Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Sinh Trưởng Của Loài Cây Pơ Mu Fokienia Hodginsii Dunn A Henryet Thomas Tại Trạm Tấu Yên Bái
PREMIUM
Số trang
50
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1090

Đánh Giá Sinh Trưởng Của Loài Cây Pơ Mu Fokienia Hodginsii Dunn A Henryet Thomas Tại Trạm Tấu Yên Bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA LÂM HỌC

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên khóa luận: “ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA

LOÀI CÂY PƠ MU (Fokienia hodginsii (Dunn) A.

Henryet Thomas) TẠI TRẠM TẤU – YÊN BÁI ”

Giáo viên hướng dẫn :Th.S Phạm Thị Hạnh

Sinh viên thực hiện : Lục Thế Cầu

Mã sinh viên : 1753010733

Lớp : K62 - Lâm sinh

Hà Nội, 2021

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lâm Nghiệp là một ngành kinh tế đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng

trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế

giới, trong đó có Việt Nam. Nghề rừng là nghề tạo ra một loại tài nguyên thiên

nhiên có thể tái tạo được, có giá trị phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển,

giúp điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở,

hạn chế thiên tai lũ lụt hạn hán, chống thoái hóa đất và hoang mạc hóa, bảo tồn

đa dạng sinh học, cung cấp nguồn nhiên liệu sinh học thay thế nhiều nhiên liệu

hóa thạch và ứng phó tích cực, hiệu quả với biến đổi khí hậu toàn cầu; góp phần

hấp thụ và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tạo ra môi trường sống trong lành

cho con người và nhiều sinh vật trên Trái Đất. Bên cạnh đó nghề rừng còn cung

cấp cho các sản phầm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống,

cung cấp nơi ở và việc làm cho nhiều người dân có nguồn thu nhập để sinh sống.

Tuy nhiên, Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển nền kinh tế của đất

nước nhu cầu về gỗ và ngoài gỗ thì ngày càng tăng theo đó là sự khai thác rất

bừa bãi các nguồn tài nguyên rừng làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị cạn

kiệt, suy giảm một cách nghiêm trọng. Việc bị cạn kiệt, suy giảm tài nguyên

rừng làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội, còn có thể gây tổn hại

đến nguồn tài nguyên khác sống trong quần thể đó. Đảng và Nhà nước cần quan

tâm đến ngành Lâm nghiệp để đưa ra cách khắc phục vấn đề này, cần có các

biện pháp nhanh chóng để khôi phục rừng. Trong đó việc công tác trồng rừng là

một vẫn đề then chốt được Đảng và Nhà nước quan tâm đến. Để rút ngắn chu

kỳ kinh doanh, sản xuất cũng như thời gian hoàn thành nhiệm vụ trồng rừng,

phủ xanh đất trống, đồi trọc thì việc nghiên cứu sự lựa chọn loài cây, giống cây

mà sinh trưởng nhanh có tác dụng bảo vệ môi trường và đem lại hiệu quả kinh

tế cao là việc làm rất có ý nghĩa nhất.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì sự mất mát về đa dạng sinh học

cũng đã diễn ra, đặc biệt là các loài cây quý hiếm có nhiều giá trị như loài Pơ

mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) thuộc họ Hoàng

2

đàn(Cupressaceae) cũng đang đứng trước nguy cơ đó. Trong tiến trình phát triển

tiếp theo đòi hỏi chúng ta có nhận thức và hành động đầy đủ hơn để đạt được sự

bền vững, trong đó có nhu cầu nghiên cứu để bảo tồn các loài đặc hữu, quý hiếm

có nguy cơ tuyệt chủng và có nhiều giá trị không chỉ về sinh học, sinh thái môi

trường mà còn cho đời sống xã hội, trong đó có loài Pơ mu. Kết hợp việc nghiên

cứu, lựa chọn những loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Trạm

Tấu – tỉnh Yên Bái thì loài cây pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry

et Thomas) Có thể phát triển tốt và còn có khả năng trong việc cải tạo đất, có

khả năng thành công trong công việc trồng rừng và còn cải thiện giống. Ngoài

ra pơ mu còn được xem là rừng phòng hộ chắn gió, trống xói mòn, sạt lở thêm

vào đó là Pơ mu cũng là loài cây trồng làm giàu rừng đối với rừng nghèo và rừng

nghèo kiệt.

Và hiện nay loài cây Pơ mu đang đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh, ngoài

công tác bảo vệ theo pháp luật thì để bảo tồn hiệu quả loài này thì cần có những

kiến thức sâu về đặc tính sinh thái của chùng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó,

phải có hiểu biết đầy đủ về bản chất các quy luật sống của nó, trước hết phải biết

chúng phân bố ở đâu? Sống trong điều kiện nào? Quá trình sinh trưởng và phát

triển của chúng có những yếu tố nào chi phối?. Vậy nên tính cần thiết của đề tài

đưa ra cần có một nghiên cứu đánh giá các quá trình sinh trưởng của loài cây,

để từ đó đưa ra được các kỹ thuật lâm sinh phu hợp với từng điều kiện và mục

đích sử dụng của loài cây Pơ mu. Với ý nghĩa đó chúng tôi tiến hành đề tài:

“ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI CÂY PƠ MU (Fokienia

hodginsii (Dunn) A. Henryet Thomas) TẠI TRẠM TẤU – YÊN BÁI”.

