Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THẾ TÀI
DẠY HỌC NHÓM Ở TRUNG TÂM
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THẾ TÀI
DẠY HỌC NHÓM Ở TRUNG TÂM
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: LL & PPDH Bộ môn Lý luận chính trị
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hường và các tài liệu sử dụng trong đề tài
là có thật.
Thái nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thế Tài
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ của thầy cô giáo khoa Giáo dục chính trị trường Đại
học sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của người hướng
dẫn khoa học - TS. Nguyễn Thị Hường đã giúp em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Là học viên khi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, với trình độ
nhận thức và năng lực còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi sai sót. Kính
mong được sự đóng góp ý kiến giúp đỡ, phê bình của các thầy cô giáo và các
bạn đọc để đề luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thế Tài
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ.......................................................................... v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.................................................................. 4
5. Đóng góp của đề tài.......................................................................................... 4
6. Kết cấu của đề tài.............................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC NHÓM Ở TRUNG TÂM GIÁO
DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .............. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài....................................................... 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ....................................................... 7
1.2. Dạy học nhóm và vai trò của dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP&
AN - ĐHTN ............................................................................................... 10
1.2.1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học ... 10
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, loại hình của dạy học nhóm .................................. 17
1.3. Cấu trúc nội dung chương trình và sự cần thiết của dạy học nhóm ở
Trung tâm GDQP&AN- ĐHTN................................................................. 22
1.3.1. Cấu trúc nội dung chương trình đào tạo ở Trung tâm GDQP& AN- ĐHTN... 22
1.3.2. Sự cần thiết dạy học nhóm tại GDQP&AN- ĐHTN................................ 25
Kết luận chương 1............................................................................................... 29
iv
Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC NHÓM Ở TRUNG TÂM GIÁO
DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN.... 30
2.1. Khái quát về Trung tâm GDQP&AN- Đại học Thá
i Nguyên..................... 30
2.1.1. Về cơ cấu tổ chức và quy mô đào tạo....................................................... 30
2.1.1.1. Về cơ cấu tổ chức Trung tâm GDQP&AN- Đại học Thá
i Nguyên ...... 30
2.1.2. Những thành tích trong học tập và rèn luyện ........................................... 32
2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân trong dạy học nhóm tại trung
tâm GDQP & AN ĐHTN ........................................................................... 36
2.2.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 36
2.2.2. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được trong dạy học nhóm tại
trung tâm GDQP&AN- ĐHTN .................................................................. 48
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong trong dạy học nhóm ở trung tâm
GDQP&AN- ĐHTN................................................................................... 49
2.3.1. Những hạn chế trong dạy học nhómở trung tâm GDQP&AN- ĐHTN.............. 49
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong dạy học nhóm ở Trung tâm
GDQP&AN - ĐHTN.................................................................................. 51
2.3.3. Những vấn đề đang đặt ra trong dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP&ANĐHTN.......................................................................................................... 53
Kết luận chương 2............................................................................................... 54
Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
NHÓM Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ....................................................... 55
3.1. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng hệ thống biện pháp nâng cao chất
lượng dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP& AN ĐHTN............................ 55
3.1.1. Đổi mới cách thức tổ chức dạy học nhóm vẫn phải đảm bảo nguyên tắc dạy học .. 55
3.1.2. Dạy học nhóm phải hướng tới việc hình thành những năng lực cần
thiết cho người học trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa........................ 58
3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học nhóm ở Trung tâm
