Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đáp án – Chiến lược đổi mới
IPP105_CLDM_DapAn_v1.0012106227 Powered by TOPICA 113
ĐÁP ÁN
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI
VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP
1. Trong doanh nghiệp, việc đổi mới thông thường sẽ xuất phát từ việc thay đổi công nghệ để
tạo ra sản phẩm mới. Trên thực tế, thành công của một số doanh nghiệp khi đổi mới công
nghệ có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Chủ động xây dựng chương trình mở rộng
sản xuất và lập kế hoạch phát triển lâu dài; cập nhật thông tin về công nghệ liên quan sản
xuất của ngành mình; tạo môi trường thuận lợi để kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ, thử
nghiệm, thảo luận và phát triển ý tưởng của các thành viên trong doanh nghiệp; đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ công nghệ phù hợp quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất.
Tuy nhiên đổi mới trong doanh nghiệp không chỉ là đổi mới công nghệ. Ý kiến trên chưa diễn
tả hết quan điểm đổi mới của doanh nghiệp, bởi vì bên cạnh sự đổi mới về công nghệ, doanh
nghiệp sẽ thực hiện những đổi mới khác như đổi mới về quản lý, về nhân sự, về sản phẩm,
thị trường…
2. Khi hoạch định đổi mới, các công ty cần phải tính toán kỹ về các nguồn lực cho đổi mới bao
gồm: Tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất…Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp quyết định tìm
kiếm một khoản vay mới, doanh nghiệp Hải Anh đã không tính toán kỹ tình hình tài chính
của các hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, một trong những lý do chính ảnh hưởng tới đổi mới
công nghệ của công ty, đó là công ty đã không tính toán kỹ những yếu tố trong đó có yếu tố
tài chính. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi tiến hành chiến lược đổi mới
bởi vì đây là yếu tố cần cho bất kỳ dự án nào của doanh nghiệp.
3. Trên thị trường ngành điện của Việt Nam, trong năm 2012, mặc dù đã tiến hành vận hành thị
trường phát điện cạnh tranh, tuy nhiên trong thị trường phát điện cạnh tranh, toàn bộ điện
năng phát của các nhà máy điện được bán cho đơn vị mua buôn duy nhất, lịch huy động các
tổ máy được lập căn cứ trên bản chào giá theo chi phí biến đổi. Điện năng mua bán được
thanh toán theo giá hợp đồng và giá thị trường giao ngay của từng chu kỳ giao dịch thông qua
hợp đồng khác.
Các đơn vị tham gia cạnh tranh phát điện gồm các nhà máy điện có công suất đạt từ 30 MW
trở lên, đấu nối vào lưới điện quốc gia (trừ các nhà máy điện gió, điện địa nhiệt). Đơn vị mua
buôn duy nhất là Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đơn vị vận hành
hệ thống điện và thị trường điện là Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia. Đơn vị cung
cấp dịch vụ truyền tải điện là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia. Chính vì vậy, tại một sở
điện lực địa phương, giám đốc đã đưa ra chiến lược và quyết định đổi mới không hợp lý, bởi
vì trên thực tế khách hàng ở trên địa bàn nào thì vẫn phải mua điện tại địa bàn đó do đặc điểm
của việc truyền tải điện (khoảng cách càng xa thì sẽ càng tổn thất điện năng). Nên chiến lược
tập trung về giá và Marketing là không hợp lý và không thể là mục tiêu tăng trưởng
của EVN.