Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI QUY NHƠN
LÊ THANH NHƠN
ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VÂN CANH,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngành: Chính trị học
Mã ngành: 8310201
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. LÊ VĂN ĐÍNH
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Quy Nhơn và
dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo, luận văn thạc sỹ “Đào
tạo và bồi dưỡng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở huyện Vân
Canh, tỉnh Bình Định” đã đƣợc hoàn thành.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
thầy giáo, cô giáo ở Trƣờng Đại học Quy Nhơn; đặc biệt là PGS.TS. Lê Văn
Đính đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn Phòng Nội vụ, Cục Thống kê, Phòng Dân tộc
huyện Vân Canh; cán bộ, công chức tại các phòng, ban, đơn vị ở UBND các
xã, Thị trấn trên địa bàn huyện Vân Canh tỉnh Bình Định và các cán bộ công
chức cấp xã tại các xã, thị trấn điều tra đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tác
giả thu thập tài liệu, nghiên cứu nghiệp vụ và hoàn thành đề tài nghiên cứu
của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Vân Canh, ngày…… tháng……. năm 2021
Học viên
Lê Thanh Nhơn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đào tạo và bồi dưỡng công chức cấp xã
người dân tộc thiểu số ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào
khác.
Các thông tin đƣợc trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
Vân Canh, ngày…. Tháng… năm 2021
Học viên
Lê Thanh Nhơn
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
6. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................... 8
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO VÀ BỒI
DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ............. 10
1.1. Công chức cấp xã và vai trò, đặc điểm của công chức cấp xã ngƣời
dân tộc thiểu số ............................................................................................ 10
1.1.1. Các khái niệm................................................................................ 10
1.1.2. Vai trò của công chức cấp xã ........................................................ 14
1.1.3. Đặc điểm công chức cấp xã và công chức cấp xã ngƣời dân tộc
thiểu số..................................................................................................... 15
1.2. Đào tạo và bồi dƣỡng công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số .......... 17
1.2.1. Khái niệm về đào tạo và bồi dƣỡng công chức cấp xã ................. 17
1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo và bồi dƣỡng
công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số ................................................ 20
1.2.3. Yêu cầu, đặc điểm đối với đào tạo và bồi dƣỡng công chức cấp
xã ở các địa phƣơng miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số ............ 27
1.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ,
công chức ngƣời DTTS của các huyện trong tỉnh có thể áp dụng cho
huyện Vân Canh........................................................................................... 31
1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Thạnh............................................ 31
1.3.2. Kinh nghiệm của huyện An Lão ................................................... 33
1.3.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác ĐTBD CBCC ngƣời
DTTS của các huyện có thể áp dụng cho Vân Canh: ............................. 35
Kết luận chƣơng 1........................................................................................ 36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG
CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA
BÀN CÁC XÃ, THỊ TRẤN, HUYỆN MIỀN NÚI VÂN CANH .................. 38
2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội các xã, Thị trấn của huyện
miền núi Vân Canh và sự tác động, ảnh hƣởng đến công tác đào tạo và
bồi dƣỡng công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số.................................... 38
2.1.1.Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội ở huyện miền núi
Vân Canh................................................................................................. 38
2.1.2. Tác động, ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến chất
lƣợng đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ công chức cấp xã ngƣời dân tộc
thiểu số trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn huyện Vân Canh............ 41
2.2. Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã và hoạt động đào tạo và bồi
dƣỡng công chức cấp xã ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định hiện nay....... 42
2.2.1.Khái quát đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Vân Canh, tỉnh
Bình Định hiện nay ................................................................................. 42
2.2.2. Hoạt động đào tạo và bồi dƣỡng công chức cấp xã đặc biệt khó
khăn ở huyện Vân Canh hiện nay ........................................................... 49
Kết luận chƣơng 2........................................................................................ 55
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƢỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MIỀN NÚI VÂN
CANH, TỈNH BÌNH ĐINH ............................................................................ 57
3.1. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo và bồi dƣỡng công
chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số huyện miền núi Vân Canh, tỉnh Bình Định. 57
3.1.1. Mục tiêu công tác đào tạo và bồi dƣỡng đối với đội ngũ công
chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số......................................................... 57
3.1.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo và bồi dƣỡng
công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số các xã đặc biệt khó khăn huyện
Vân Canh ................................................................................................. 58
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng đào tạo và bồi dƣỡng
công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số các xã đặc biệt khó khăn Vân Canh . 62
3.2.1. Nâng cao nhận thức đối với công tác đào tạo và bồi dƣỡng
công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số ................................................ 62
3.2.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch đào
tạo và bồi dƣỡng công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số.................... 65
3.2.3. Hoàn thiện về cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ giảng viên
phục vụ công tác đào tạo và bồi dƣỡng công chức cấp xã ngƣời dân
tộc thiểu số .............................................................................................. 69
3.2.4. Thực hiện tốt chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng theo chức danh, vị
