Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hàm lượng lưu huỳnh tồn dư, hàm lượng saponin, đường tự do,và độc tính cấp của các mẫu dược
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đặt Vấn Đề
Ngưu tất là một vị thuốc được dùng khá phổ biến trong Y học cổ truyền
với nhu cầu ngày càng tăng, được nhập trồng vào nước ta từ những năm 1960.
Hiện nay đã thích hợp với điều kiện nước ta và phát triển tốt, được trồng ở
nhiều nơi nhất là đồng bằng Bắc bộ như: xã Tân Quang huyện Văn Lâm tỉnh
Hưng Yên, thôn Thiết Trụ, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, xã Ninh Hiệp
huyện Gia Lâm, trung tâm nghiên cứu cây trồng và chế biến thuốc Hà Nội và
một số nơi khác. Khi thu hoạch người ta thường sơ chế bằng phương pháp
xông sinh sau đó đem bán ra thị trường. Vậy vấn đề đặt ra là: tỉ lệ lưu huỳnh
dùng để xông là bao nhiêu, xông sinh xong cần sấy ở nhiệt độ bao nhiêu , bảo
quản bao lâu mới được sử dụng để đảm bảo không độc hại đến sức khoẻ con
người, đảm bảo được chất lượng của thuốc đạt được tiêu chuẩn dược điển
Viêt Nam và khu vực. Vì vậy chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu sự ảnh hưởng
của quá trình xông sinh đến chất lượng dược liệu ngưu tất. Mục đích : đánh
giá hàm lượng lưu huỳnh còn tồn dư, hàm lượng saponin toàn phần, hàm
lượng đường và độc tính cấp của dược liệu được sơ chế với các phương pháp
xông sinh khác nhau.Trên cơ sở đó có thể đề xuất phương pháp xông sinh
thích hợp cho dược liệu chất lượng tốt và an toàn cho người sử dụng. Để đạt
được mục đích trên, đề tài được tiến hành nghiên cứu với một số nội dung
sau:
-Xông sinh ngưu tất bằng các phương pháp khác nhau: Về liều lượng sinh,
thời gian xông, nhiệt độ sấy.
-Đánh giá hàm lượng lưu huỳnh tồn dư, hàm lượng saponin, đường tự do,và
độc tính cấp của các mẫu dược liệu.
1
Phần I: Tổng quan
1-Tổng quan về ngưu tất
1.1- Đặc điểm thực vật, phân bố và thu hái
Vị thuốc Ngưu tất là rễ phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất:
Achyranthes bidentata Blume họ rau Dền Amaranthaceae.
Cây thuộc thảo cao khoảng 1m. Thân mảnh, lá mọc đối, hình trứng, đầu
nhọn, mép lá nguyên dài 5-12 cm. Cụm hoa là bông ở đầu cành hay kẽ lá.
Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống. Quả nang,
lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên vướng phải có thể mắc vào quần áo.
Cây mọc ở Trung quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Trồng bằng hạt, ở đồng bằng thì trồng vào tháng 9-10 thu hoạch vào
tháng 2-3. Vùng miền núi trồng vào tháng 2-3 thu hoạch vào tháng 9-10.
Muốn lấy giống thì cây sau khi thu hoạch, cắt bớt rễ, cắt bớt thân và trồng lại
khoảng 4 tháng nữa mới lấy hạt [2].
Năng suất hiện nay vào khoảng 1,2 tấn một hecta.
1.2- Thành phần hoá học
Rễ có chứa các saponin, khi thuỷ phân cho các sapogenin là acid
oleanolic., ngoài ra còn có ecdysteron và inokosteron, glucose, galactose,
rhamnoza.
Muối kali [2,8], và một số thành phần khác như: Betain,
polysaccharide, emodin, physcion[ 15]
- acid oleanolic
HO
COOH
2
- Ecdysteron
H
HO
HO
OH
OH
CH3
OH
O
OH
- Inokosteron
H
HO
HO
OH
OH
O
OH
H
CH2OH
1.3- Tác dụng dược lý
• Làm giảm sức co bóp của tim ếch [8 ]
• Giãn mạch hạ huyết áp, ức chế nhẹ tim ếch cô lập [2]
• Tăng co bóp tử cung [2,6]
• Tác dụng phá huyết và làm vón albumin [2,8]
• Tác dụng hạ cholesterol trong máu và hạ huyết áp [2 ]
• Ecdysteron và Inokosteron có tác dụng chống viêm,kháng khuẩn [8]
• Lợi tiểu, hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan [9].
• Thúc đẩy quá trình tổng hợp protein[9]
3