Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học nhóm bài hội thoại trong môn tiếng Việt cho học sinh tiểu học theo quan điểm giao tiếp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ KHÁNH
DẠY HỌC NHÓM BÀI HỘI THOẠI
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ KHÁNH
DẠY HỌC NHÓM BÀI HỘI THOẠI
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Lệ Tâm
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Khánh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
TS.Đặng Thị Lệ Tâm, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Giáo dục Tiểu học -
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại đây.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các thầy cô giáo
và các em học sinh trường Tiểu học Đồng Thịnh, trường Tiểu học Đức Bác,
trường Tiểu học Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
Để hoàn thành luận văn: “Dạy học nhóm bài hội thoại trong môn Tiếng
Việt cho học sinh tiểu học theo quan điểm giao tiếp” tôi đã sử dụng, kế thừa có
chọn lọc các nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời nhận được rất nhiều
sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy, cô giáo; sự giúp đỡ của bạn bè, người thân
đã động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn nhưng
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Khánh
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các hình ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
7. Dự kiến đóng góp của luận văn....................................................................... 8
8. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
DẠY HỘI THOẠI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP.............................................. 9
1.1. Một số vấn đề của lí thuyết hội thoại ........................................................... 9
1.1.1. Khái niệm về hội thoại............................................................................... 9
1.1.2. Vận động hội thoại .................................................................................. 10
1.1.3. Các nhân tố giao tiếp và hội thoại ........................................................... 13
1.1.4. Cấu trúc hội thoại................................................................................... 14
1.2. Quan điểm giao tiếp.................................................................................... 17
1.2.1. Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp........................................ 17
iv
1.2.2. Sự thể hiện của quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học ..... 18
1.3. Dạy học hội thoại ở tiểu học....................................................................... 20
1.3.1. Nội dung dạy học hội thoại trong chương trình Tiếng Việt tiểu học ...... 20
1.3.2. Vai trò của dạy học hội thoại trong môn Tiếng Việt trong cho học sinh ..... 23
tiểu học ............................................................................................................... 23
1.3.3. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học với việc phát triển kỹ
năng hội thoại .................................................................................................. 25
1.3.4. Khảo sát nội dung dạy học hội thoại trong Sách giáo khoa Tiếng
Việt tiểu học ...................................................................................................... 28
1.4. Thực trạng dạy học hội thoại ở tiểu học..................................................... 32
1.4.1. Việc tổ chức dạy học của giáo viên......................................................... 32
1.4.2. Năng lực hội thoại của học sinh .............................................................. 35
Tiểu kết chương 1............................................................................................... 36
Chương 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM BÀI HỘI THOẠI CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP....................... 38
2.1. Một số phương pháp đặc trưng dạy học nhóm bài hội thoại cho học
sinh tiểu học....................................................................................................... 38
2.1.1. Phương pháp phân tích tình huống giao tiếp........................................... 38
2.1.2. Phương pháp rèn luyện theo mẫu............................................................ 39
2.1.3. Phương pháp thảo luận nhóm.................................................................. 41
2.1.4. Phương pháp đóng vai - thực hành giao tiếp........................................... 43
2.2. Dạy học nhóm bài hội thoại ở tiểu học theo quan điểm giao tiếp.............. 46
2.2.1. Dạy học nhóm bài hội thoại theo quy định của chương trình ................. 46
2.2.2. Dạy học hội thoại trong các bài học khác ............................................... 62
Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 70
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 72
3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm.............................................................. 72
3.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................. 72
v
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm............................................................................... 72
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm............................................................. 73
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm............................................................................ 73
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm................................................................................ 73
3.3. Nội dung thực nghiệm................................................................................ 74
3.3.1. Thực nghiệm thăm dò.............................................................................. 74
3.3.2. Thực nghiệm dạy học .............................................................................. 75
3.3.3. Các tiêu chí đánh giá ............................................................................... 83
3.3.4. Kết quả thực nghiệm và đối chứng.......................................................... 83
3.3.5. Kết luận chung về thực nghiệm............................................................... 84
KẾT LUẬN....................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Từ ngữ đầy đủ
1 GV Giáo viên
2 HS Học sinh
3 NTLN Nghi thức lời nói
4 NXB Nhà xuất bản
5 SGK Sách giáo khoa
6 THCS Trung học cơ sở
7 THPT Trung học phổ thông
8 TLV Tập làm văn
9 Tr Trang
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Bảng thống kê lớp thực nghiệm và đối chứng.................................. 73
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm của học sinh .................................... 83
Biểu đồ 3.1. Kết quả thực nghiệm - số lượng.................................................... 84
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất, là hệ thống tín hiệu đa
dạng và phức tạp bậc nhất do con người sáng tạo ra. Việc nghiên cứu ngôn ngữ
trong hoạt động giao tiếp đã cho thấy ngôn ngữ là một hệ thống luôn vận động
và phát triển trong cơ chế hoạt động hành chức của nó. Vì thế, dạy học ngôn
ngữ bao giờ cũng phải gắn với hoạt động giao tiếp, phải xuất phát từ quan điểm
giao tiếp để trang bị kiến thức cho người học. Như vậy, giao tiếp là một quan
điểm cơ bản trong dạy học tiếng Việt trong nhà trường. Quan điểm giao tiếp chi
phối toàn bộ quá trình dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông. Giao tiếp
vừa là điểm xuất phát, là đích hướng tới, vừa là nội dung vừa là định hướng
phương pháp và là môi trường tổ chức dạy học các tri thức ngôn ngữ. Quan
điểm này nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu
dạy học tiếng mẹ đẻ hiện đại trên thế giới.
