Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1454

Đặt tiền để bảo đảm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HÀ DUY HOÀNG NAM

ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Võ Thị Kim Oanh

Học viên : Hà Duy Hoàng Nam

Lớp : Cao học Luật, Khóa 32

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân

tôi. Mọi lý luận, nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích

dưới sự hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, trích dẫn, ví dụ đều

có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm độ tin cậy, khách quan, chính xác.

Người cam đoan

Hà Duy Hoàng Nam

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật Hình sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự

CHXHCNVN : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

TTHS : Tố tụng Hình sự

VAHS : Vụ án Hình sự

VNDCCH : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

BPNC : Biện pháp ngăn chặn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO

ĐẢM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM....................................... 8

1.1. Lý Luận chung về biện pháp đặt tiền để bảo đảm............................ 8

1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 8

1.1.2. Ý nghĩa của đặt tiền để bảo đảm..................................................... 10

1.2. Cơ sở quy định biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình

sự Việt Nam................................................................................................ 13

1.3. Quá trình phát triển của pháp luật tố tụng hình sự về đặt tiền để

bảo đảm từ 1945 đến trước 2015 ............................................................. 15

1.3.1. Từ 1945 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 1988. 15

1.3.2. Từ năm 1988 đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003...................... 19

1.3.3. Từ 2003 đến trước năm 2015.......................................................... 20

1.4. Biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự một số nước

trên thế giới................................................................................................ 30

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015 VỀ

BIỆN PHÁP ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.. 35

2.1. Quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2015 về đặt tiền để bảo đảm.. 35

2.1.1. Căn cứ áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm ............................. 35

2.1.2. Đối tượng áp dụng đặt tiền để bảo đảm ......................................... 38

2.1.3. Thẩm quyền, thủ tục và thời hạn áp dụng đặt tiền để bảo đảm...... 40

2.2. Thực tiễn áp dụng, bất cập và nguyên nhân ................................... 49

2.2.1. Thực tiễn áp dụng ........................................................................... 49

2.2.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân................................................... 56

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ĐẶT

TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM .................................................................................... 59

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng đặt tiền để bảo đảm ............. 59

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng đặt tiền để bảo đảm........... 61

3.2.1. Giải pháp về pháp luật.................................................................... 62

3.2.2. Giải pháp khác ................................................................................ 64

KẾT LUẬN.................................................................................................... 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm

giam, thể hiện tính nhân đạo trong tố tụng hình sự và hướng tới mục tiêu xây

dựng nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa. Dựa trên tinh thần cải cách tư

pháp của Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị trong thời

kỳ hội nhập: “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng

tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý

người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình

phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm”

Biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong Tố tụng hình sự

không cách ly bị can, bị cáo khỏi xã hội; làm cho tâm lý bị can, bị cáo thoải

mái hơn khi đưa ra xét xử. Hơn nữa, nếu áp dụng biện pháp này có thể góp

phần làm giảm việc bắt giữ người trái pháp luật, giảm bớt các vụ án oan

sai. Đồng thời, trong thực tế cũng làm giảm sự quá tải tại các trại tạm giam,

nhà tạm giữ.

Trong BLTTHS 1988 đã đề cập đến biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc

tài sản có giá trị để bảo đảm nhưng quy định chung chung và chỉ áp dụng

được đối với người nước ngoài. BLTTHS 2003 biện pháp đặt tiền hoặc tài

sản có giá trị để bảo đảm đã quy định rõ hơn, mở rộng đối tượng áp dụng,

chủ thể tiến hành. Hiện nay, biện pháp này được quy định tại điều 122

BLTTHS 2015 đã quy định cụ thể hơn và rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp

dụng BLTTHS 2003 đã bỏ đi cụm từ “hoặc tài sản có giá trị” vì thực tiễn áp

dụng nếu cho đặt tài sản có giá trị để bảo đảm thì bao gồm những loại tài sản

nào, có giá trị bao nhiêu đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng

khi áp dụng1

. Quan điểm của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp là giảm các

biện pháp mang tính giam giữ và tăng các biện pháp không giam giữ. Tuy

nhiên, thực tiễn áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm còn ít và khi nghiên

cứu học viên nhận thấy có các vấn đề:

1 Võ Thị Kim Oanh (Chủ biên) (2016), Bình luận những điểm mới cơ bản của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm

2015, Nhà xuất bản Hồng Đức.

2

Quy định có cụ thể, nhưng thực tế rất ít trường hợp được áp dụng mà

nguyên nhân chủ yếu là cơ quan tố tụng ngại, lo có thể phát sinh những

tình huống phức tạp, không đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử2

. Ví

dụ vụ việc cụ thể: Vụ tai nạn nghiêm trọng ở khu vực Hàng Xanh (Q.Bình

Thạnh, TP.HCM). Khuya 21.10.2018, bà Nguyễn Thị Nga (47 tuổi, ngụ

Q.12, TP.HCM) sau khi nhậu đã điều khiển ô tô BMW chạy trên đường

Điện Biên Phủ, hướng từ Q.1 về Q.Bình Thạnh với tốc độ cao. Đến ngã tư

Hàng Xanh, xe của bà Nga tông vào nhiều xe máy đang dừng đèn đỏ và 1

taxi làm 1 người tử vong, nhiều người bị thương... Cơ quan CSĐT Công an

Q.Bình Thạnh đã khởi tố vụ án “vi phạm các quy định về tham gia giao

thông đường bộ”, khởi tố, bắt tạm giam bà Nga để phục vụ điều tra. Bị can

cùng gia đình có đề nghị được đặt tiền để tại ngoại; cơ quan tiến hành tố

tụng liên quan có xin ý kiến cấp trên, nhưng do vụ án đang được dư luận

quan tâm, việc đặt tiền bảo đảm lại chưa thực hiện bao giờ nên các cơ quan

tiến hành tố tụng ngại áp dụng. Tháng 02/2019 cơ quan điều tra Công an

Quận Bình Thạnh thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi

khỏi nơi cư trú, đồng thời có lệnh cấm xuất cảnh đối với bà Nga. Lý do bị

can được tại ngoại là: “có nơi cư trú rõ ràng, được bảo lãnh của gia đình, có

7 bị hại có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can, đồng thời bà

Nga tích cực bồi thường cho bị hại nên không nhất thiết phải tạm giam.

Như vậy, cơ quan điều tra Công an Quận Bình Thạnh đã không áp dụng

biện pháp đặt tiền để bảo đảm mà quyết định áp dụng biện pháp cấm đi

khỏi nơi cư trú. Đây là một lựa chọn không thể khác hơn vì sau khi cân

nhắc kỹ, xét thấy việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mang lại

hiệu quả cao hơn, đảm bảo hơn khi có sự kết hợp giám sát bị can từ chính

quyền địa phương3

.

Đối tượng đặt tiền để bảo đảm còn hẹp, theo quy định hiện nay chỉ là

bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ

4

. Vụ việc cụ thể: Cuối năm

2 Phan Thương, Đặt tiền để được tại ngoại, vì sao ít áp dụng?, https://thanhnien.vn/thoi-su/dat-tien-de-duoc￾tai-ngoai-vi-sao-it-ap-dung-1090875.html, (truy cập ngày 25/02/2020).

3 Phạm Thị Tuyết Mai (2020), Biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, Kỷ yếu hội

thảo biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự ngày 29/7/2020.

4 Phạm Thị Tuyết Mai (2020), tlđd (3).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!