Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ KIM ÂU
ĐẶT TIỀN HOẶC TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ
ĐỂ BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ KIM ÂU
ĐẶT TIỀN HOẶC TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ
ĐỂ BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự - Mã số: 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY THUÂN
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn thạc sỹ “Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm
trong tố tụng hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực
hiện. Những tài liệu, số liệu được sử dụng trong Luận văn bảo đảm tính khách quan,
chính xác. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào.
TÁC GIẢ
Lê Thị Kim Âu
CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ANĐT : An ninh điều tra
CSĐT : Cảnh sát điều tra
ĐTV : Điều tra viên
TAND : Tòa án nhân dân
TTHS : Tố tụng hình sự
VKS` : Viện kiểm sát
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. Nhận thức chung về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có
giá trị để bảo đảm trong tố tụng hình sự 5
1.1. Những vấn đề lý luận về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có
giá trị để bảo đảm 5
1.2. Lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp đặt
tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm 17
1.3. Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong
tố tụng hình sự một số nước trên thế giới 22
Chƣơng 2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và
thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp đặt tiền hoặc
tài sản có giá trị để bảo đảm 28
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về biện
pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm 28
2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị
để bảo đảm 43
Chƣơng 3. Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện
pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm 61
3.1. Dự báo 61
3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp
đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong tố tụng
hình sự 63
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, tình hình tội phạm ngày càng diễn
biến phức tạp hơn. Để đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đạt hiệu quả, các
cơ quan tiến hành tố tụng thường áp dụng biện pháp tạm giam mặc dù luật tố tụng hình
sự quy định nhiều biện pháp khác như: bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài
sản có giá trị để bảo đảm. Những năm qua, cán bộ làm công tác đấu tranh, phòng ngừa,
xử lý tội phạm ở nước ta vẫn chưa mạnh dạn áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc
tài sản có giá trị để bảo đảm và hiện nay đang có xu hướng lạm dụng biện pháp tạm giam.
Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác tư pháp và chủ trương cải cách, xây
dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2020, Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị
quyết như: Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002; Nghị quyết 48/NQ-TW ngày
24/5/2005; Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị. Trong đó, Nghị
quyết 08/NQ-TW đã nêu lên quan điểm chỉ đạo về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời
gian tới, Nghị quyết nêu rõ “…nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế việc áp
dụng biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội”.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, biện pháp đặt tiền hoặc tài
sản có giá trị để bảo đảm là một trong các biện pháp ngăn chặn độc lập. Về lý luận, biện
pháp này không những có ý nghĩa đảm bảo quyền con người của bị can, bị cáo mà về
phương diện kinh tế, biện pháp này cũng mang nhiều ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, trong
thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng rất ít áp dụng mà thay vào đó, biện pháp tạm giam
được áp dụng phổ biến hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài là này hết sức cần thiết và
cấp bách, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn. Do
vậy, tác giả chọn vấn đề “Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong tố tụng hình sự
Việt Nam” để làm đề tài luận văn Thạc sỹ.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ngoài các giáo trình luật tố tụng hình sự, còn có một số sách chuyên khảo về các
biện pháp ngăn chặn, trong đó có đề cập đến biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để
bảo đảm như:
- Nguyễn Mai Bộ (1997), “Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Duy Thuân (1999), “Các biện pháp ngăn chặn trong TTHS”, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội.
- Nguyễn Vạn Nguyên (1995), “Các biện pháp ngăn chặn và những vấn đề nâng
cao hiệu quả của chúng”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
Ngoài ra, còn có các bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí chuyên ngành
như:
- Nguyễn Hoài Nam (2007), “Điều 93 BLTTHS năm 2003 cần được giải thích và
hướng dẫn thực hiện”, Tạp chí Kiểm sát, Số 09.
- Phạm Thanh Bình (2007), “Nâng cao hiệu quả biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc
tài sản có giá trị để bảo đảm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 02.
- Phạm Ngọc Ánh (2010), “Những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các biện
pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
08.
- Lê Thị Kim Âu (2011), “Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm và
một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện biện pháp này theo tinh thần cải cách tư pháp”, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 04.
- Đường Nguyễn Thanh Thảo (2008), “Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị
bảo đảm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, khóa luận cử nhân.
Tuy nhiên, khi tham khảo nội dung các công trình khoa học, bài nghiên cứu nêu
trên tác giả luận văn nhận thấy người viết chủ yếu phân tích điều luật, nêu lên những
vướng mắc không thể áp dụng vào thực tiễn. Đặc biệt trong số đó có khóa luận tốt nghiệp
cử nhân, nghiên cứu về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm một cách có
hệ thống nhưng chưa phân tích sâu nguyên nhân, thực trạng cũng như kiến nghị giải pháp
hoàn thiện một cách cụ thể.
3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật về
biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp đăt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp đặt tiền
hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
- Nghiên cứu, làm rõ quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp đặt tiền
hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
- Khảo sát thực trạng áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.
- Đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả biện pháp đặt tiền hoặc tài
sản có giá trị để bảo đảm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để
bảo đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung, luận văn nghiên cứu biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để
bảo đảm theo quy định của luật tố tụng hình sự hiện hành.
+ Về không gian, tác giả khảo sát thực tiễn áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản
có giá trị trên phạm vi toàn quốc; trong đó tập trung những địa bàn trọng điểm về tình
hình trật tự an toàn xã hội.
+ Về thời gian, khảo sát thực trạng áp dụng pháp luật từ năm 2003 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Nhằm tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận luận văn một cách
thuận lợi, rõ ràng, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng phương pháp duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là: phương
pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sát thực tế, chuyên gia.
4
6. Ý nghĩa khoa học của luận văn
- Góp phần đảm bảo quyền con người của bị can, bị cáo và các quyền tự do về
thân thể của mọi công dân.
- Thành công của luận văn sẽ góp phần làm rõ lý luận khoa học, cơ sở pháp lý về
chế định đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm; qua đó hoàn thiện pháp luật tố tụng hình
sự, đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống.
Ngoài ra, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên luật, những nhà
nghiên cứu quan tâm đến biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Nhận thức chung về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo
đảm trong tố tụng hình sự
Chương 2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và thực trạng áp dụng
pháp luật về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm
Chương 3. Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc
tài sản có giá trị để bảo đảm