Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ TÀI
Đánh giá kết quả của một số chương
trình đào tạo, tập huấn nông dân của
trạm khuyến nông huyện Phú Bình -
Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011
1
MỤC LỤC
Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo.................14
Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo 11............76
2
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời,
với tỷ lệ dân số sống ở nông thôn chiếm trên 70% [15]. Quá trình
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, sản xuất nông nghiệp luôn
giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nông nghiệp của
nước ta còn gặp nhiều khó khăn, năng suất và sản lượng cây
trồng vẫn còn thấp do người dân thiếu kiến thức về KHKT. Kể từ
khi Nghị Quyết X của Bộ chính trị ngày 05/ 04/ 1988 ra đời, nông
nghiệp của Việt nam đã có những bước tăng trưởng khá mạnh,
người dân có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh. Cùng với việc áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất
nông nghiệp, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cho thấy người
nông dân của nước ta còn nhiều điểm hạn chế: thiếu kiến thức,
thiếu kỹ năng xử lý những rủi ro trong quá trình sản xuất. Vì vậy
việc chuyển giao KT đến cho người dân là rất cần thiết.
Thấy được những vấn đề đó ngày 02/03/1993 Chính phủ đã ban
hành Nghị định 13CP về CTKN, bắt đầu hình thành hệ thống
Khuyến nông - khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương. Sau
khi thực hiện đường lối đổi mới nền nông nghiệp nước ta đã đạt
được những thành tựu rõ nét[2]. Riêng về sản xuất lương thực:
diện tích, năng suất, sản lượng tăng đều qua các năm. Từ năm
1988 trở về trước Việt Nam là một nước thiếu lương thực trầm
trọng, hàng năm phải nhận viện trợ hoặc nhập khẩu gạo thì đến
năm 2011 nước ta đã xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo [15]. Trước
những yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước ngày 08 tháng
01 năm 2010 Nghị định số 02/2010/NĐ - CP của Chính phủ về
khuyến nông được ban hành. Trải qua 19 năm hoạt động, hệ
thống khuyến nông - khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương
đã được củng cố, hoàn thiện và phát triển. Khuyến nông - khuyến
ngư đã tích cực chuyển giao những tiến bộ KHKT, đào tạo, tập
3
huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, đưa người nông
dân tiếp cận với những chủ trương chính sách, thông tin thị
trường. Khuyến nông - khuyến ngư đã góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chất
lượng cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất theo hướng bền
vững tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo nâng cao
đời sống cho người nông dân [2].
Những năm qua mạng lưới khuyến nông đã được nhân rộng
ở khắp các tỉnh trên cả nước. Cùng với đó các hoạt động đào, tạo
tập huấn Kỹ thuật cho người dân cũng đã được triển khai rộng rãi.
Tuy nhiên các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông hiện
nay đã thực sự có hiệu quả hay không? những khóa tập huấn đó
đã góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân hay
chưa? Các chương trình đó đã tác động đến người dân như thế
nào? đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo, tập huấn là một nội
dung quan trọng để xem liệu một chương trình đào tạo có thành
công hay không? nó có thể giúp xác định mục tiêu đào tạo chính
xác hơn, đảm bảo các phương pháp đào tạo đáp ứng được yêu
cầu của các học viên và giảm được chi phí đào tạo thì các chương
trình đào tao, tập huấn khuyến nông cần phải được nghiên cứu và
đánh giá.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn
nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái
Nguyên giai đoạn 2009 - 2011", với mục đích có cái nhìn tổng
thể về thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cũng
như các kết quả đạt được sau mỗi một khóa đào tạo, tập huấn
cho nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình, từ đó đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo, tập huấn trong giai
đoạn mới.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được kết quả hoạt động khuyến nông trong công tác đào
tạo, tập huấn khuyến nông cho người dân tại huyện, từ đó đề xuất
4
một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo, tập huấn trong
giai đoạn mới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông
cho người dân trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên.
- Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến
nông trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên trên các khía
cạnh: khả năng tiếp thu và mức độ áp dụng của người dân, nội
dung và phương pháp tập huấn, tác động của tập huấn đến người
nông dân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào
tạo, tập huấn trong giai đoạn mới.
1.4. Giả thiết nghiên cứu
- Công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cho người dân trên địa
bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên đã có sự đổi mới và có tác
động tích cực đến người nông dân.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã được học trên
lớp.
- Giúp sinh viên có phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học,
tiếp thu thực tế để thấy rõ được những việc mà một cán bộ
khuyến nông phải làm.
- Bổ sung thêm kiến thức về công tác đào tạo, tập huấn khuyến
nông cho sinh viên.
- Bổ sung thêm tài liệu cho khoa, trường, cán bộ tập huấn và các
cơ quan trong ngành.
1.5.2. Ý nghĩa thực tế
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho cán bộ khuyến nông,
cơ quan trong ngành có thêm căn cứ để lựa chọn phương pháp
đào tạo, tập huấn phù hợp nhất làm nâng cao hiệu quả các
chương trình góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi
nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Việc học của người lớn
2.1.1.1. Khái niệm
Sự học tập của người lớn là quá trình người dạy tạo cơ hội cho
người học lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng và nhận thức.
Malcolm Knowles (1972-1978) quan niệm rằng sự học tập của
người lớn được xác định dựa trên sự thừa nhận người lớn tuổi
muốn học, họ có thể kiểm soát được việc đến học hay không. Khi
họ nhận thấy buổi học mang lại lợi ích cho họ, họ có thể quyết
định tiếp túc hay thôi học. Một CBKN giỏi là phải biết xác định nhu
cầu của học viên, hiểu được tâm lý của người lớn tuổi từ đó xây
dựng bài giảng và có những PPKN phù hợp.
Phương pháp đào tạo truyền thống là lấy người thầy làm trung
tâm và coi học viên là cái “thùng rỗng” được giáo viên đổ đầy kiến
thức vào đó. Và học tập là một quá trình một chiều, thụ
động...Hiện nay công tác đào tạo, giáo dục đã coi học viên là nhân
vật trung tâm, quá trình học tập dựa trên kinh nghiệm sẵn có của
học viên, từ đó nâng cao kiến thức của học viên và khuyến khích
học viên khám phá những ý tưởng mới, những kiến thức mới.
Trong công tác giảng dạy cho người lớn hoặc CTKN thì điều này
càng phải được coi trọng và phải luôn luôn lấy học viên (nông
dân) làm trung tâm còn tập huấn viên (CBKN) là người thúc đẩy,
người hỗ trợ, khuyến khích họ tham gia giải quyết vấn đề và chia
sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập bằng cách mời họ đưa ra
những ý kiến của mình, mời họ tham ra vào một trò chơi, đặt các
câu hỏi để nâng cao khả năng động não của học viên. Hiệu quả
học tập sẽ cao hơn nếu như nội dung bài giảng phong phú, phù
hợp với nhu cầu của học viên [6].
2.1.1.2. Đặc điểm học tập của người lớn
Người lớn (nông dân) có những đặc điểm sau:
6
Người lớn có rất nhiều kinh nghiệm sống: họ là những người trực
tiếp lao động, các công việc hằng ngày của họ là làm ruộng, chăn
nuôi... Trong quá trình lao động đó họ tự giải quyết các vấn đề mà
họ gặp trong thực tế cuộc sống từ đó đúc rút thành những kinh
nghiệm sản xuất. Nếu CBKN biết khai thác các thông tin, học hỏi
kinh nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của mình .
Thực tế: Người lớn có cách nhìn nhận mọi việc rất thực tế, họ ý
thức được tương lai, đánh giá được khả năng của họ. Họ không có
ảo tưởng viển vông, vì thế họ sẽ hiểu họ cần học những gì để
phục vụ trực tiếp cho công việc của họ.
Có thói quen lâu đời: Người nông dân có thói quen lâu đời, có
những phong tục truyền thống lưu truyền qua các thế hệ. Họ sẵn
sàng chia sẻ giúp đỡ nhau, nhưng họ lại rất ích kỷ không muốn
người khác hơn mình. Vì thế dù có chia sẻ nhưng họ vẫn giữ lại
bí quýêt riêng. Do vậy người CBKN cần phải khắc phục những
mặt hạn chế và khuyến khích những mặt tích cực của họ.
Có tính tự ái: Người nông dân có thể có những hạn chế về mặt
kiến thức, không muốn thay đổi những tập quán truyền thống, khi
làm CTKN người CBKN không nên có thái độ chỉ trích, chê bai họ
mà cần phải động viên, thuyết phục và đưa ra những lời động
viên, lời khuyên có ích cho họ.
Hay mệt mỏi: Người nông dân quen làm những công việc nặng
nhọc trên đồng ruộng như cầm cày, cầm cuốc. Trong tập huấn
cần có một môi trường học tập thoải mái, tránh bài học quá
dài, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tranh ảnh minh
họa sẽ giúp người dân hứng thú hơn với việc học [6].
2.1.1.3. Động cơ học tập của người lớn
Từ khái niệm và đặc điểm học tập của người lớn chúng ta có thể
nhận xét rằng, chúng ta không thể bắt buộc người lớn đi tập huấn
mà người lớn tự thấy động cơ để tới lớp khi tập huấn mang lại
những lợi ích cho họ và gia đình họ. Nếu tham gia tập huấn mà có
thể vận dụng những kiến thức từ lớp tập huấn đó vào giải quyết
những khó khăn trong công việc hằng ngày của họ và giúp họ làm
7