“Ngôn ngữ cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”
(V. Lênin), là điều kiện tồn tại của xã hội. Quá trình giao tiếp chính là quá trình
tiếp xúc giữa con người với con người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình
cảm, vốn sống, vốn kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo.Vì vậy, phương tiện đạt hiệu
quả cao nhất và đặc trưng cho loài người chính là ngôn ngữ.
1.2. Dạy học hội thoại theo quan điểm giao tiếp đáp ứng được yêu cầu
đổi mới theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho HS. Giáo sư Đỗ Hữu
Châu khẳng định: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến
của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ
khác…”[7, tr204]. Hội thoại là một kĩ năng cần thiết, được sử dụng nhiều nhất.
Việc đưa hội thoại vào nhà trường đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong
nội dung cũng như trong phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ và dạy ngoại ngữ.
Định hướng giáo dục hiện nay nhằm hướng tới phát triển năng lực cho
HS, vì vậy khi đưa nhóm bài hội thoại vào dạy trong chương trình và trong
2
SGK là hoàn toàn phù hợp. Với các tri thức học được về hội thoại, HS có thể
áp dụng tri thức đó vào các môn học khác cũng như vào việc giao tiếp hàng
ngày với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng tạo lập hội thoại sao cho cuộc
giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện hành đặt mục tiêu:
“Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói,
đọc ,viết) để học tập ở nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc,tự
nhiên, tự tin trong môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động lứa tuổi”. Hội
thoại là dạng điển hình của hoạt động giao tiếp nói. Do vậy, xuất phát từ mục
tiêu trên, chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học đã chú trọng đến dạy phát
triển lời nói cho HS thông qua nội dung dạy hội thoại. Lần đầu tiên, chương
trình môn Tiếng Việt ở tiểu học quan tâm và đưa hội thoại thành một nội dung
học tập, như một trong những mục tiêu chính của môn học. Vì vậy, việc chú ý
đến dạy kĩ năng hội thoại cho HS tiểu học là việc làm có ý nghĩa quan trọng,
giúp HS nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
Chương trình này đã quy định các kĩ năng cần rèn luyện trong phần nội dung
chương trình và mức độ cần đạt được trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Mặc dù hội thoại được đưa thành một nội dung học tập trong chương
trình môn Tiếng Việt ở tiểu học từ đầu những năm 2000, nhưng đối với nhiều
GV việc thực hiện giảng dạy các bài có nội dung hội thoại còn gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số HS chưa phát huy được tính tích cực, chủ động
trong từng loại bài thực hành về hội thoại. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên là việc tổ chức rèn luyện kĩ năng hội thoại cho HS còn nhiều
hạn chế, nhiều GV chưa có biện pháp và chưa xây dựng thiết kế quy trình rèn
luyện kĩ năng hội thoại hợp lí cho HS.
Để nâng cao chất lượng nội dung dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt cho
HS tiểu học, ngoài việc trang bị kiến thức, kĩ năng cho HS, GV cần xây dựng,
thiết kế một quy trình rèn luyện kĩ năng hội thoại cho HS một cách hợp lí, đảm
3
bảo yêu cầu của thực tế giáo dục tiểu học. Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn
nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài: “Dạy học nhóm bài hội thoại trong môn Tiếng
Việt cho học sinh tiểu học theo quan điểm giao tiếp”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.Nghiên cứu về dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Trong những năm qua, việc dạy kĩ năng hội thoại cho HS cấp tiểu học rất
được quan tâm nghiên cứu tìm hiểu. Nhiều đơn vị trường học trong cả nước
cũng đã có những đề tài nghiên cứu mang chủ đề tương tự, những sáng kiến
kinh nghiệm giúp cho việc dạy và học nội dung này đạt hiệu quả cao hơn.
Trên bình diện lí thuyết, vấn đề dạy hội thoại đã được nhiều nhà ngôn
ngữ học nghiên cứu như:
Nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán cho rằng:
“Phương hướng tốt nhất để dạy các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành
chức là phải tìm mọi cách hướng học sinh vào hoạt động nói năng…Học tiếng
Việt, học sinh không phải chủ yếu chỉ nghiên cứu về nó mà phải biết cách sử
dụng thành thạo vũ khí này vào tư duy và giao tiếp…Nguyên tắc dạy tiếng
hướng vào hoạt động giao tiếp chi phối trực tiếp việc lựa chọn nội dung và sắp
xếp nội dung kiến thức tiếng Việt cần giảng dạy”[1, tr58].
Trong tạp chí Ngôn ngữ số 4 năm 2001, tác giả Lê A nhận xét chung về
việc học tiếng Việt của các em HS: “Năng lực tiếng Việt của các em còn nhiều
non yếu, không đáp ứng được yêu cầu giao tiếp trong công việc học tập cũng
như trong lĩnh vực giao tiếp xã hội” [2, tr62]. Từ đó, tác giả chỉ ra: “Chọn hoạt
động giao tiếp làm đối tượng dạy học chẳng những bỏ qua các tri thức Việt
ngữ mà còn góp phần làm cho những tri thức ấy linh hoạt, phong phú hơn và
gắn với thực tế cuộc sống hơn” [2, tr62].
Lại một lần nữa, trong cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt”, tác giả
Lê A khẳng định vai trò quan trọng của phương pháp giao tiếp khi dựa vào dạy
học tiếng Việt: “Phương pháp giao tiếp là phương pháp quan trọng trong việc