Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VIỆC THỰC HIỆN HĐLĐ TRONG DNCVĐTNN VÀ MỘT SỐ KHUYỂN NGHỊ.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đặng Thị Kim Cúc KT32E Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………..3
1. Lý do lựa chọn đề tài………………………………………………………3
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu……………………………………….....4
3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..4
4. Kết cấu khóa luận……………………………………………………….....5
Chương I - KHÁI QUÁT VỀ HĐLĐ VÀ DNCVĐTNN………………......6
1.1.HĐLĐ-PHƯƠNG THỨC CƠ BẢN THIẾT LẬP QHLĐ CỦA NỀN KTTT.6
1.1.1. Khái niệm HĐLĐ………………………………………………………6
* Lịch sử hình thành chế định HĐLĐ và định nghĩa HĐLĐ…………………6
* Đặc trưng cơ bản của HĐLĐ……………………………………………….7
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của HĐLĐ trong nền KTTT………………..12
1.1.3. Các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về HĐLĐ……………..13
1.1.3.1. Phạm vi đối tượng áp dụng HĐLĐ…………………………………......13
1.1.3.2. Các loại HĐLĐ…………………………………………………………….14
1.1.3.3. Hình thức HĐLĐ…………………………………………………………..16
1.1.3.4. Nội dung của HĐLĐ………………………………………………….......17
1.1.3.5. Giao kết HĐLĐ……………………………………………………………19
* Điều kiện về chủ thể giao kết HĐLĐ……………………………………….…19
* Nguyên tắc giao kết HĐLĐ……………………………………………………...20
* Trình tự giao kết HĐLĐ……………………………………………………...….22
1.1.3.6. Thực hiện, thay đổi và tạm hoãn HĐLĐ…………………………….....24
1.1.3.7. Chấm dứt HĐLĐ…………………………………………………....27
1.2. DNCVĐTNN, PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG DNCVĐTNN……………………………………………….....29
1.2.1 Thế nào là DNCVĐTNN?......................................................................29
1.2.2. Các hình thức tồn tại và hoạt động của DNCVĐTNN tại Việt Nam....30
1.2.2.1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài………………………..………...31
1
Đặng Thị Kim Cúc KT32E Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2.2. Doanh nghiệp liên doanh giữa NĐT trong nước và NĐTNN……….31
1.2.2.3. Hình thức góp vốn, mua cổ phầnm mua lại, sáp nhập………………..31
1.2.3. Tuyển dụng lao động và một số quy định riêng liên quan đến
quan hệ HĐLĐ trong DNCVĐTNN…………………………………33
1.2.3.1. Tuyển dụng lao động trong DNCVĐTNN…………………………..33
1.2.3.2. Một số quy định riêng về quan hệ HĐLĐ trong DNCVĐTNN……....34
Chương II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
HĐLĐ TRONG DNCVĐTNN………………………………..36
2.1. THỰC TIỄN GIAO KẾT HĐLĐ TRONG DNCVĐTNN……………...36
2.1.1. Về việc đảm bảo điều kiện chủ thể và nguyên tắc giao kết
HĐLĐ…...36
2.1.2. Về việc đảm bảo nội dung, hình thức HĐLĐ………………………....37
2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN HĐLĐ TRONG CÁC DNCVĐTNN……...39
2.2.1. Thực hiện các nội dung bắt buộc trong HĐLĐ………………... …….39
2.2.2. Thực hiện các thỏa thuận, đãi ngộ khác……………………………....49
2.2.3. Thay đổi hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp đồng, điều chuyển
tạm thời NLĐ, cho thuê lại lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng…..49
2.3. THỰC TIỄN CHẤM DỨT HĐLĐ TRONG DNCVĐTNN…………....53
2.3.1.Tình hình chấm dứt HĐLĐ trong DNCVĐTNN……………………...53
2.3.2. Vấn đề giải quyết quyền lợi của các bên khi chấm dứt HĐLĐ…….....55
Chương III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VIỆC THỰC HIỆN HĐLĐ
TRONG DNCVĐTNN VÀ MỘT SỐ KHUYỂN NGHỊ….....57
3.1.Đánh giá khái quát việc thực hiện chế định HĐLĐ trong
DNCVĐTNN...57
* Những kết quả đã đạt được………………………………………………....57
* Những hạn chế còn tồn tại………………………………………………….58
* Nguyên nhân của những hạn chế, tồn
tại…………………………………...59
3.2. Một số khuyến nghị………..……………………………………………62
2
Đặng Thị Kim Cúc KT32E Khóa luận tốt nghiệp
KẾT LUẬN………………….………………………………………………65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………66
PHỤ LỤC………………………………………………………………….,..69
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Lao động là nhu cầu, là đặc trưng trong hoạt động sống của con người. Hoạt
động lao động giúp con người hoàn thiện bản thân và phát triển xã hội. Khi xã
hội đã đạt đến mức độ phát triển nhất định thì sự phân hóa, phân công lao động
xã hội diễn ra như một tất yếu và ngày càng sâu sắc. Vì vậy, mỗi người không
còn có thể tiến hành hoạt động lao động, sinh sống theo lối tự cấp, tự túc mà
quan hệ lao động trở thành một quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt,
không chỉ với mỗi cá nhân mà là với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia,
của toàn cầu. Cho nên, cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với
quan hệ này. Quan hệ lao động ngày càng được thiết lập theo nhiều cách thức
khác nhau, và hiện nay hợp đồng lao động đã trở thành cách thức cơ bản, phổ
biến nhất, phù hợp nhất để thiết lập quan hệ lao động trong nền kinh tế thị
trường, là lựa chọn của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, chế định hợp đồng
lao động cũng là tâm điểm của pháp luật lao động nước ta.
Với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ như Việt Nam, vấn đề lao động – việc làm
luôn là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong các vấn đề xã hội.
Và việc mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã
góp phần giải quyết một lượng nhu cầu không nhỏ về việc làm cho người lao
động Việt Nam. Trong một thời gian dài, được làm việc trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài là mong ước của nhiều người lao động, đồng thời,
nguồn nhân lực giá rẻ tại chỗ cũng là sức hút không nhỏ đối với các nhà đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, quan hệ hợp đồng lao động
trong các doanh nghiệp này đang nổi lên rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo ngại
với nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, mâu thuẫn, tranh chấp, bất ổn. Nhiều
doanh nghiệp gần đây thiếu lao động trầm trọng trong khi tỷ lệ thất nghiệp của
3
Đặng Thị Kim Cúc KT32E Khóa luận tốt nghiệp
nước ta vẫn còn rất cao. Ngoài lý do các doanh nghiệp đặt ra yêu cầu tương đối
cao mà người lao động không dễ đáp ứng, phần khác còn bởi khối doanh nghiệp
này đã không còn nhiều sức hút với người lao động. Nguyên nhân từ đâu?
Đã có không ít công trình nghiên cứu về chế định hợp đồng lao động, về quan
hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc về thực tiễn
giao kết và thực hiện hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi
vào trọng tâm việc áp dụng chế định trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, đặc biệt trong những năm gần đây, thì chưa có nhiều tác giả nghiên cứu.
Vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Hợp đồng lao động và thực tiễn
áp dụng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích của việc nghiên cứu chế định HĐLĐ và thực tiễn áp dụng trong
DNCVĐTNN là để làm sáng tỏ sự phù hợp và tầm quan trọng của chế định
trong điều kiện KTTT hiện nay cũng như trong việc thiết lập, duy trì và chấm
dứt QHLĐ tại các DNCVĐTNN; những điểm tích cực và hạn chế của một số
quy định cơ bản về HĐLĐ nói riêng, PLLĐ nói chung. Đối chiếu vào thực tiễn
áp dụng các quy định này trong mối quan hệ HĐLĐ tại các DNCVĐTNN để
thấy được mức độ tuân thủ hoặc vi phạm pháp luật của các chủ thể, từ đó đánh
giá về những kết quả đạt được, những điểm còn tồn tại và nguyên nhân của nó,
nhằm đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc hoàn thiện chế định HĐLĐ và
các quy định liên quan cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng chế định
này trong khối DNCVĐTNN, hạn chế sự vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích của các chủ thể trong quan hệ cũng như lợi ích chung của xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung vào nghiên cứu những quy định
pháp luật hiện hành về giao kết, thực hiện và chấm dứt HĐLĐ và thực tiễn áp
dụng các quy định này trong quan hệ giữa các DNCVĐTNN và người lao động
làm việc cho các doanh nghiệp đó.
3. Phương pháp nghiên cứu.
4
Đặng Thị Kim Cúc KT32E Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận lấy phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước làm cơ
sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu, đánh giá đúng đắn các vấn đề.
Ngoài ra, để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu, khóa luận cũng đã sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích –
tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê, so sánh và đối chiếu, kết hợp giữa nghiên
cứu lý luận với thực tiễn, điều tra, khảo sát… một cách có hệ thống và nhất quán
nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
4. Kết cấu khóa luận.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
- Chương I: Khái quát về hợp đồng lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
- Chương II: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về hợp đồng lao động
trong doanh nhgiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Chương III: Đánh giá khái quát việc thực hiện hợp đồng lao động trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số khuyến nghị.
Với thời gian nghiên cứu không dài, trong khi đề tài nghiên cứu khá rộng và
phức tạp, bản thân em chưa có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và còn hạn chế
nhiều mặt, do đó Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và sự góp ý của các bạn để khóa luận này
được hoàn chỉnh và khoa học hơn.
5
Đặng Thị Kim Cúc KT32E Khóa luận tốt nghiệp
Chương I – KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG - PHƯƠNG THỨC CƠ BẢN THIẾT LẬP
QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1.1. Khái niệm hợp đồng lao động.
*Lịch sử ra đời chế định hợp đồng lao động, định nghĩa hợp đồng lao động
Nghiên cứu về lịch sử ra đời của LLĐ, các nhà nghiên cứu pháp luật đều
khẳng định rằng ngành luật này được thừa nhận tương đối muộn so với các
ngành luật khác. Các vấn đề pháp lý liên quan đến QHLĐ trước đó được điều
chỉnh bằng các quy định của ngành luật ra đời rất sớm và phạm vi điều chỉnh rất
rộng - LDS. Các quy định về HĐLĐ xuất hiện khi luật về HĐDS đã có bề dày
về lý luận, thực tiễn áp dụng, và ban đầu lý luận về HĐLĐ với khái niệm HĐLĐ
chịu ảnh hưởng rất lớn của lý luận về HĐDS.
HTPL Pháp – Đức trước đây không quy định riêng về HĐLĐ và chỉ coi nó
thuần túy là một loạiHĐDS, đúng hơn là một loại hợp đồng dịch vụ dân sự.
HTPL Anh - Mỹ cũng có quan điểm tương tự. Các quy định về QHLĐ theo hợp
đồng, giao kèo ở Trung Quốc trước năm 1953, ở Việt Nam sau khi CMT8 thành
công cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của LDS [xem 1, Tr.211, 212].
Sau đó, với sự phát triển của khoa học LLĐ và những nhận thức mới về hàng
hóa SLĐ, quan niệm về HĐLĐ đã có những thay đổi nhất định. Bên cạnh LDS
làm cơ sở pháp lý chung của các quan hệ hợp đồng, việc điều chỉnh QHLĐ đã có
những đạo luật riêng như Luật về tiêu chuẩn lao động, Luật bảo vệ đơn phương
chấm dứt HĐLĐ, Luật bảo vệ lao động nữ, lao động thanh – thiếu niên… hoặc
được quy định qua án lệ [1, Tr.212].
HTPL Pháp – Đức quan niệm HĐLĐ là sự thỏa thuận , tự nguyện của một
người đến làm việc cho người khác, được trả công và chịu sự quản lý của người
6