Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá chương trình đào tạo và một số đề xuất về bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phạm Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 85 - 89
85
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ BỘ TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM
Phạm Văn Hùng*
, Nguyễn Thị Thu Hương
Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hoạt động đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) đang là hoạt động được quan tâm trong quá
trình đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học. Bài viết này giới thiệu một số khái niệm
trong đánh giá CTĐT, một số mô hình đánh giá chất lượng đào tạo trên thế giới, các nội dung liên
quan đến CTĐT được đánh giá trong các Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo trên thế giới
và khu vực, từ đó đưa ra một số đề xuất trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chung cho các
CTĐT tại Việt Nam.
Từ khóa: đảm bảo chất lượng, đánh giá, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn, tiêu chí.
Sau khi Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
cơ sở giáo dục đào tạo đại học ra đời, hàng
loạt các trường đã triển khai hoạt động này rất
tích cực và quá trình này cũng mang lại nhiều
lợi ích cho các đơn vị. Trong quá trình triển
khai hoạt động này, một vấn đề đặt ra là mặc
dù Bộ tiêu chuẩn kiểm định cơ sở đào tạo đại
học đã có những tiêu chuẩn đánh giá CTĐT
và hoạt động đào tạo, các kết quả đánh giá
chưa đi sâu vào chất lượng từng chương trình,
ngành đào tạo. Do vậy, việc triển khai đánh
giá CTĐT là việc cần thiết. Hiện nay trên thế
giới có rất nhiều Bộ tiêu chuẩn đánh giá, kiểm
định CTĐT, tác giả của bài viết này xin giới
thiệu tổng quan về hoạt động đánh giá CTĐT,
một số mô hình đánh giá, quản lý chất lượng
và nội dung của một số bộ tiêu chuẩn trên thế
giới với mong muốn làm sáng tỏ về nội dung
các Bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT và đưa ra
hướng tiếp cận cho hoạt động đánh giá CTĐT
trong nước.*
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Chương trình là một loạt các hoạt động được
thực hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực
nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể cho các
nhóm khách hàng đã được định sẵn (Guiding
Principles for Program Evaluation in Ontario
Health Units, 1997).
Chương trình đào tạo bao gồm nội dung, cơ
cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt
động học thuật của một đơn vị đào tạo
(thường là cấp khoa học bộ môn tùy theo cơ
*
Tel: 01683 410168, Email: [email protected]
cấu tổ chức của từng đơn vị) đang triển khai
để đào tạo một ngành học trong một bậc học
nhất định (thường được ký hiệu bằng mã
ngành) [1, trang 136].
Đánh giá chương trình là những hoạt động
có tính hệ thống, nằm trong một tiến trình;
các hoạt động này nhằm kiểm tra toàn bộ các
khía cạnh hay một khía cạnh của chương
trình: đầu vào của chương trình, các hoạt
động thực hiện chương trình, các nhóm khách
hàng sử dụng chương trình, các kết quả (các
đầu ra) và làm thế nào để sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực. [1, trang 76]
Đánh giá CTĐT không thể xem là một quá
trình đơn nhất, nó là tập hợp các quy trình có
liên quan đến các giai đoạn khác nhau trong
xây dựng và triển khai CTĐT.
MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
Hoạt động đánh giá chương trình đã được
triển khai tại rất nhiều quốc gia. Bộ tiêu chuẩn
để đánh giá CTĐT được xây dựng trên cơ sở
các mô hình quản lý chất lượng và đánh giá
chất lượng các chương trình này.
Mô hình đánh giá hiệu quả CTĐT của Mỹ
dựa vào 4 yếu tố:
Đầu vào (Inputs): bao gồm các yếu tố liên
quan đến người học (như trình độ chung lúc
vào học, độ tuổi, giới tính . . .), lực lượng
giảng viên, cơ sở vật chất – máy móc thiết bị,
giáo trình, tài liệu học tập, kinh phí đào tạo.
Quá trình đào tạo (Activities): kế hoạch tổ
chức đào tạo, các dịch vụ hỗ trợ học tập, tổ
chức nghiên cứu khoa học . . .
88Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn