Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

đánh giá bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ bằng trắc nghiệm đi bộ 6 phút kết hợp máy điện tâm đồ cầm tay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các yếu tố nguy cơ tim mạch hiện
diện ngày càng nhiều, bệnh tim mạch ngày càng gia tăng đặc biệt trong những
năm gần đây trong đó bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là bệnh khá thường gặp.
Cho đến bây giờ, đây là bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao ở các nước phát
triển và có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển [5]. Ở Châu
Âu bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ chiếm khoảng chừng 6% đàn ông trên 50
tuổi, hàng năm có thêm khoảng 0,3-0,6% người mắc bệnh. Về tỷ lệ tử vong
thì mỗi năm chiếm khoảng 120-250 người chết /100.000 người dân ở các
nước công nghiệp phát triển. Tỷ lệ này tăng lên với tuổi: 800-1000 tử
vong/100.000 ở lứa tuổi 65-74 đối với nam giới, 300/100.000 đối với phụ nữ
ở cùng lứa tuổi [1]. Ở Việt Nam chưa có thống kê toàn dân nhưng các thống
kê ban đầu tại các bệnh viên lớn cho thấy bệnh nhân bị bệnh cơ tim thiếu máu
cục bộ hầu hết ở tuổi trên 50 trở lên, bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh
chóng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao, đứng thứ ba sau bệnh van tim và tăng
huyết áp [5], [9].
Việc chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ có thể dựa vào gợi ý của
các triệu chứng lâm sàng nhưng nhiều khi không rõ ràng và thiếu chính xác
đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Các phương pháp thăm dò cận lâm sàng đóng vai
trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, bao gồm
các phương pháp như: Điện tâm đồ, Holter điện tim 24h, trắc nghiệm gắng
sức, siêu âm tim gắng sức, chụp mạch vành, cộng hưởng từ [3], [7], [10],
[15]... Bên cạnh đó, hiện nay người ta cũng có thể sử dụng các nghiệm pháp
gắng sức để đánh giá nhanh bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ như phương pháp
trắc nghiệm đi bộ 6 phút kết hợp máy điện tâm đồ cầm tay.
1
Trắc nghiệm đi bộ 6 phút là một trắc nghiệm lâm sàng lượng giá hoạt
động chức năng một cách khách quan, đã được áp dụng từ những năm 1960
khi phong trào thể dục nhịp điệu điều trị béo phì trở nên thông dụng. Hiệp hội
chức năng hô hấp Mỹ đang tiến hành thực hiện khuyến cáo về trắc nghiệm đi
bộ 6 phút. Theo hiệp hội này, trắc nghiệm đi bộ 6 phút đơn giản nhất, thích
nghi tốt cho bệnh nhân và phản ánh đúng các hoạt động hàng ngày hơn các trắc
nghiệm đi bộ khác [11], [36]. Chỉ định ưu tiên của trắc nghiệm đi bộ 6 phút là
đánh giá tiên lượng bệnh tim nặng trước, sau điều trị và bệnh phổi, có thể dùng
đánh giá chức năng, dùng cho nghiên cứu dịch tễ, để dự báo tần suất và nguy
cơ tử vong của bệnh tim phổi. Trắc nghiệm đi bộ 6 phút được dự đoán là có giá
trị quan trọng trong việc tiên lượng, cũng như góp phần phân loại, theo dõi
diễn tiến và hiệu quả điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ [35].
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu thực
hiện trắc nghiệm đi bộ 6 phút ở người khỏe mạnh và nghiên cứu áp dụng đánh
giá suy tim [10], [12], [15], [27] nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu về trắc nghiệm đi bộ 6 phút trong đánh giá bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ .
Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh
giá bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ bằng trắc nghiệm đi bộ 6 phút kết hợp
máy điện tâm đồ cầm tay (Dailycare 8F)”, với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá quãng đường đi được trung bình ở bệnh nhân bị bệnh cơ
tim thiếu máu cục bộ.
