Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Đào tạo công chức trong cơ quan chuyên môn của Uỷ ban hành chính tỉnh Savanakhet Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VIENGMANY ANOUVONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Định hướng nghiên cứu
Mã số : 8380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ VĂN NHIÊM
Học viên: VIENGMANY ANOUVONG
Lớp: Cao học Luật, Khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
dược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn
VEINGMANY ANONVONG
LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ cửa Lãnh đạo Sở Tư pháp, Lãnh
đạo và công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Savannakhet, công chức của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, một số cán bộ hưu trí của ngành
tổ chức đã cung cấp số liệu, thông tin cùng những đóng góp ý kiến quý báu cho luận
văn và sự góp ý, hướng dẫn nhật tình, trách nhiệm của Thầy PGS.TS Vũ Văn
Nhiêm, trưởng Khoa Luật Hiến pháp- Hành chính, trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn !
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CB, CC Cán bộ, công chức
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
ĐT, BD Đào tạo, bồi dưỡng
HCNN Hành chính nhà nước
NDCM Nhân dân cách mạng
QLNN Quản lý nhà nước
UBND Uỷ ban nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐÂU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC TRONG CƠ
QUAN CHUYÊN MÔN CỦA UỶ BAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH..................8
1.1. Khái quát về công chức trong cơ quan chuyên môn của Ủy ban hành
chính cấp tỉnh.........................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm công chức..................................................................................8
1.1.2. Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban hành chính cấp tỉnh.....................10
1.1.3. Công chức và vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban
hành chính cấp tỉnh ............................................................................................12
1.2. Khái niệm, vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến Đào tạo công
chức .......................................................................................................................14
1.2.1. Khái niệm đào tạo công chức...................................................................14
1.2.2. Vai trò của đào tạo công chức .................................................................15
1.2.3. Nội dung về đào tạo công chức................................................................23
1.2.4. Hình thức đào tạo công chức ...................................................................25
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo công chức .........................................27
1.3. Kinh nghiệm đào tạo công chức của một số quốc gia trên thế giới và bài
học kinh nghiệm rút ra từ việc đào tạo công chức ở các nước có thể vận dụng
và thực hiện ở tỉnh Savannakhet........................................................................30
1.3.1. Kinh nghiệm đào tạo công chức của một số quốc gia trên thế giới.........30
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đào tạo công chức ở các nước có thể
vận dụng và thực hiện ở tỉnh Savannakhet.........................................................32
Tiểu kết chương 1....................................................................................................34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN CỦA ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH SAVANNAKHET
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO............................................35
2.1. Thực trạng đào tạo công chức trong cơ quan chuyên môn của Ủy ban
hành chính tỉnh ....................................................................................................35
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy trong cơ quan chuyên môn của Ủy ban hành
chính tỉnh Savannakhet ......................................................................................35
2.1.2. Số lượng, độ tuổi, trình độ, ngạch của công chức trong cơ quan chuyên
môn của Ủy ban hành chính tỉnh Savannakhet..................................................35
2.1.3. Thực trạng đào tạo công chức trong cơ quan chuyên môn của Uỷ ban
hành chính tỉnh Savanakhet ...............................................................................42
2.2. Công tác đào tạo công chức trong cơ quan chuyên môn của Ủy ban hành
chính tỉnh Savannakhet giai đoạn 2016-2019....................................................44
2.2.1. Các quy định và định hướng quan điểm, nguyên tắc của Trung ương của
tỉnh Savannakhet về đào tạo công chức .............................................................44
2.2.2. Việc triển khai và tổ chức thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, xác định và
quán triệt tiêu chuẩn cán bộ trong cơ quan chuyên môn của Ủy ban hành chính
tỉnh theo yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế .......................................................................................................45
2.2.3. Về xây dựng quy hoạch, đào tạo công chức.............................................46
2.2.4. Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, sử dụng, đội ngũ công chức trong
cơ quan chuyên môn của Ủy ban hành chính tỉnh .............................................48
2.2.5. Kết quả đào tạo công chức trong cơ quan chuyên môn của Ủy ban hành
chính tỉnh giai đoạn 2016-2019 .........................................................................49
2.2.6. Đánh giá kết quả công tác đào tạo công chức trong cơ quan chuyên môn
của Ủy ban hành chính tỉnh Savannakhet giai đoạn 2016-2019 .......................51
Tiểu kết chương 2....................................................................................................56
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN CỦA ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH SAVANNAKHET,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI
...................................................................................................................................57
3.1. Phương hướng, mục tiêu công tác cán bộ, công chức của tỉnh
Savannakhet đến năm 2025 ................................................................................57
3.1.1. Phương hướng..........................................................................................57
3.1.2. Mục tiêu....................................................................................................58
3.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo công chức trong cơ quan chuyên
môn của Ủy ban hành chính tỉnh Savannakhet giai đoạn 2020 – 2025 ..........59
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo công chức trong cơ
quan chuyên môn của Ủy ban hành chính tỉnh Savannakhet trong thời gian
tới...........................................................................................................................61
3.3.1. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, xác định rõ và quán triệt tiêu chuẩn cán
bộ cơ quan cấp tỉnh theo yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế ...............................................................................61
3.3.2. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, đào tạo công chức ...............62
3.3.3. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả, đội ngũ công chức trong cơ quan
chuyên môn của Ủy ban hành chính tỉnh ...........................................................65
Tiểu kết chương 3....................................................................................................71
KẾT LUẬN..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trải qua quá trình hoạt động cách mạng, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã
lựa chọn, rèn luyện và hình thành được đội ngũ cán bộ, công chức dày dạn kinh
nghiệm trong chiến đấu và công tác, nắm vững và biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác Lênin, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, có uy tín cao trong Đảng và nhân dân.
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức còn
có những hạn chế, chưa theo kịp sự tiến triển của tình hình mới. Đảng nhân dân
cách mạng Lào đã chỉ ra rằng, sự trì trệ, bảo thủ trên nhiều mặt của công tác cán bộ
trong nhiều năm qua là một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự trì trệ trong tổ
chức thực hiện và nhiều mặt khác. Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,
Đảng ta đã nêu rõ “Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc càng
phức tạp, vai trò lãnh đạo của Đảng càng tăng thì vị trí quyết định của công tác cán
bộ, đặc biệt là của việc bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt càng lớn”.
Hiện nay, nước Công hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đang ở chặng
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Quy mô, tầm cỡ, tính chất phức tạp
của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cuộc chiến đấu không khoan nhượng về
ý thức chính trị giữa nhân dân Lào với các thế lực thù địch và ngay trong nội bộ đất
nước đang đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng. Muốn thế, Đảng phải tiếp tục đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy trước
hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức, đổi mới công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ,
đổi mới phong cách lãnh đạo. Trong đó đổi mới về công tác cán bộ là khâu trọng
yếu có quan hệ khăng khít và tác động qua lại với đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức,
đổi mới phong cách. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại việc tổ chức thực
hiện mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là nhân tố
quyết định việc thực hiện thành công quá trình đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về
kinh tế - xã hội cũng như tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế. Do đó, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững
vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.