Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá nhanh lượng các bon tích lũy trên mặt đất của một số trạng thái rừng tại xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bùi Văn Trường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 121 - 126
121
ĐÁNH GIÁ NHANH LƯỢNG CÁC BON TÍCH LŨY TRÊN MẶT ĐẤT
CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TẠI XÃ NAM MẪU, HUYỆN BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN
Bùi Văn Trường*
, Bùi Văn Tân, Đỗ Hoàng Chung
Trường Đại học Nông Lâm– ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Ước tính trữ lượng các bon tại một khoảng thời gian nhất định rất có ý nghĩa, bởi nó cho thấy tiềm
năng của thảm thực vật trong giải phóng hoặc tích lũy các bon. Thông qua kỹ thuật viễn thám và
các dữ liệu không gian các loại rừng chủ yếu tại xã Nam Mẫu đã được xác định. Trên cơ sở 8 điểm
đã được xác định, lượng các bon tích lũy trong các rừng chính đã được xác định thông qua phương
pháp đánh giá nhanh tích lũy các bon (RaCSA) của tổ chức ICRAF. Các bon tích lũy ở phần trên
mặt đất trong các trạng thái rừng được tính toán thông qua việc nhân hệ số 0.46 với giá trị thu
được của sinh khối trong các phần trên mặt đất như: tầng cây gỗ; cây gỗ đổ; tầng dưới tán và lớp
thảm mục. Kết quả thu được trữ lượng các bon của các trạng thái rừng là: Rừng tự nhiên ít bị tác
động (IIIb) đạt 379,29 (tấn C/ha); Rừng tự nhiên bị tác động mạnh (IIIa) đạt 96,24 (tấn C/ha);
Rừng phục hồi sau khai thác (IIb) đạt 87,37 (tấn C/ha); Rừng phục hồi sau nương rẫy (IIa) đạt
36,94 (tấn C/ha). Các yếu tố quyết định trữ lượng các bon là: nguồn gốc, cấu trúc về thành phần
loài, đặc trưng cấu trúc của các thành phần trong các trạng thái, mức độ tác động của các yếu tố
ngoại cảnh và nguồn gốc phục hồi rừng.
Từ khóa: Bắc Kạn, đánh giá nhanh, trạng thái rừng, tích lũy các bon, trên mặt đất
MỞ ĐẦU
*
Cácbon được luân chuyển trong chu trình
cácbon toàn cầu giữa bốn “bể chứa” lớn: hóa
thạch và cấu trúc địa chất, khí quyển, các đại
dương và các hệ sinh thái trên cạn [9]. Sự
dịch chuyển giữa các hồ xảy ra chủ yếu là
dịch chuyển cácbon dioxít (CO2) trong các
quá trình đốt cháy nhiên liệu, phân rã hóa học
và khuếch tán, quang hợp, hô hấp, phân hủy,
cháy rừng và đốt nhiên liệu sinh học hiếu khí
và trong lò. Trong trường hợp một thành phần
trong sinh quyển như sinh khối gỗ bị suy
giảm có nghĩa là các bon được giải phóng vào
khí quyển. Nếu sinh khối được tăng lên, nó
trở thành nơi tích lũy và do đó loại bỏ và
giảm được các bon từ khí quyển. Xu thế ngày
càng tăng lượng CO2 trong khí quyển [5],
một phần có thể được quy cho sinh khối
(nhiên liệu sinh học) của thế giới bị suy giảm.
Việc theo dõi tích lũy các bon của các thảm
thực vật toàn cầu là rất quan trọng. Ước tính
*
Tel:0974286646; Email:[email protected]
lượng tích lũy các bon tại một khoảng thời
gian nhất định rất có ý nghĩa, bởi nó cho thấy
tiềm năng của thảm thực vật để giải phóng
hoặc tích lũy cácbon.
Hệ sinh thái trên cạn đóng một vai trò quan
trọng trong chu trình các bon toàn cầu (C).
Rừng nhiệt đới ở Việt Nam liên tục thay đổi
do hệ quả của việc khai thác rừng và chuyển
đổi sang các loại hình sử dụng đất khác. Bởi
kết quả của những thay đổi này, những nghiên
cứu về tích lũy các bon của các hệ sinh thái
rừng đã được tiến hành trong vài năm qua ở
Việt Nam. Lượng các bon tích lũy trong các
loại rừng tự nhiên ở Việt Nam từ 66,05 –
206,23 tấn C/ha [1].
Xã Nam Mẫu nằm trong phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc
vùng núi đá vôi xen kẽ các thung lũng đất hẹp
thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Khu vực xã
nằm trong vùng caxtơ chợ Rã Ba Bể - Chợ
Đồn, khí hậu tại xã Nam Mẫu mang đặc điểm
khí hậu của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Trung
tâm của xã là hồ Ba Bể với diện tích 500 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn