Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ, MỨC ĐỘ VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THU GOM,
MIỄN PHÍ
Số trang
34
Kích thước
443.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
956

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ, MỨC ĐỘ VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THU GOM,

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỢT THỰC TẬP

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam với diện tích 2694,4 km2

xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ và

còn là một thành phố mới có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Trên toàn tỉnh Bình Dương hiện nay có 28 khu công nghiệp đang hoạt động với

diện tích khoảng 9.000 ha và 9 cụm Công Nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích

là 691,896 ha. Ngoài ra, tỉnh đã triển khai xây dựng khu Liên hợp Công nghiệp –

Dịch vụ – Đô thị với quy mô diện tích gần 4.200 ha, trong đó bao gồm các khu

trung tâm dịch vụ và nhà ở đa dạng, cao cấp thích hợp cho nhiều đối tượng khác

nhau và 6 khu công nghiệp với hạ tầng cơ sở hiện đại đạt tầm cỡ quốc tế và khu

vực. Các khu công nghiệp như Mai Trung, Mỹ Phước 2 và 3, Rạch Bắp, Nam Tân

Uyên, Khu Công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị,... sẽ là khu vực thu hút đầu tư lớn trong

những năm tới.

Hoạt động sản xuất công nghiệp đạt hiệu quả cao đã tạo ra nguồn thu ngân sách lớn,

tạo công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đem lại

cuộc sống sung túc hơn cho người dân. Song bên cạnh đó, nguy cơ ô nhiễm, các rủi

ro và sự cố môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp mang lại là rất lớn. Theo

Thống kê của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương cho thấy tính đến tháng

6/2011, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn Tỉnh vào

khoảng 7.700 tấn/ngày đêm, trong đó lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy

hại là khoảng 7.410 tấn/ngày đêm (chiếm khoảng trên 96% tổng lượng chất thải rắn

công nghiệp) và lượng chất thải công nghiệp nguy hại là khoảng 290 tấn/ngày đêm

(chiếm khoảng 4%). Nguồn phát sinh chủ yếu là từ hoạt động của các khu, cụm

công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp và các làng

nghề, cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ. Việc phát triển công nghiệp làm gia tăng

một lượng lớn chất thải nguy hại và đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển của

ngành xử lý chất thải nguy hại (CTNH). Trong quá trình hoạt động của ngành nghề

này, khả năng xảy ra sự cố gây rò rỉ rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển hay

cháy nổ tại nhà máy xử lý cũng có thể gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng

đồng nghiêm trọng. Tuy nhiên công tác phòng chống và ứng cứu sự cố trong hoạt

động của ngành này vẫn chưa được thực sự quan tâm. Đối với chất thải công

nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách thức lớn đối với

công tác quản lý môi trường của tỉnh. Hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển và

xử lý các loại hình chất thải này còn manh mún và chưa được kiểm soát tốt dẫn đến

1

việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại,…đã và đang gây ra nhiều sự cố

về môi trường nghiêm trọng.

Để góp phần cho công tác quản lý ngày càng hiệu quả hơn thì việc thu thập các

thông tin về hiện trạng quản lý hoạt động thu gom – vận chuyển và xử lý CTNH tại

các cơ sở xử lý trên địa bàn Bình Dương nhằm đánh giá nguy cơ, mức độ và phạm

vi ảnh hưởng của các sự cố môi môi trường từ đó có thể làm cơ sở cho việc đưa ra

được giải pháp ứng cứu phù hợp sau này là hết sức quan trọng. Cũng chính qua

thực trạng trên càng cho thấy được việc thực hiện đề tài: “Đánh giá nguy cơ, mức

độ và phạm vi ảnh hưởng của các sự cố môi trường trong các hoạt động thu gom

– vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là thật sự rất cần

thiết thông qua đợt thực tập này.

Là một sinh viên của trường đại học Tôn Đức Thắng với chuyên nghành Khoa học

môi trường, được tham gia kỳ thực tập tại Viên Môi trường và Tài nguyên Đại học

Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là một cơ hội để bản thân có thể tìm hiểu rõ hơn

về môi trường làm việc thực tiễn, học hỏi các kĩ năng, kinh nghiệm làm việc và tìm

hiểu cách thức hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của một tổ chức là như thế nào.

Bên cạnh đó, qua kì thực tập này cũng muốn hoàn thành tốt đề tài trên.

1.2. MỤC TIÊU ĐỢT THỰC TẬP

Tìm hiểu về Viện môi trường và Tài nguyên: Thời gian thành lập, quá trình phát

triển, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ;

Đánh giá hiện trạng quản lý hoạt động thu gom - vận chuyển và xử lý CTNH trên

địa bàn tỉnh Bình Dương;

Đánh giá nguy cơ, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các sự cố môi trường trong

các hoạt động thu gom – vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình

Dương;

Học hỏi được các kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực tập;

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

Địa điểm: Phòng Quản lý môi trường - Viện Môi trường và Tài nguyên đại học

Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.

Thời gian: 20/06-20/07/2014

Đối tượng: Nguy cơ, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các sự cố môi trường

trong hoạt động thu gom vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình

Dương.

2

1.4. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhiệm vụ tập trung vào các nội

dung sau:

- Tham gia khảo sát hiện trạng hoạt động thu gom - vận chuyển và xử lý CTNH

của các cơ sở xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Tổng hợp, phân tích xử lí số liệu có được từ hoạt động khảo sát hiện trạng trên

địa bàn tình Bình Dương;

- Thu thập, tổng hợp và đánh giá hiện trạng dịch vụ thu gom – vận chuyển – lưu

giữ và xử lý chất thải nguy hại;

- Thu thập thông tin và tài liệu về điều kiện khí hậu thủy văn của tỉnh Bình

Dương;

- Thu thập thông tin và tài liệu về mạng lưới giao thông thủy, hiện trạng chất

lượng nước mặt và đánh giá phạm vi ảnh hưởng của dòng chảy đến sự lan

truyền;

- Thu thập thông tin và tài liệu về mạng lưới giao thông đường bộ;

- Thu thập thông tin và tài liệu về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ hiện nay

của các bộ phận, cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh;

- Thu thập các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan đến hoạt động ứng cứu sự

cố môi trường;

- Tổng hợp thông tin từ các tài liệu đã thu thập được làm cơ sở cho việc đưa ra

phương án ứng phó cho các sự cố xảy ra trong hoạt động xử lý và dịch vụ thu

gom – lưu giữ – vận chuyển – xử lý CTNH;

1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Phương pháp thực hiện có thể tóm tắt như sau:

• Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có sẵn: Toàn bộ tài liệu liên quan đến điều

kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt kế thừa

kết quả nghiên cứu từ 2 phương pháp mô hình hóa và phương pháp bản đồ GIS;

Trong đó:

- Phương pháp mô hình hóa: sử dụng các mô hình phát tán các chất ô nhiễm

trong không khí, trong nước để dự báo lan truyền và diễn biến của các chất ô

nhiễm trong môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố.

- Phương pháp bản đồ GIS: để khoanh vùng và xác định vị trí và phạm vi ảnh

hưởng trong các kịch bản sự cố môi trường.

• Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập và xử lý số liệu điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội, v.v từ các tài liệu và các nghiên cứu đã công bố tại

khu vực nghiên cứu;

• Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra xã hội học: được sử dụng để khảo

sát các nguồn phát sinh chất thải nguy hại quy mô lớn, các đơn vị dịch vụ

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!