Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ quan tổng liên đoàn lao động việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
103
Kích thước
628.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1630

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ quan tổng liên đoàn lao động việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

------------/------------ ----/----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ HÀ MY

ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CƠ

QUAN TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUY N NG C ĐÀO Ễ Ọ

HÀ NỘI - NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ

quan Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam” là sản phẩm do chính tác giả tự

nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tế, thu thập tài liệu, xây dựng nội dung của

đề tài nghiên cứu. Luận văn là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm

túc của bản thân tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Ngọc Đào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2017

Tác giả Luận văn

Lê Thị Hà My

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban

Giám đốc Học viện, các Thầy, Cô tại Học viện Hành chính đã trang bị những

kiến thức cần thiết để tác giả có thể hoàn thành luận văn của mình. Đặc biệt là

sự hướng dẫn tận tình, sâu sắc và trách nhiệm của PGS.TS.Nguyễn Ngọc Đào

trong suốt quá trình tổ chức nghiên cứu đề tài và viết luận văn.

Đồng thời xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các

cán bộ, công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã giúp tôi

hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu

sót. Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy, cô giáo và sự góp ý của

các bạn để luận văn được bổ sung hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2017

Tác giả Luận văn

Lê Thị Hà My

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... - 1 -

1.Lý do chọn đề tài luận văn ................................................................... - 1 -

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ......................... - 2 -

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ................................................... - 3 -

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn................................ - 4 -

5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............................................. - 4 -

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ......................................... - 4 -

7. Kết cấu của luận văn ............................................................................ - 5 -

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC.............................................................................................. - 6 -

1.1.Khái quát về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ....................... - 6 -

1.1.1.Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng ................................................................. - 6 -

1.1.2.Khái niệm cán bộ, công chức .................................................................. - 7 -

1.1.3.Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ............................... -10-

1.2.Quản lý nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức .......- 11 -

1.2.1.Đường lối của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ......... -14-

1.2.2.Chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức ................................................................................................................... -17-

1.3.Các yếu tố ảnh hƣởng tới đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức - 21 -

1.3.1.Hình thức và phương pháp ĐT,BD CB,CC ............................................ -21-

1.3.2.Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ..................... -21-

1.3.3.Đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng ................................ -22-

1.3.4.Quy trình đào tạo, bồi dưỡng ................................................................. -23-

1.3.5.Nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng ........................................................ -26-

1.4. Kinh nghiệm đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức ở một số nƣớc- 27 -

1.4.1. Kinh nghiệm đào tạo cán bộ công chức của Học viện Quan hệ lao động

Trung Quốc ....................................................................................................... -27-

1.4.2. Kinh nghiệm đào tạo cán bộ công chức của Học viện Quốc tế Lao động

và quan hệ xã hội Belarus................................................................................ -28-

1.4.3. Kinh nghiệm đào tạo cán bộ công chức theo phương pháp vòng tròn

học tập của Công đoàn Thuỵ Điển (LO-TCO) ............................................. -29-

1.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam............................................... -31-

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC CƠ QUAN TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

HIỆN NAY ................................................................................................. -34-

2.1. Giới thiệu về cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ....... -34-

2.2.Thực trạng cán bộ, công chức cơ quan TLĐ LĐVN .................... -38-

2.2.1.Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan TLĐLĐVN ... -38-

2.2.2.Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan TLĐLĐVN .......................... -41-

2.3.Thực trạng quản lý đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cơ quan

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. ................................................... -46-

2.3.1.Những tác động đối với công tác quản lý ĐTBD CB,CC cơ quan TLĐ

LĐVN................................................................................................................ -46-

2.3.2.Những đặc điểm nổi bật của công tác ĐT,BD CB,CC cơ quan TLĐ

LĐVN................................................................................................................- 49 -

2.3.3.Thực trạng công tác quản lý ĐT,BD CB,CC cơ quan TLĐ LĐVN .. - 51 -

2.4. Đánh giá chung về công tác đào tạo, bồi dƣỡng và quản lý đào tạo,

bồi dƣỡng cán bộ công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam .......................................................................................................... -67-

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO

TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CƠ QUAN TỔNG LIÊN

ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM............................................................. -72-

3.1.Dự báo hoạt động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong những

năm tới ..................................................................................................... -72-

3.2. Những thuận lợi và khó, khăn thách thức của quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế đối với công tác ĐT,BD CB,CC cơ quan TLĐ LĐVN- 73 -

................................................................................................. -73-

3.2.2. Nhữ ................................................................. -74-

3.3.Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng

cán bộ, công chức cơ quan TLĐ LĐVN ............................................... -75-

3.3.1. Quan điểm về đào tạo CB,CC ............................................................... -75-

3.3.2.Mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ

quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam .................................................... -77-

3.4.1.Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ............................ -79-

3.4.2.Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế, chính sách ............................. -81-

3.4.3.Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở nâng cao ý

thức tự học, từ bồi dưỡng của cán bộ công chức .......................................... -82-

3.4.4.Nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức ... -83-

3.4.5.Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo,

bồi dưỡng .......................................................................................................... -86-

3.4.6.Đổi mới chế độ tài chính trong đào tạo, bồi dưỡng ............................. -86-

3.4.7.Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức .......................................................................................................... -87-

3.4.8.Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức cơ quan TLĐ LĐVN .............................................................................. -89-

KẾT LUẬN ................................................................................................ -92-

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. -94-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU Ý NGHĨA

1 CB,CC Cán bộ, công chức

2 ĐT,BD Đào tạo, bồi dưỡng

3 QLNN Quản lý nhà nước

4 TLĐ LĐVN Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Hơn 80 năm phát triển và trưởng thành, Công đoàn Việt Nam với đại

diện là cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thay mặt cho công

nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, tham

gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ

của công nhân, viên chức và lao động.

Trải qua các chặng đường cách mạng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam và đội ngũ công nhân lao động luôn giữ gìn và phát huy bản chất, truyền

thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam; thực hiện sứ mệnh lịch sử to

lớn, tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất

nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai

cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, đóng góp xứng

đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để khắc phục khó khăn và phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt

được, một trong những yếu tố hàng đầu mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam phải chú trọng là luôn vững vàng về tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức

phải tâm huyết, bản lĩnh. Do đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức Công đoàn mà trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng nắm giữ vị trí đặc

biệt quan trọng.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho nền công vụ là một yếu tố

then chốt trong chiến lược quản lý phát triển nền công vụ của mỗi Quốc gia.

Ở nước ta, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức theo yêu cầu cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ

thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng

- 1 -

khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức trong việc nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ

trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước. Hiện nay, đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức vừa quan trọng lại vừa cấp bách do nền công vụ của chúng ta

đang trong giai đoạn chuyển đổi để hội nhập và phát triển, trong khi đó hiệu

quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không cao do các chương

trình đào tạo dài, nặng nề, chung chung, nhiều lý thuyết chưa gắn kết nhiều

với yêu cầu thực tiễn công vụ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không

thể có hiệu quả nếu không được khuyến khích sử dụng các kỹ năng mới,

không gắn kết đào tạo với quá trình phát triển nghề nghiệp và trách nhiệm

thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những khó khăn nêu trên cũng là một thực trạng trong công tác đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam thời điểm hiện tại. Vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam” làm

đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn đưa ra những quan điểm và

đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng

công tác đào tạo, bồi dưỡng, giúp xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cơ quan

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có tài, có tâm và có tầm.

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

ỞViệt Nam thời gian gần đây, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức đã thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều các nhà nghiên cứu.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã ít nhiều tập trung vào việc làm sáng

tỏ cơ sở lý luận, quan điểm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức hành

chính thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng như quá trình nâng cao

chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các nguyên tắc cơ bản khi

thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, chẳng hạn:

- 2 -

- Nguyễn Văn Chỉnh (chủ biên) (2000), “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí

Minh về công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ hiện nay”, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

- TS. Dương Văn Sao, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (chủ

biên), Nxb. Lao động, Hà Nội, 2006: "Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn

trong giai đoạn mới" Đây là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng

Liên đoàn của Viện Công nhân và Công đoàn, năm 2005. Trong đó, vấn đề

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn được đặt ra trong đề tài như một giải

pháp để nâng cao năng lực cán bộ công đoàn.

- PGS.TS Trần Đình Hoan (chủ biên): "Đánh giá, quy hoạch, luân

chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2009. Đây là kết quả nghiên cứu của

đề tài khoa học “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch,

luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước”. Trong đó, vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ được đặt ra trong

đề tài là một nội dung của công tác quy hoạch cán bộ nói chung của Đảng

Cộng sản Việt Nam.

- TS. Ngô Thành Can (4/2009), “Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng

thực hiện luật cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ.

Tuy nhiên, chưa có công trình nào trình bày một cách hệ thống cơ sở lý

luận và thực tiễn nội dung Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cơ quan

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Chính vì vậy, đây

cũng là cơ hội để tác giả tìm hiểu về các vấn đề cơ sở lý luận, thực trạng cũng

như đề xuất những phương hướng giải pháp đối với vấn đề này.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích: Luận văn góp phần sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng

quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để đề ra phương

- 3 -

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!