trí việc làm; đổi mới chƣơng trình, giáo trình và phƣơng pháp giảng
dạy, học tập .............................................................................................. 70
3.2.5. Xây dựng quy chế quản lý cán bộ, công chức; hoàn thiện cơ
chế, chính sách đào tạo và bồi dƣỡng công chức cấp xã ngƣời dân tộc
thiểu số .................................................................................................... 73
3.2.6. Tăng cƣờng thanh tra, quản lý đào tạo, bồi dƣỡng công chức
cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số.................................................................. 75
Kết luận Chƣơng 3 ....................................................................................... 76
KẾT LUẬN..................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 82
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ ( BẢN SAO)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số TT Chữ viết tắt Ý nghĩa
1 CBCC Cán bộ, công chức
2 CCCX Công chức cấp xã
3 CNXH Chủ nghĩa xã hội
4 CQCX Chính quyền cấp xã
5 CĐ Cao đẳng
6 CN Cử nhân
7 DTTS Dân tộc thiểu số
8 ĐH Đại học
9 HTCT Hệ thống chính trị
10 KT - XH Kinh tế - xã hội
11 THCS Trung học cơ sở
12 THPT Trung học phổ thông
13 TC Trung cấp
14 SC Sơ cấp
15 LLCT Lý luận chính trị
16 UBND Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cấp xã là một cấp trong hệ thống chính quyền các cấp ở nƣớc ta, là bộ
phận cấu thành quan trọng của HTCT ở cơ sở. Chính vì vậy, hoạt động của
chính quyền cấp xã tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, trong đó, đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc
tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Đặc biệt, ở những vùng dân tộc và miền núi,
đội ngũ CBCC cấp xã ngƣời DTTS có vai trò hết sức quan trọng và có ý
nghĩa đặc biệt trong tình hình hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của công việc”
[29, tr.240], “Muôn việc muốn thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay
kém” [29, tr.269]. Ở mỗi địa phƣơng, đội ngũ công chức cấp xã chính là cầu
nối giữa dân với Đảng, giữa dân với nƣớc, có vai trò rất quan trọng trong việc
tổ chức và vận động nhân dân thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, góp phần tăng cƣờng khối đại đoàn kết
toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh
và đối ngoại tại mỗi địa phƣơng.
Các nghị quyết của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị, đặc biệt là Nghị
quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lƣợng hệ
thống chính trị cơ sở xã, phƣờng, thị trấn”; Kết luận số 64-KL/TW, ngày
28/5/2013 của Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa XI về “Một số vấn đề về tiếp tục
đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ƣơng đến cơ sở”; Hiến pháp
năm 2013; Luật Cán bộ, công chức năm 2008 hay Luật Tổ chức chính quyền
địa phƣơng năm 2015; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ƣơng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến
2
lƣợc, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Nghị quyết số 26-
NQ/TW ngày 19/5/2018) cùng các văn bản hƣớng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý để
từng bƣớc xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Chính vì vậy, nếu đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có vị
trí quan trọng trong bộ máy chính quyền cơ sở, thì đối với những vùng khó
khăn, vùng sâu, vùng xa đội ngũ cán bộ này càng có vai trò quyết định, nhất
là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa
IX "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung
ƣơng đến cơ sở" đã đặt ra mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc đi đôi với công tác xây dựng
đội ngũ cán bộ DTTS tại chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu
của địa phƣơng, củng cố HTCT cơ sở trong sạch, vững mạnh. Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định:
“Củng cố và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Thực hiện chính sách ƣu tiên trong đào tạo, bồi dƣỡng cán
bộ, trí thức là ngƣời dân tộc thiểu số…” [21, tr.122]. Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh cần phải nâng cao chất
lƣợng giáo dục - đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số. Trong đó, để thực hiện tốt việc đổi mới
công tác cán bộ, phải: “Tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, cấp ủy là ngƣời dân tộc
thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ” [23, tr.206].
Đối với huyện Vân Canh, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có 07 xã,
thị trấn với 48 thôn, làng, trong đó có 28 thôn, l`+
àng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống theo cộng đồng thuộc các
xã miền núi, vùng cao của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Dân số vùng dân
tộc thiểu số huyện Vân Canh có 28.355 ngƣời, trong đó ngƣời DTTS có 3.322
hộ với 9.966 ngƣời, với 02 dân tộc chính là dân tộc Chăm có 5.116 ngƣời và
3
dân tộc Bana có 4.730 ngƣời. Ngoài ra, còn một số dân tộc khác có số lƣợng
rất ít, sinh sống đan xen cùng các dân tộc khác, nhƣ Kinh, Mƣờng, Thái,
Nùng... Dân cƣ vùng DTTS và huyện miền núi Vân Canh phân bố phân tán,
đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo DTTS chiếm 24,79 % so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.
Trong những năm qua, việc phát triển nguồn nhân lực, củng cố hệ
thống chính trị cơ sở ở các xã, thị trấn huyện Vân Canh, nhất là việc đào tạo
và sử dụng công chức cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc cấp ủy, chính
quyền các cấp đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, đội ngũ công chức cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số xét về số
lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu có mặt chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao
cả trƣớc mắt và lâu dài, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công
chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số vốn đã yếu lại ít đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng.
Trong khi đó, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức là một trong những nội
dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc về công chức, viên chức trong xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, việc nghiên cứu,
đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực đội
ngũ công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình
Định trong giai đoạn hiện nay là một việc làm hết sức cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đặt ra, tác giả
chọn đề tài: “Đào tạo và bồi dưỡng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số
ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định” để làm đề tài Luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành Chính trị học vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công
chức từ trƣớc đến nay đã đƣợc nhiều nhà khoa học, quản lý quan tâm nghiên
cứu. Nhiều công trình khoa học đã đƣợc công bố, trong đó một số công trình
tiêu biểu liên quan đến đề tài nhƣ: