Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAT LUANG A MATH
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH LỚP 4 NƯỚC CHDCND LÀO
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAT LUANG A MATH
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH LỚP 4 NƯỚC CHDCND LÀO
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Lệ Tâm
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nước
CHDCND Lào theo định hướng phát triển năng lực” là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng … năm 2019
Sinh viên
Phat Luang A Math
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu, đến này đề tài “Dạy học đọc hiểu cho
học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào theo định hướng phát triển năng lực” của em
đã hoàn thành. Do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu
không tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp, bổ sung
của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong
khoa Giáo dục Tiểu học đẫ tạo điệu kiện để em hoàn thành đề tài này.
Trước hết, em xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hưỡng
dẫn khoa học TS. Đặng Thị Lệ Tâm - người đã tận tình chỉ bảo và động viên trong
xuất quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học đã góp ý
giúp đỡ em, em cảm ơn thầy cô và các học sinh Trường tiểu học Dongphosy và
Veanthat đã tạo điệu kiện giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
Em xin lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, thành công tới quy thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng … năm 2019
Sinh viên
Phat Luang A Math
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................................iv
Danh mục các bảng, biểu đồ..........................................................................................v
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................8
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................................8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................8
6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................8
7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................9
8. Bố cục của đề tài........................................................................................................9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ĐỌC
HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 4 NƯỚC CHDCND LÀO THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC......................................................................11
1.1. Cơ sở lý luận.........................................................................................................11
1.1.1. Quan niệm về đọc hiểu văn bản.........................................................................11
1.1.2. Quan niệm về năng lực và năng lực đọc hiểu......................................................13
1.1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực đọc hiểu ............................................................17
1.1.4. Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào.......................................19
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................23
1.2.1. Nội dung dạy học đọc hiểu trong môn Tiếng Lào lớp 4....................................23
1.2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu lớp 4 trong phần Tập đọc của nước CHDCND Lào ........30
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................36
Chương 2: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO
HỌC SINH LỚP 4 NƯỚC CHDCND LÀO............................................................37
2.1. Phát triển năng lực nắm vững tri thức về văn bản................................................37
iv
2.1.1. Các tri thức về tự nhiên và xã hội......................................................................38
2.1.2. Các tri thức về từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp trong văn bản ............................41
2.2. Năng lực thực hiện các thao tác đọc hiểu .............................................................45
2.2.1. Nhóm kĩ năng đọc thầm, đọc lướt .....................................................................45
2.2.2. Nhóm kĩ năng nhận diện ngôn ngữ trong văn bản.............................................47
2.2.3. Nhóm kĩ năng làm rõ nội dung trong văn bản...................................................49
2.2.4. Nhóm kĩ năng làm rõ đích tác động của người viết gửi trong văn bản .............53
2.3. Biện pháp xây dựng bài tập phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 4 của
nước CHDCND Lào ....................................................................................................54
2.3.1.Bài tập phát triển năng lực nắm vững tri thức về văn bản..................................55
2.3.2. Bài tập phát triển năng lực thực hiện các thao tác đọc hiểu ..............................55
2.3.3. Bài tập hướng dẫn học sinh hồi đáp văn bản.....................................................61
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................64
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................65
3.1. Mục đích thực nghiệm..........................................................................................65
3.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm .......................................................65
3.3. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................................66
3.4. Phương pháp thực nghiệm....................................................................................66
3.5. Kết quả thực nghiệm.............................................................................................76
3.5.1. Kết quả lĩnh hội tri thức của HS ........................................................................76
3.5.2. Đánh giá việc hình thành kỹ năng cho HS trong giờ học..................................78
3.5.3. Sự chú ý của HS trong tiến trình dạy học..........................................................79
3.6. Những kết luận rút ra thực nghiệm.......................................................................80
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................81
KẾT LUẬN.................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................82
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT : Bài tập
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
ĐC : Đối chứng
DHĐH : Dạy học đại học
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NL : Năng lực
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
TN : Thực nghiệm
VB : Văn bản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra ở các lớp trong thực nghiệm và lớp đối chứng................77
Bảng 3.2 ......................................................................................................................77
Biểu đồ 3.1. So dánh kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng ........78
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Giáo dục phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng xem tiếng mẹ
đẻ là môn học công cụ. Trọng tâm của tất cả hệ thống giáo dục trên thế giới đều đặt ra
một mục tiêu cơ bản xoay quanh khả năng giao tiếp thông qua văn bản, hay nói một
cách khác dạy cho người học “biết chữ” (literacy) trước hết là biết đọc.
Đọc là một hợp phần của chương trình dạy học tiếng mẹ đẻ ở bậc tiểu học.
Đây là hợp phần có một vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình
thành và phát triển một số kĩ năng quan trọng hàng đầu ở những trẻ em học bậc học
đầu tiên của nhà trường phổ thông. Hoạt động đọc bao gồm cả mặt kĩ thuật và mặt
thông hiểu nội dung. Trong đó, thông hiểu nội dung (đọc hiểu) chính là đích của hoạt
động đọc. Vì vậy, có thể khẳng định đọc hiểu là một trong những yếu tố của năng lực
ngôn ngữ và là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh.
Mục đích của việc đọc là phải hiểu những điều đã đọc được kể cả những điều
người viết muốn nói nhưng không trực tiếp bộc lộ qua từng câu chữ của văn bản. Chỉ
khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản phổ biến thì học sinh mới có
công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng
trong các văn bản. Chính nhờ biết cách hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả
năng đọc rộng để tự học, tự bổ sung kiến thức cần thiết vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, trước đây, trong nhà trường, công việc giảng dạy và giáo dục
phần lớn dựa vào chương trình và sách. Ngày nay, bên cạnh sách, học sinh còn thu
nhận được khối lượng thông tin khổng lồ qua mạng internet. Tuy nhiên, để có thể
chọn lọc, thu thập được lượng thông tin phù hợp học sinh cần có kĩ năng đọc, đọc để
thu nhận thông tin trong học tập và trong cuộc sống.
1.2. Thế kỷ XXI, thế giới đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh
vực giáo dục, tốc độ phát triển tri thức nhân loại ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Vì
vậy, mô hình giáo dục ở nhà trường phổ thông và đại học theo hướng tiếp cận nội dung
không còn phù hợp nữa.
Giáo viên và học sinh trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa đang chịu nhiều sức
ép và thách thức lớn mang tính thời đại; theo đó, giáo dục buộc phải thay đổi từ cách tiếp
2
cận nội dung sang tiếp cận năng lực để sản phẩm của đào tạo là học sinh phải “biết làm”,
nghĩa là mang tính ứng dụng cao.
Thế kỷ XXI, tri thức đến với học sinh từ nhiều nguồn đa dạng, phong phú; học
sinh có thể tự học nếu biết được cách học. Giáo viên ở thế kỷ này phải có năng lực
hướng dẫn cho học sinh, để học sinh tựu tìm tòi lấy nội dung cần học tập và áp dụng vào
thực tiễn không ngừng thay đổi. Vì vậy, đào tạo năng lực cho người học là mục tiêu cao
nhất và cần thiết để người học có thể khẳng định được mình trong cộng đồng phức tạp,
đa dạng và đổi thay, tạo ra thích ứng cao với mọi hoàn cảnh.
1.3. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tất cả các quốc gia đều quan tâm đến
việc đổi mới giáo dục và cải cách giáo dục sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Giáo
dục của Lào cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung này. Ở Lào, mặc dù nền giáo dục
đang bước vào những chiến lựợc đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung cũng như
định hướng đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên và học sinh, nhưng qua tổng
kết, bên cạnh một số ưu điểm, việc đổi mới vẫn được đánh giá là chưa đồng bộ, nên việc
thực hiện mục tiêu giáo dục đặt ra vẫn còn gặp những khó khăn. Đa số khó khăn vẫn
được quan tâm và bàn luận nhiều nhất là sự mâu thuẫn giữa mục tiêu đào tạo với nội
dung chương trình đào tạo; giữa phương pháp dạy học với chương trình Sách giáo khoa
(SGK) và nền tảng kiến thức của người học. Qua thực tế dạy học nhiều năm ở trường
phổ thông và thực nghiệm điều tra, tác giả luận văn nhận thấy việc dạy học đọc hiểu cho
học sinh tiểu học (Lào) vẫn đang tồn tại những khó khăn trên con đường tìm kiếm, đổi
mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn, phát huy tối đa tính
tích cực, chủ động của HS. Từ thực tế đó và từ việc nhận thấy những ưu điểm của
phương pháp dạy học đọc - hiểu theo định hướng tiếp cận năng lực trong nhà trường phổ
thông ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp đọc -
hiểu này vào dạy học ở trường tiểu học của Lào với mong muốn đóng góp một phần nhỏ
vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở cấp tiểu học của nước CHDCND Lào đang còn
nhiều bất cập.
Dạy học đọc hiểu cho học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực là
một vấn đề còn hết sức mới mẻ ở Lào, nhưng qua việc nghiên cứu tư liệu, nhận thấy
rõ ưu điểm và xu thế phát triển của nó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu
“Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào theo định hướng phát
triển năng lực”.
3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề dạy đọc hiểu ở tiểu học
Việc dạy học đọc hiểu trong nhà trường của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt
ở những nước phát triển đã có truyền thống từ hàng thế kỷ nay. Việc dạy đọc hiểu ở
Việt Nam cũng đã có “bề dày lịch sử”. Ở Tiểu học, vấn đề dạy học đọc hiểu cũng
được nhiều nhà nghiên cứu, nhà sư phạm, nhà giáo tâm huyết đề cập đến. Đáng chú ý
là ý kiến của các tác giả đã có nhiều năm gắn bó với giáo dục tiểu học như Lê
Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Trí, Trần Mạnh
Hưởng, Hoàng Hoà Bình,...