3

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước

1.1.1. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái loài Pơ Mu

Cây Pơ Mu đã được nghiên cứu khá kỷ lưỡng về mặt phân loại thực vật

và phân bố trên thế giới: Chi Pơ Mu(danh pháp khoa học: Fokienia) là một chi

trong họ Hoàng đàn(Cupressaceae).Trong các đặc trưng của nó, chi Fokienia là

trung gian giữa hai chi Chamaecyparisvà Calocedrus, mặc dù về mặt di truyền

học thì nó gần gũi hơn với chi thứ nhất. Chi này chỉ có một loài còn sống là

cây Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas), trong các

tài liệu bằng tiếng nước ngoài như trong tiếng Anh gọi là Fujian cypress (tạm

dịch là Bách Phúc Kiến) và một loài chỉ còn ở dạng hóa thạch là Fokienia

ravenscragensis[23].

Loài hóa thạch Fokienia ravenscragensis đã được miêu tả là có từ thời kỳ

đầu của thế Paleocen(60-65 Ma). Loài này có ở miền Tây Nam

Saskatchewanvà vùng phụ cận Alberta, Canada[23]. Về phân bố sinh thái, yêu

cầu nơi sống (Habitat) của cây Pơ Mucho thấy Fokienia hodginsiilà loài cây có

nguồn gốc thực vật từ Đông Nam Trung Quốc đến Bắc Việt Nam (Hà Bắc, Hà

Giang, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu, Thanh Hoá,

Tuyên Quang, Yên Bái và Vĩnh Phú), đến Tây Nguyên (Đăk Lắk, Gia Lai,

Lâm Đồng)và Bắc Lào. Đây là loài cây không cần bóng che, sống trong điều

kiện lượng mưa cao trong năm. Xuất hiện trên đất mùn trên núi, đó là habitat

của Pơ Mu . Ở Việt Nam,Pơ mu xuất hiện trên đất hình thành trên đá limestone

hoặc granite ở độ cao trên 900 m so với mặt nước biển[28].

Về yêu cầu sinh thái trong gieo trồng cây Pơ Mucũng được nghiên cứu ở

Trung Quốc, cây con yêu cầu chế độ nhiệt ẩm khá khô vào mùa xuân, cần

bóng che ở giai đoạn non. Trong gây trồng nếu tưới quá nhiều cây sẽ chết.Cây

4

cao 12m trong điều kiện tự nhiên khi trồng với mật độ 2x1,8m trong 10 năm

đầu[27].

Về nghiên cứu hệ sinh thái rừng và các mối quan hệ sinh thái giữa các

loài

cho thấy hệ sinh thái rừng là một tổng hợp phức tạp các mối quan hệ lẫn nhau

của các quá trình, trong đó sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường

quá trình cơ bản nhất. Nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về sinh

thái,

đặc biệt là mối quan hệ giữa các loài thực vật, các quần thể đối với rừng mưa

nhiệt đới, trong đó đáng chú ý là công trình cấu trúc rừng mưa đã mang lại kết

quả có giá trị như Baur G.N (1964)[3] đã nghiên cứu các vấn đề về sinh thái

trong kinh doanh rừng mưa, phục hồi và quảnlý rừng mưa nhiệt đới. Odum E.P

(1971)[35] đã nghiên cứu các vấn đề về sinh thái nói chung và sinh thái trong

rừng mưa nhiệt đới làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sinh thái loài và

cấu trúc rừng. Nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới châu Á, Catinot

(1965)[4] cho thấy dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái

sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tái sinh này chỉ chú trọng đến các

phương thức tác động vào tái sinh nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh rừng đối

với những loài cây có giá trị kinh tế chưa chú trọng đến các đối tượng và mục

tiêu bảo tồn. Chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu về sinh thái quần thể có

phân bố Pơ Mu và mối quan hệ về phân bố, tái sinh của nó với các nhân tố sinh

thái.

1.1.2. Nghiên cứu về nhân giống loài Pơ Mu

Các loài cây lá kim được nhiều nước trên thế giới tập trung nghiên cứu,

ứng dụng giâm hom nhằm phục vụ cho các chương trình trồng rừng dòng vô

tính đã được tuyển chọn. Riêng hai nước Australia và Newzeland sản xuất

hàng năm trên 10 triệu cây hom P.ridiata, Canada sản xuất hàng năm trên 3

triệu cây hom Vân sam đen (Picea mariana), Vân sam (Picea sitchensis)được 3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!