GDQP&AN- ĐHTN................................................................................... 59
v
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về vai trò của dạy học nhóm... 59
3.2.2. Xây dựng hệ thống các chủ đề dạy nhóm phù hợp với mục đích,
nhiệm vụ, nội dung môn học ...................................................................... 61
3.2.3. Xây dựng quy trình dạy học nhóm theo định hướng năng lực và dạy
học hiệu quả................................................................................................ 62
3.2.4. Kết hơp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học nhóm.............................................................................................. 63
3.2.5. Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực,
sáng tạo của người học ............................................................................... 65
3.2.6. Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất đồng thời tăng cường sử dụng
phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại trong dạy học nhóm...................... 69
3.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 71
3.3.1. Mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và quy trình TN ............. 71
3.3.2. Tiêu chí và cách đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................... 72
3.3.3. Quy trình thực hiện................................................................................... 72
Kết luận chương 3............................................................................................... 83
KẾT LUẬN........................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 86
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 90
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Ý nghĩa
1 BGĐ Ban giám đốc
2 BLLĐ Bạo loạn lật đổ
3 CĐ Cao đẳng
4 CL”DBHB” Chiến lược"Diễn biến hòa bình”
5 DHN Dạy học nhóm
6
GDQP&AN-ĐHTN
Giáo dục quốc phòng và an ninh
- Đại học Thái Nguyên
7 GV Giáo viên
8 HP1,2,3 Học phần một,hai,ba
9 KNHTHT Kỹ năng học tập hợp tác
10 KT-XH Kinh tế- xã hội
11 LLDBĐV Lực lượng dự bị động viên
12 LLDQTV Lực lượng dân quân tự vệ
13 LLVTND Lực lượng vũ trang nhân dân
14 MLN Mác-lênin
15 PP Phương pháp
16 PPDH Phương pháp dạy học
17 PTTH Phổ thông trung học
18 SV Sinh viên
19 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
20 TNg Thực nghiệm
21 TT HCM Tư tưởng Hồ Chí Minh
22 XHCN Xã hội chủ nghĩa
23 VKCNC Vũ khí công nghệ cao
v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của dạy học nhóm .................38
Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về mục tiêu dạy học nhóm......................39
Bảng 2.3. Mức độ tham gia của học sinh đối với các nội dung và các loại
hình hoạt động nhóm.....................................................................40
Bảng 2.4. Mức độ học sinh yêu thích và cho ý kiến về hiệu quả của các
loại hình tổ chức hoạt động nhóm.................................................40
Bảng 2.5. Nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của dạy học nhóm....... 41
Bảng 2.6. Đánh giá của giảng viên về hiệu quả dạy học nhóm........................... 42
Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của
các loại hình dạy học nhóm...........................................................42
Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng và hiệu quả của các
loại hình dạy học nhóm.................................................................43
Bảng 2.9. Đánh giá của GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của dạy
học nhóm tại Trung tâm GDQP&AN-ĐHTN...............................45
Bảng 2.10. Đánh giá của Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng về
tầm quan trọng của dạy học nhóm ................................................46
Bảng 2.11. Đánh giá của BGĐ và các phòng ban chức năng về hiệu quả tổ
chức hoạt động nhóm....................................................................47
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp đối chứng tại Trung
tâm GDQP&AN-ĐHTN (Sinh viên ĐHKT&QTKD) ..................80
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp đối chứng tại Trung
tâm GDQP&AN-ĐHTN................................................................81
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra 1 tiết lớp TN và lớp đối chứng Trung tâm
GDQP&AN- ĐHTN .....................................................................80
Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp đối chứng tại Trung
tâm GDQP&AN- ĐHTN.............................................................82
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, khoá XI về Đổi
mới căn bản Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học" [26].
Như vậy, mục tiêu của nền giáo dục nước ta hiện nay là hướng đến đối
tượng người học, để cung cấp cho người học những tri thức, kỹ năng, phương
pháp và kinh nghiệm học tập có hiệu quả nhất. Trong hệ thống giáo dục quốc
dân, nhất là trong giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, vấn đề rèn luyện kỹ
năng nhận thức cho học sinh, sinh viên phương pháp học tập mang tính chủ
động, có tính tích cực dần được trú trọng.
Giáo dục quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là một nội dung quan
trọng của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Giáo dục
quốc phòng - an ninh cho HS, SV thuộc nội dung của nền giáo dục quốc gia, có
ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN. Ngày
03/05/2007, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 12/CT-TW “về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới”. Ngày
10/07/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2007 ND-CP về “Giáo dục
quốc phòng - an ninh”. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành chương trình
2
GDQP&AN cho HS, SV và bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng và
các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN. Những năm
gần đây, công tác GDQP&AN cho HS, SV đã dần đi vào nền nếp ổn định. Tuy
nhiên, chất lượng GDQP&AN còn rất hạn chế, nhất là ở các trường THPT,
trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, thậm chí có cả các Trung tâm GDQP&
AN. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng GDQP&AN còn thấp như đội
ngũ giáo viên, giảng viên GDQP&AN rất thiếu, chưa được đào tạo dài hạn,
chính quy, chất lượng yếu; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học GDQP&AN thiếu,
không đồng bộ, khai tác, sử dụng kém hiệu quả; hình thức tổ chức, phương
pháp dạy học lạc hậu, không phù hợp; nhiều trường, Trung tâm chưa được lãnh
đạo quan tâm đúng mức, tổ chức “huấn luyện quân sự"cho xong chương
trình… Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là yếu tố hàng đầu cho sự phát
triển nguồn nhân lực đất nước.
Thực tế cho thấy, các Trung tâm GDQP& AN hiện nay vẫn chủ yếu dạy
học theo phương pháp cũ - phương pháp dạy học truyền thống thuyết trình, một
chiều (độc thoại). Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học có nhiều điều kiện
để thực hiện các PPDH, kể cả phần lý luận, lý thuyết và kỹ năng thực hành. Có
thể khẳng định, hơn chín mươi phần trăm giáo viên ở các Trung tâm GDP&
AN hiện nay không đổi mới phương pháp dạy học GDQP&AN theo hướng tích
cực, và càng không thể có PPDH mới dạy học nhóm. Đương nhiên, chất lượng,
hiệu quả môn học GDQP&AN không được như mong muốn với những PPDH
cũ, không chịu đổi mới cả cách nghĩ, cách làm. Không phủ nhận PPDH truyền
thống có những ưu điểm, thế mạnh mà các PPDH khác, kể cả công nghệ thông
tin cũng không thay thế được. Kỹ năng diễn thuyết, hùng biện, cách dẫn dắt lôi
kéo người nghe và những biểu hiện sắc thái, tình cảm, giọng điệu… là những
ưu thế tuyệt đối của PPDH truyền thống. Tuy nhiên, PPDH truyền thống vẫn là
cách dạy học thụ động, không phát huy được khả năng sáng tạo, chủ động của
người dạy và người học. Phương pháp dạy học nhóm là phương pháp hết sức
3
quan trọng nhằm nâng cao khả năng nhận thức của người học, làm sáng tỏ vấn
đề đặt ra và thấy được bản chất vấn đề đó trên cơ sở khoa học cả lý luận và
thực tiễn. Phương pháp dạy học nhóm có tác dụng và ý nghĩa rất lớn, không
những phát huy được khả năng nhận thức, tư duy, sáng tạo mà còn khuyến
khích năng lực tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi của người học.
Vấn đề đặt ra, làm thế nào để nâng cao chất lượng môn học GDQP&AN
cho sinh viên tại các Trung tâm GDQP& AN? Chỉ thực sự có quan tâm của các
cấp lãnh đạo, chỉ có mạnh dạn đổi mới cách dạy, cách học, nhất là dạy học bằng
phương pháp dạy học nhóm mới đem lại hiệu quả cao. Xuất phát từ vị trí, ý
nghĩa, tầm quan trọng GDQP&AN; từ thực tế PPDH ở các Trung tâm GDQP&
AN, đến kết quả môn học; từ việc đổi mới PPDH, đặc biệt là vận dụng PPDH
nhóm là vấn đề cấp thiết hiện nay để có chất lượng GDQP&AN cao hơn nên tôi
chọn đề tài “Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại
học Thái Nguyên hiện nay" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học nhóm ở Trung tâm
Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên, đề tài đề xuất một số
những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo
dục Quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về dạy học và dạy học nhóm.
Nghiên cứu thực trạng dạy học nhóm trong dạy học nói chung, dạy học nhóm
ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên nói riêng.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nhóm ở
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên trong thời
gian tới.