trong những năm cuối thế kỷ 20,
các công cụ E-learning và phương pháp phân phối được mở rộng. Từ đầu
những năm 1960, các giáo sư và các nhà tâm lí học đã nghiên cứu, miêu tả và
bước đầu thử nghiệm việc dùng máy tính cũng như thư điện tử để phát triển các
khóa học dựa trên công nghệ. Càng về sau khi khoa học kỹ thuật phát triển, Elearning đã trở thành hình thức học tập trực tuyến phổ biến ở các nước có nền
công nghệ cao, có nhiều trung tâm đào tạo các hệ hình giáo dục. Thế hệ máy
Mac. OS (Macintosh Operating System) đầu tiên ra đời trong những năm 1980
cho phép các cá nhân có thể đặt máy tính ở nhà của họ, và điều này giúp ích
cho họ rất nhiều trong việc học tập, nghiên cứu cũng như phát triển các kỹ
năng. Sau đó, trong thập kỷ tiếp theo, môi trường học tập ảo bắt đầu thực sự
phát triển mạnh, càng ngày con người càng tiếp cận thông tin qua kênh internet
nhiều hơn và cơ hội trực tuyến thực sự mở ra.
Trong những năm 2000, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng Elearning để đào tạo nhân viên của họ. Các nhân viên mới có thể dễ dàng tiếp
cận các quy trình nghiệp vụ cùng những thông tin trong hệ thống E-learning -
nơi cung cấp cho họ đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm để
thực hiện tốt công việc của mình. Đối với các cá nhân, việc học tập trực tuyến
5
thông qua hệ thống E-learning không chỉ giúp họ tăng thêm kiến thức, kỹ năng,
bằng cấp mà còn có nhiều cơ hội về việc làm, những mối quan hệ xã hội và đời
sống tinh thần phong phú.
Tại Mĩ, tính đến năm 2000, có gần 47% các trường đại học, cao đẳng
thiết kế mô hình đào tạo từ xa, tạo nên khoảng 54.000 khóa học trực tuyến hữu
ích. Tại Singapore, khoảng 87% trường Đại học sử dụng phương pháp đào tạo
trực tuyến. Ở Hàn Quốc, hình thức học tập này cũng được phổ biến ở các
trường. Hiện nay, có nhiều công ty lớn đầu tư vào E-learning, nổi bật là các
công ty như SAP, Docent, Saba, IBM, Oracel. Theo ước tính năm 2010, Elearning trên toàn cầu đạt 500 tỉ USD. Ở các nước công nghiệp phát triển điển
hình là Mĩ, đã đạt được 10,3 tỉ USD vào năm 2002 và tăng lên nhanh chóng đạt
83,1 tỉ USD vào năm 2002.
Vào khoảng năm 2010 trở đi, sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng trên
các nền tảng di động hay sự phát triển vượt bậc của một thế hệ mạng xã hội
mới như Facebook, Google Plus, Instagram,... đã làm cho hệ thống tương tác
thông tin với người sử dụng internet trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Qua
đó, các phương thức tương tác trên môi trường đào tạo trực tuyến cũng có
những chuyển biến thay đổi nhằm phù hợp hơn với người sử dụng. Các ứng
dụng di động kết hợp internet cho phép người học tương tác trong môi
trường E-learning mọi lúc, mọi nơi.
Ngày nay, thông qua Web, người dạy có thể hướng dẫn trực tuyến (hình
ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học. Điều này đã tạo ra
một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả.
Đó chính là kỉ nguyên của E-Learning. Cũng giống như các thị trường công
nghệ khác, thị trường E-learning cũng không ngoại lệ, E-learning cũng trải qua
những giai đoạn thăng trầm. Tại thời điểm hiện nay, các nhà phân tích cho rằng
E-learning là một thị trường lớn với cái nhìn thực tế về sự liên quan của công
nghệ và ý tưởng. Tuy nhiên, thực tại so sánh với thị trường giáo dục truyền