Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá mối liên hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng đối với các công ty niêm yết trên sàn Hose
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---o0o---
TRẦN THỊ HOÀI THU
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN HỆ GIỮA
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SÀN HOSE
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---o0o---
TRẦN THỊ HOÀI THU
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN HỆ GIỮA
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SÀN HOSE
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành : 60 34 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN THUẬN
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này: “ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÍN
DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2018
Trần Thị Hoài Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học Tài chính Ngân hàng – trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về tài chính
làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thuận đã tận tình hướng dẫn cho
tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có
những khó khăn nhưng những gì Thầy hướng dẫn, chỉ bảo đã giúp cho tôi tìm ra được
cách giải quyết và có thêm kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và công ty nơi tôi
làm việc đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học cũng như thực hiện
luận văn.
Mặc dù đã tổng hợp, nghiên cứu tài liệu và vận dụng lý thuyết vào từng tình
huống cụ thể, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai
sót. Kính mong quý Thầy Cô trong hội đồng và Thầy Nguyễn Văn Thuận đưa ra góp
ý để hoàn thiện nghiên cứu, cũng như nâng cao kỹ năng nghiên cứu của tôi trong thời
gian tới.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
TÓM TẮT
Đề tài này được thực hiệm nhằm đánh giá mối liên hệ giữa tín dụng thương mại
và tín dụng ngân hàng đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010 – 2016. Để thực hiện mục tiêu, đề tài tiến hành
thực hiện ba mô hình hồi quy với các biến phụ thuộc lần lượt đo lường các khoản
phải thu, các khoản phải trả, tín dụng thương mại ròng. Ngoài ra, đề tài cũng tìm hiểu
mối quan hệ với các quy mô công ty khác nhau bằng cách chia thành hai nhóm quy
mô để quan sát và đánh giá.
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định FEM cho dữ liệu bảng
cho 1729 quan sát. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tín dụng thương mại và tín dụng
ngân hàng có mối quan hệ bổ sung với nhau. Tuy nhiên, mức độ tác động của việc
tăng nợ vay ảnh hưởng nhiều đến các khoản phải trả hơn các khoản phải thu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhận thấy không có sự khác biệt về mối quan hệ
giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng ở các quy mô khác nhau trong mẫu
quan sát.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
TÓM TẮT ....................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ .............................................................vii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................ix
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................1
1.1. Lý do nghiên cứu.................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................3
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................3
1.6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................5
2.1. Khái niệm Tín dụng thương mại và Tín dụng ngân hàng ...................5
2.2. Các lý thuyết liên quan........................................................................6
2.2.1. Lý thuyết về lợi thế tài chính của tín dụng thương mại: lợi thế thu
thập thông tin, lợi thế điều khiển người mua, lợi thế thu hồi tài sản ..................6
2.2.2. Lý thuyết phương tiện phân định giá: thanh toán bằng tiền mặt và
thanh toán sớm ....................................................................................................7
2.2.3. Lý thuyết về chi phí giao dịch: chi phí trên mỗi giao dịch, chi phí
hàng tồn kho........................................................................................................8
v
2.2.4. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng
ngân hàng ......................................................................................................10
2.2.5. Mối quan hệ tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng với sự
khác biệt về quy mô ..........................................................................................13
2.3. Các nghiên cứu trước ........................................................................17
2.3.1. Nghiên cứu của Ying và Jiaping (2006) ......................................17
2.3.2. Nghiên cứu của Yang (2011).......................................................18
2.3.3. Nghiên cứu của Ahmed và đồng sự (2015) .................................19
2.3.4. Nghiên cứu của Barbuta-Misu và Deari (2016)...........................20
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................22
3.1. Giả thiết nghiên cứu ..........................................................................22
3.2. Mô hình nghiên cứu...........................................................................23
3.2.1. Mô hình nghiên cứu .....................................................................23
3.2.2. Đo lường biến ..............................................................................23
3.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................26
3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................26
3.3.2. Phương pháp ước lượng và lựa chọn mô hình hồi quy................27
3.3.3. Một số kiểm định các khuyết tật của mô hình .............................29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................30
4.1. Thống kê mô tả các biến....................................................................30
4.2. Mối quan hệ giữa các khoản phải thu và nợ vay...............................32
4.2.1. Phân tích tương quan giữa các biến .............................................32
4.2.2. Kiểm định lựa chọn mô hình........................................................33
4.2.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình.............................................34
vi
4.2.4. Phân tích kết quả hồi quy của mô hình sau khi được xử lý sai phạm
......................................................................................................35
4.3. Mối quan hệ giữa các khoản phải trả và nợ vay................................38
4.3.1. Phân tích tương quan giữa các biến .............................................38
4.3.2. Kiểm định lựa chọn mô hình........................................................39
4.3.3. Kiểm định phương sai thay đổi....................................................40
4.3.4. Kiểm định tự tương quan của phần dư.........................................40
4.3.5. Phân tích kết quả hồi quy của mô hình sau khi được xử lý sai phạm
......................................................................................................41
4.4. Mối quan hệ giữa tín dụng thương mại ròng và tín dụng ngân hàng 43
4.4.1. Phân tích tương quan giữa các biến .............................................43
4.4.2. Kiểm định lựa chọn mô hình........................................................45
4.4.3. Kiểm định phương sai thay đổi....................................................46
4.4.4. Kiểm định tự tương quan của phần dư.........................................46
4.4.5. Phân tích kết quả hồi quy của mô hình sau khi được xử lý sai phạm
......................................................................................................46
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................50
5.1. Kết luận .............................................................................................50
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................51
5.3. Hạn chế của luận văn và để xuất hướng nghiên cứu tiếp theo..........51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................53
PHỤ LỤC ........................................................................................................57
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Hình 2.1. Tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng
Hình 2.2. Tín dụng thương mai, tín dụng ngân hàng ngắn hạn và GDP (thay đổi
theo tỷ lệ phần trăm hàng năm)
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mối quan hệ các yếu tố đến khoản phải thu (Li, 2011)
Bảng 2.2. Mối quan hệ các yếu tố đến khoản phải trả (Li, 2011)
Bảng 3.1. Tóm tắt các biến được dùng trong nghiên cứu
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các cặp biến của mô hình (1)
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai
của mô hình (1)
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình Pool OLS, FEM, REM của mô hình 1
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy của mô hình (1)
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy của mô hình (1) với quy mô công ty khác nhau
Bảng 4.7. Ma trận tương quan giữa các cặp biến của mô hình (2)
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai
của mô hình (2)
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình Pool OLS, FEM, REM của mô hình 2
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy của mô hình (2)
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy của mô hình (1) với quy mô công ty khác nhau
Bảng 4.12. Ma trận tương quan giữa các cặp biến của mô hình (3)
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai
của mô hình (3)
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mô hình Pool OLS, FEM, REM của mô hình 3
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy của mô hình (3)
Bảng 4.16. Kết quả hồi quy của mô hình (1) với quy mô công ty khác nhau