Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đạo đức sinh thái phật giáo và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên đại học sư phạm đà nẵng hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐẠO ĐỨC SINH THÁI PHẬT GIÁO VÀ VIỆC NÂNG CAO Ý
THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH VIÊN ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Trang
Lớp : 14SGC
GV hướng dẫn : ThS. Lê Đức Tâm
Đà Nẵng tháng 04 năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐẠO ĐỨC SINH THÁI PHẬT GIÁO VÀ VIỆC NÂNG CAO Ý
THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH VIÊN ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Trang
Lớp : 14SGC
GV hướng dẫn : ThS. Lê Đức Tâm
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Và được sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Lê Đức Tâm. Các nội dung nghiên cứu , kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước
đây. Những số liệu và thông tin thu thập phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lưu Thị Trang
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến quý thầy cô khoa Giáo dục Chính trị, các thầy cô khoa Kinh tế Chính trị
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, các thầy cô trong trường ĐHSP Đà Nẵng đã tận
tình dạy dỗ tôi trong 4 năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Đức Tâm, người
đã trực tiếp chỉ dạy, hướng dẫn và luôn hết lòng động viên tôi để hoàn thành đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn những lời động viên, những tình cảm thân thiết nhất
cùng với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập và thời gian
hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do hạn chế của bản thân về điều kiện thời
gian, trình độ nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các bạn nhận
xét và đóng góp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lưu Thị Trang
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
5. Bố cục của đề tài .....................................................................................................4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................................................................4
B. NỘI DUNG............................................................................................................8
CHƯƠNG 1. ĐẠO ĐỨC SINH THÁI PHẬT GIÁO.............................................8
1.1. Nguồn gốc, cơ sở hình thành Đạo đức sinh thái Phật giáo.............................8
1.1.1. Nguồn gốc, cơ sở về lịch sử, xã hội ..................................................................8
1.1.2. Nguồn gốc, cơ sở về nhận thức, tư tưởng .......................................................10
1.1.2.1. Thuyết Duyên khởi..............................................................................10
1.1.2.2. Thuyết vạn vật bình đẳng ....................................................................13
1.1.2.3. Thuyết nhân quả Phật giáo ..................................................................13
1.2. Một số vấn đề của đạo đức sinh thái Phật giáo .............................................15
1.2.1. Thực hiện lối sống thân thiện với môi trường và đề cao chuẩn mực đạo đức
hiếu sinh, không sát sinh ...........................................................................................16
1.2.2. Khơi dậy Phật tính, tránh xa sân hận ..............................................................21
1.2.3. Tạo dựng nghiệp thiện, tránh xa nghiệp ác.....................................................24
1.2.4. Nhận thức cuộc đời là vô ngã, vô thường .......................................................26
1.2.4.1. Vô ngã là thuyết về bản chất của sự tồn tại.........................................27
1.2.4.2. Vô thường là bản chất tồn tại thế giới.................................................28
Tiểu kết chương 1................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2. NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH
VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG HIỆN NAY……………......................32
2.1. Vấn đề môi trường và ý thức bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay .........32
2.1.1. Khái niệm Môi trường và Ý thức bảo vệ môi trường .....................................32
2.1.2. Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay ..................................35
2.1.2.1. Thực trạng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.............35
2.1.2.2. Ý thức bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.................................43
2.2. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm Đà
Nẵng hiện nay ..........................................................................................................48
2.2.1. Vị trí, tầm quan trọng của sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng....................48
2.2.2. Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học sư
phạm Đà Nẵng hiện nay............................................................................................51
2.2.3. Vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm
Đà Nẵng hiện nay......................................................................................................54
2.2.4. Một số đề xuất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học
Sư phạm Đà Nẵng hiện nay ......................................................................................55
Tiểu kết chương 2................................................................................................... 62
C. KẾT LUẬN .........................................................................................................64
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................68
1
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức Phật giáo, đặc biệt là đạo đức sinh thái Phật giáo, là một trong những
đóng góp tích cực của Phật giáo vào nhận thức đạo đức nói chung và nhận thức đạo
đức sinh thái của loài người nói riêng. Dựa trên các học thuyết triết học căn bản
như: Thuyết Duyên khởi, Thuyết Vạn vật bình đẳng, Thuyết Nhân quả báo ứng,
v.v... Phật giáo đã xây dựng nên các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức sinh thái căn
bản và có một ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với bản thân Phật giáo mà còn đối với
sự nghiệp giáo dục đạo đức sinh thái của nhân loại. Đạo đức sinh thái tưởng chừng
như đó là vấn đề của đời sống xã hội hiện đại nhưng thực ra nó lại có nguồn gốc sâu
xa trong lịch sử phát triển trong các học thuyết tư tưởng, các tôn giáo. Cũng
giống như nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, Phật giáo quan tâm đến đạo đức sinh thái
không phải là một nhận thức tiên tri đi trước thời đại, nó thực chất là một phần giáo
lý của tôn giáo này trong quan niệm về thế giới, về nhân sinh, ở đó việc đặt ra và
tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức sinh thái như là một trong những
giải pháp nhằm giúp mỗi chúng sinh tự tìm thấy con đường đi đến giải thoát.
Vấn đề môi trường sinh thái đang là một trong các vấn nạn của thế giới ngày
nay, đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Ngày nay môi trường đang bị đe dọa
trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển càng lúc càng cao, các nhà máy, công
trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải
nguy hại, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường toàn cầu hiện
nay đầy những yếu tố, nào là hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt…
Dưới đây chúng ta thử phân tích các vấn đề nghiêm trọng mà trái đất đang
phải chống chọi, đối mặt. Nguồn nước sạch cần cho cuộc sống con người đang ngày
càng bị khan hiếm. Hiện nay trên trái đất, diện tích nước chiếm tới khoảng 70% bề
mặt, tuy nhiên chỉ có khoảng 2% là nước phù hợp cho tiêu dùng, được coi là nước
sạch sử dụng được. Nhiều khu vực vẫn phụ thuộc vào lượng nước mưa dự trữ, nếu
khí hậu biến đổi thì nguồn nước cung cấp từ thiên nhiên là vô cùng khan hiếm, dẫn
đến thiếu nước nước cho sinh hoạt. Nhưng có nơi lại lũ lụt thiên tai, lũ quét làm phá
hủy hệ sinh thái tự nhiên và các công trình của con người xây dựng nên trong các