Cuốn sách Dạy học Tập đọc ở Tiểu học [18] của tác giả Lê Phương Nga nhấn
mạnh điểm quan trọng của chương trình hiện hành là bên cạnh nội dung trang bị kiến
thức đã chú trọng nhiều hơn đến hình thành kĩ năng trong dạy đọc. Tác giả đề cập đến
dạy đọc hiểu trong 60 trang viết. Sau khi bàn về ý nghĩa của dạy đọc hiểu, tác giả
khẳng định đọc hiểu là một hoạt động có tính chất quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều
hành động được trải ra theo tuyến tính thời gian và trình bày các kĩ năng cụ thể để
tiến hành những hành động nhận diện ngôn ngữ của văn bản, hành động làm rõ nghĩa
của các chuỗi tín hiệu ngôn ngữ, hành động hồi đáp lại ý kiến của người viết nêu
trong văn bản.
Vấn đề đọc hiểu còn được tác giả Lê Phương Nga bàn tiếp trong giáo trình
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, tập 2 [17] và trong một loạt bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành với nhiều nội dung khá sâu sắc trong suốt thời
gian chương trình được thử nghiệm và dạy đại trà.
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh cũng là người có nhiều đóng góp cho việc dạy đọc
hiểu ở Tiểu học. Trong luận án Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 và lớp
5 [5], tác giả đã công phu xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu cũng như đề cập đến
việc tổ chức dạy đọc hiểu ở lớp 4 và lớp 5. Do giới hạn và phạm vi nghiên cứu, tác
giả chưa đi sâu vào cách thức, phương pháp tổ chức các hoạt động học tập cho học
sinh trong quá trình dạy đọc hiểu.
Trong cuốn Một số vấn đề về dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở
Tiểu học [27], mặc dù bàn đến không nhiều song tác giả Nguyễn Trí cũng đã thể hiện
4
rất rõ quan điểm của mình khi nói về bản chất của hoạt động đọc. Tác giả khẳng định
đọc là kĩ năng học sinh sử dụng nhiều nhất, trong đó đọc thầm sử dụng nhiều hơn cả
mà đã nói đến đọc thầm tức là nói đến đọc hiểu bởi đọc hiểu là đích của hoạt động
đọc. Tác giả cũng nhận xét nếu quan niệm đọc tức là hiểu thì kinh nghiệm rèn kĩ năng
thông hiểu bài đọc còn rất yếu. Các tiết tập đọc đều có bước tìm hiểu bài nhưng các
kiểu bài luyện đọc hiểu còn ít. Sự phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố, sự kiện,
chi tiết,... có trong bài nhằm nắm cho sâu, cho kĩ nội dung văn bản, đánh giá được nội
dung đó, tuy có làm nhưng không chu đáo. Vì vậy, năng lực tư duy, năng lực thông
hiểu nội dung văn bản của học sinh còn yếu (nhất là ở nông thôn). Trong khi đó, theo
tài liệu của một vài nước trong khu vực, các kiểu bài giúp cho việc luyện tập kĩ năng
đọc hiểu khá phong phú. Chúng ta cần nghiên cứu và vận dụng. Đây là nhận xét
chúng tôi quan tâm bởi nó giàu tính thực tiễn và ít nhiều, ý kiến của tác giả cũng gợi
ra cho chúng tôi nhiều định hướng trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) là đơn vị đầu
tiên và duy nhất tiến hành thử nghiệm bộ công cụ đánh giá kĩ năng đọc ở các lớp đầu
cấp (EGRA - Early Grade reading Assessment) do các chuyên gia Viện nghiên cứu
quốc tế (RTI) phát triển. Ở Việt Nam, một nhóm chuyên gia đã Việt hóa EGRA quốc
tế và xây dựng bộ công cụ đánh giá kĩ năng đọc trên một quy mô khá lớn từ năm
2013. Các chuyên gia đã chỉ ra, việc hình thành năng lực đọc trải qua hai thời kì với
các mục tiêu khác nhau:
1) Học để biết đọc
2) Đọc để phục vụ việc học
Chúng tôi nhất trí cao với sự phân chia việc hình thành năng lực đọc thành hai
thời kì. Theo sự phân chia này, học sinh lớp 1, 2, 3 thuộc giai đoạn Học để biết đọc
(bước đầu có khả năng giải mã và đọc trôi chảy), còn học sinh lớp 4, 5 cấp Tiểu học
bắt đầu bước vào thời kì đọc để phục vụ việc học. Từ sự phân chia trên, tác giả cũng
rút ra những kết luận sư phạm đáng lưu ý: Đọc là một năng lực quan trọng được hình
thành, rèn luyện và phát triển suốt cuộc đời con người với những yêu cầu và kĩ năng
tương ứng cho từng giai đoạn. Do vậy, dạy học sinh học đọc và dạy cách đọc là
nhiệm vụ quan trọng của nhà trường ở mọi cấp học, mọi bậc học, mọi môn học.