Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo khung ngôn ngữ đánh giá của ngữ pháp chức năng hệ thống
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU SINH
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THEO KHUNG NGÔN NGỮ
ĐÁNH GIÁ CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng - Năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU SINH
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THEO KHUNG NGÔN NGỮ
ĐÁNH GIÁ CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)
Mã số: 814.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG
Đà Nẵng - Năm 2020
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................xi
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................5
1.1. Những nghiên cứu về đọc hiểu và dạy học đọc hiểu văn bản ..................................5
1.2. Những nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá và ngữ pháp chức năng hệ thống ...........6
1.3. Các công trình nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong sách giáo khoa tiếng
Việt bậc tiểu học ..............................................................................................................8
1.4. Đặc điểm và yêu cầu dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5...........................8
1.4.1. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học đọc hiểu ở lớp 4, 5............................................8
1.4.2. Chương trình dạy đọc hiểu ở lớp 4, 5 hiện hành ............................................9
1.4.3. Sách giáo khoa Tiếng Việt - Nội dung dạy học đọc hiểu ở lớp 4, 5 hiện
hành ...............................................................................................................................10
1.4.4. Phương pháp và kĩ thuật dạy đọc hiểu ở lớp 4, 5 .........................................10
1.5. Nội dung dạy học đọc hiểu theo Chương trình GDPT 2018..................................11
1.6. Tiểu kết chương 1...................................................................................................12
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..........................................................13
2.1. Lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản ở tiểu học .....................................................13
2.1.1. Văn bản .........................................................................................................13
2.1.2. Đọc ................................................................................................................14
2.1.3. Hiểu...............................................................................................................14
2.1.4. Đọc hiểu ........................................................................................................14
vi
2.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học.............................................................15
2.3. Lí thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống và khung ngôn ngữ đánh giá ...........17
2.3.1. Khái quát lí thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống ................................17
2.3.2. Lí thuyết Đánh giá ........................................................................................18
2.3.3. Về nguồn lực ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt .......................................26
2.4. Khảo sát thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 ....................27
2.4.1. Mục đích khảo sát .........................................................................................27
2.4.2. Nội dung khảo sát .........................................................................................27
2.4.3. Tổ chức khảo sát ...........................................................................................28
2.4.4. Phân tích kết quả khảo sát.............................................................................28
2.5. Tiểu kết chương 2...................................................................................................29
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5.............................31
3.1. Dẫn nhập.................................................................................................................31
3.2. Đọc hiểu văn bản lớp 4, 5 theo khung “Thái độ”...................................................31
3.2.1. Thống kê, phân loại nguồn lực ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” trong các
văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5 ...............................................................................32
3.2.2. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thái độ” hiển ngôn trong các văn bản đọc
hiểu (miêu tả) lớp 4, 5 ...................................................................................................36
3.2.3. Ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” hàm ngôn trong các văn bản đọc hiểu
(miêu tả) lớp 4, 5 ...........................................................................................................44
3.3. Đọc hiểu văn bản lớp 4, 5 theo khung “Thang độ” ................................................53
3.3.1. Thống kê, phân loại nguồn lực ngôn ngữ đánh giá “Thang độ” trong các
văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5 ...............................................................................53
3.3.2. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thang độ” hiển ngôn trong các văn bản đọc
hiểu (miêu tả) lớp 4, 5 ...................................................................................................56
3.3.3. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thang độ” hàm ngôn trong các văn bản
đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5.............................................................................................62
3.4. Tiểu kết chương 3...................................................................................................63
CHƢƠNG 4. VẬN DỤNG NGUỒN LỰC NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ VÀO
VIỆC DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5............................64
4.1. Xây dựng các biện pháp .........................................................................................64
4.1.1. Dạy đọc hiểu dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội của học sinh..........64
4.1.2. Vận dụng kiến thức ngôn ngữ đánh giá để xác định chủ đề, đề tài của văn
bản .................................................................................................................................65
vii
4.1.3. Vận dụng ngôn ngữ đánh giá để tiếp nhận, hiểu văn bản: phân tích nhân
vật, cảnh vật, tính cách, tình cảm, tâm lí của con người trong tác phẩm ......................66
4.1.4. Vận dụng kiến thức ngôn ngữ đánh giá để lấy dữ liệu từ văn bản nhằm
liên hệ, mở rộng dạy tiếng Việt, dạy viết văn về đời sống tự nhiên và xã hội..............67
4.2. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................................69
4.2.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................69
4.2.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm...................................................69
4.2.3. Nội dung thực nghiệm ..................................................................................70
4.2.4. Phương pháp thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm.......................70
4.2.5. Kĩ thuật tiến hành thực nghiệm sư phạm......................................................71
4.2.6. Nhận định chung về thực nghiệm .................................................................89
4.3. Tiểu kết chương 4...................................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................93
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
CTGDPT : Chương trình giáo dục phổ thông
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KTKN : Kiến thức kĩ năng
NLĐG : Nguồn lực đánh giá
NNĐG : Ngôn ngữ đánh giá
NNHCNHT : Ngôn ngữ học chức năng hệ thống
PPDH : Phương pháp dạy học
PXHV : Phán xét hành vi
SVHT : Sự vật hiện tượng
SGK : Sách giáo khoa
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1. Ví dụ về nguồn từ vựng hiện thực hóa phán xét hành vi 22
3.1.
Thống kê và phân loại theo cấp độ và đặc điểm ngôn ngữ hiện
thực hóa “Thái độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
33
3.2.
Thống kê số lượng và tỉ lệ lớp từ ngữ hiện thực hóa “Thái độ”
trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
35
3.3.
Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp
4, 5
37
3.4.
Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Tác động” của NNĐG trong các văn
bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
39
3.5.
Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Phán xét hành vi” của NNĐG trong
các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
41
3.6.
Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Đánh giá SVHT” của NNĐG trong
các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5 43
3.7.
Các hình thức hiện thực hóa của biện pháp “Gợi mở” thể hiện thái
độ hàm ngôn trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
45
3.8.
Tổng hợp các từ, cặp từ xưng hô trong các văn bản đọc hiểu (miêu
tả) lớp 4, 5
48
3.9.
Phân tích nguồn lực NNĐG thể hiện “Thang độ” trong các văn
bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
55
4.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng 69
4.2.
Tổng hợp kết quả quan sát quá trình học tập thực nghiệm thăm dò
lớp 4
72
4.3.
Tổng hợp kết quả quan sát quá trình học tập thực nghiệm thăm dò
lớp 5
74
4.4. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm thăm dò lớp 4 76
4.5.
Phân phối mức độ kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm thăm dò
lớp 4
76
4.6. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm thăm dò lớp 5 78
4.7.
Tổng hợp kết quả quan sát quá trình học tập thực nghiệm tác động
lớp 4
83
4.9. Tổng hợp kết quả quan sát quá trình học tập thực nghiệm tác động 85
x
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
lớp 5
4.10. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm tác động lớp 4 86
4.11.
Phân phối mức độ kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm tác động
lớp 4
87
4.12. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm tác động lớp 5 88
4.13.
Phân phối mức độ kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm tác động
lớp 5
88
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1.
Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả)
lớp 4, 5
37
3.2.
Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả)
lớp 4, 5
39
3.3.
Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Phán xét hành vi” của NNĐG
trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
42
3.4.
Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Đánh giá SVHT” của NNĐG
trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5 44
3.5.
Các hình thức hiện thực hóa của biện pháp “Gợi mở” thể
hiện thái độ hàm ngôn trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả)
lớp 4, 5
45
4.1.
Tổng hợp kết quả quan sát quá trình học tập thực nghiệm thăm
dò lớp 4
73
4.2.
Tổng hợp kết quả quan sát quá trình học tập thực nghiệm
thăm dò lớp 5
74
4.3.
Phân phối mức độ kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm
thăm dò lớp 4
77
4.4.
Phân phối mức độ kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm tác
động lớp 4
87
4.5.
Phân phối mức độ kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm tác
động lớp 5
88
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong nhà trường tiểu học, Tiếng Việt được coi là môn học công cụ, có nhiệm
vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng thành thạo
tiếng Việt, các em mới có thể học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Việc sử dụng
thành thạo tiếng Việt thể hiện ở các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt.
Đọc là một trong bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt và có thể nói là kĩ năng quan
trọng hàng đầu đối với học sinh tiểu học. Hoạt động đọc giúp con người thu nhận được
lượng thông tin nhiều nhất, nhanh nhất, dễ dàng, thông dụng và tiện lợi nhất để không
ngừng bổ sung và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống của mình. Thông qua hoạt động
đọc mà thế hệ sau có thể tiếp thu được những kinh nghiệm, thừa hưởng được những
tinh hoa từ thế hệ trước để lại, đồng thời cập nhật được những thành tựu khoa học tiến
bộ của loài người, góp phần thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển.
Trước đây, trong nhà trường, công việc giảng dạy và giáo dục phần lớn dựa vào
chương trình và sách. Ngày nay, bên cạnh sách, học sinh còn thu nhận được khối
lượng thông tin khổng lồ qua mạng internet. Tuy nhiên, để có thể chọn lọc, thu thập
được lượng thông tin phù hợp học sinh cần có kĩ năng đọc, đọc để thu nhận thông tin
trong học tập và trong cuộc sống.
Hoạt động đọc bao gồm cả mặt kĩ thuật và mặt thông hiểu nội dung. Trong đó,
thông hiểu nội dung (đọc hiểu) chính là đích của hoạt động đọc. Vì vậy, có thể khẳng
định đọc hiểu là một trong những yếu tố của năng lực ngôn ngữ và là một trong những
năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh.
1.2. Để kết quả đánh giá đọc hiểu thực sự có chất lượng theo thang chuẩn đánh
giá quốc tế, chất lượng dạy đọc hiểu không những là yêu cầu thách thức với cấp Trung
học cơ sở mà còn rất cần thiết được dạy thực sự có chất lượng ngay từ những năm cuối
của cấp Tiểu học, tạo tiền đề cho những cấp học tiếp sau.
1.3. Dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua phân
môn Tập đọc. Tuy nhiên, vì những lí do khách quan lẫn chủ quan, dạy đọc hiểu chưa
được chú trọng đúng mức. Trong giờ Tập đọc lớp 4, 5, đọc hiểu được dạy chủ yếu
thông qua hoạt động tìm hiểu bài. Nhiều học sinh lớp 4, 5 chưa thật hứng thú với giờ
Tập đọc, với văn bản đọc và lúng túng khi đọc hiểu một văn bản mới, không có trong
sách giáo khoa. Các em chưa thành thạo các kĩ năng đọc hiểu văn bản, đa số chỉ dừng
lại ở mức độ nhận diện và hiểu nghĩa văn bản (nghĩa từ ngữ, câu, đoạn, văn bản);
nhiều em chưa phát hiện được những chi tiết quan trọng; kết nối thông tin trong văn
bản và vận dụng những thông tin này vào giải quyết những vấn đề trong học tập và đời
2
sống. Đa số giáo viên chưa có sự đầu tư thích đáng cho môn học, dạy học Tập đọc
theo quy trình được hướng dẫn, sử dụng hệ thống câu hỏi được thiết kế sẵn trong sách
giáo khoa, dạy theo lối mòn dẫn đến giảm hứng thú của người dạy cũng như người
học. Đặc biệt, dạy đọc hiểu ở lớp 4, 5 hiện nay chỉ dừng lại ở dạy từng văn bản cụ thể,
chưa chú trọng đến hình thành kĩ năng đọc, hướng tới mục tiêu phát triển năng lực đọc
hiểu của học sinh.
1.4. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8 khoá XI
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [13], sau khi
chỉ ra những hạn chế và yếu kém của giáo dục đã khẳng định quan điểm chỉ đạo:
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học. Cùng với việc khẳng định quan điểm đó, Nghị quyết
cũng chỉ ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với ngành giáo dục: Đổi mới nội dung giáo
dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành
nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
Thực hiện tinh thần của Nghị quyết 29, đổi mới mục tiêu, nội dung và phương
pháp dạy học đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Dạy học đọc hiểu tất yếu phải đổi
mới cùng với các môn học khác trong nhà trường.
Môn Ngữ văn (Tiếng Việt) giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao
tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học và hoạt động giáo dục khác;
hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng
thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Ngôn ngữ đánh giá – ngôn ngữ thể hiện cảm xúc cá nhân, đánh giá hành vi của
người khác và đánh giá sự vật hoặc hiện tượng, là một phần quan trọng trong thực tiễn
giao tiếp vì thế không ngạc nhiên khi nó trở thành một nội dung thu hút được sự chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt những năm gần đây trong xu hướng khảo sát các
chức năng của ngôn ngữ trong đời sống xã hội. Tuy vậy hướng nghiên cứu này cũng
chỉ mới bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam.
Môn học ngôn ngữ ở cấp tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng vì chức năng
kép của nó trong nhà trường: vừa là công cụ học tập, vừa là đối tượng học tập. Nghiên
cứu ngôn ngữ ở bậc tiểu học vì thế là yêu cầu hết sức cần thiết. Tuy vậy nội dung này