2. Đánh giá biến đổi khoảng QTc, thời gian QRS, chênh ST ở bệnh
nhân bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ trước và sau làm trắc nghiệm
đi bộ 6 phút bằng máy Dailycare 8F.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH CƠ TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ
1.1.1. Định nghĩa bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch vành, bệnh do mạch vành (và
cả những cụm từ như suy vành, thiểu năng vành) là những cụm từ khác nhau
để chỉ tình trạng động mạch vành, động mạch nuôi dưỡng tim bị hẹp, cụ thể là
thành mạch bị thương tổn (nguyên nhân tới 90% do xơ vữa động mạch).
Mạch vành bị bệnh như thế nên sẽ không hoàn thành tốt chức năng chuyển
máu, y học gọi là suy vành hoặc thiểu năng vành.
Hậu quả là từng vùng nhỏ “cục bộ” cơ tim tương ứng (vốn do nhánh mạch
vành đó phụ trách nuôi) sẽ bị giảm Cung (cung cấp máu mang ôxy) khi tĩnh và
nhất là khi hoạt động: ta nói vùng cơ tim ấy bị hiện tượng thiếu máu cục bộ.
Chính TMCB một vùng tim là cốt lõi của bệnh lý này. Bởi vậy cách gọi “Bệnh
tim thiếu máu cục bộ” là bệnh danh được WHO chính thức khuyến cáo [1].
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ
1.1.2.1. Cơn đau thắt ngực
Năm 1768, William Heberden đã báo cáo trước Hoàng gia Anh “Một
số sơ kết về một rối loạn ở ngực” trong đó tác giả đưa ra thuật ngữ “đau thắt
ngực” [4].
Năm 1809, Allan Burns lần đầu tiên đưa ra lý thuyết sinh lý bệnh cơn
đau thắt ngực là do nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim tăng lên mà mạch vành
không cung cấp đủ [15].
Năm 1816, Kreysig De Berlin đưa ra lý thuyết sinh lý bệnh học tương
tự như Allan Burns nhưng ông đưa ra giả thuyết là mạch vành co thắt trước
khi bị tổn thương cơ học [18].
3
Năm 1899, Huchard tổng hợp các giả thiết của Allan và Kreysig, ông
cho rằng: ”Hẹp cơ học hoặc do co thắt mạch máu nuôi dưỡng là nguyên nhân
dẫn đến thiếu máu cơ tim”, nhưng ông không công nhận chứng đau thắt ngực
xảy ra khi nghỉ ngơi [17].
Năm 1932, Gallavar đưa ra mối tương quan giữa yếu tố hẹp mạch vành
cơ học và yếu tố co thắt mạch vành [18].
Năm 1959, Prinzmetal tách riêng một thể đau thắt ngực đặc biệt ”đau
thắt ngực biến thái” mà yếu tố co mạch vành là chủ đạo, tuy rằng mãi đến
thập niên 70 sự co thắt động mạch vành mới được thấy rõ nhờ phương pháp
chụp cản quang động mạch vành.
Đến những năm cuối thế kỷ 20, y học hiểu sâu sắc hơn về đau thắt ngực
và đã tách chúng thành thể đau thắt ngực không ổn định, từ đó xây dựng
hướng điều trị phong phú theo sinh lý bệnh của chứng đau thắt ngực [3], [29].
1.1.2.2. Nhồi máu cơ tim (NMCT)
Năm 1880, khái niệm NMCT trong y học thế giới mới hình thành rõ
ràng với công trình của Weigert mô tả chi tiết các biến đổi giải phẩu bệnh lý
của hoại tử một vùng cơ tim do động mạch vành bị bít tắt đột ngột (hoặc từ
từ) “Với những mảng xơ vữa động mạch vành kèm thêm những huyết khối
hoặc thuyên tắc động mạch vành” [3].
Năm 1884 đến 1986, Ernst Von Layden, Ernst Ziegler, Marie tiếp tục
xác định bản chất giải phẩu sinh lý tiến triển theo giai đoạn của NMCT.
Năm 1878, bệnh cảnh lâm sàng lần đầu tiên được mô tả rõ rệt do
Hammer, sau đó đã chứng minh sự có mặt của huyết khối tắc động mạch vành
trên cơ thể bệnh.
Năm 1919, James Bryan Herrik nhận dạng về ĐTĐ với sóng T đảo
ngược. Năm 1920, Pardee phát hiện sự biến đổi của đoạn ST và nhất về sóng
R tăng lên và xuất hiện sóng Q [3], [4].
4