Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học một số loài quý hiếm tại vườn Quốc gia, Nam Định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 135 - 140
135
ĐÁNH GIÁ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI QUÝ HIẾM
TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH
Hoàng Văn Hùng*
, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Lành
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vùng đất ngập nước Xuân Thuỷ nằm trong Vườn quốc gia Xuân Thủy là điểm RAMSAR đầu tiên
của Đông Nam Á. Năm 2004, UNESCO lại tiếp tục công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng
ven biển châu thổ sông Hồng, là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế
giới. Đây là nơi có các quần thể của một số loài sinh vật quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng
sinh học đất ngập nước và là nơi duy nhất ở Việt Nam ghi nhận có một số loài chim nước sinh
sống. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn; về thực vật có 115 loài bậc cao có mạch thuộc 42 họ đã
được liệt kê; về chim có 219 loài thuộc 41 họ, trong đó có 9 loài được ghi trong sách đỏ của
IUCN. Nghiên cứu cũng đã thống kê được nhiều loài cá, lưỡng cư, côn trùng v.v. quý hiếm, trong
đó sự xuất hiện loài Cò thìa và Mòng bể mỏ ngắn được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng tại đây.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy cần có các giải pháp bảo tồn và duy trì các loài sinh vật quí hiếm
trong thời gian tới. Bên cạnh đó còn đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng
thời thỏa mãn lợi ích lâu dài của quốc gia và quốc tế cũng như các thế hệ tương lai.
Từ khóa: Đa dạng sinh học, Đất ngập nước, RAMSAR, Vườn quốc gia Xuân Thủy, Loài chim nước.
MỞ ĐẦU
*
Do có điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng,
Vườn quốc gia Xuân Thủy (VQGXT) có tính
đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với nhiều kiểu
Hệ sinh thái (HST)[2], số lượng loài động
thực vật phong phú. Bên cạnh đó, VQGXT
còn là vùng đất ngập nước ven biển liên tỉnh
châu thổ sông Hồng có chức năng là khu dự
trữ sinh quyển quan trọng của thế giới.
Đặc biệt HST vùng bãi triều cửa sông ven
biển huyện Giao Thuỷ có diện tích khoảng
10.000ha, bị phân cắt bởi sông Vọp và sông
Trà, chia khu vực thành 4 khu là: Bãi Trong,
Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh có độ cao
trung bình từ 0,5 - 0,9m. Đặc biệt ở Cồn Lu
có nơi cao tới 1,2 - 2,5m. Với kiểu địa hình và
HST trên đã tạo cho VQGXT có nhiều loài
đặc hữu và quý hiếm [1].
Đất đai toàn vùng cửa sông Hồng nói chung
được thành tạo từ nguồn sa bồi (phù sa bồi
lắng) của toàn bộ hệ thống sông Hồng. Lớp
phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi
lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sông ven
biển được xác định bởi lớp thổ nhưỡng ven
châu thổ với những loại hình [8]:
*
Tel: 0989.372.386; Email: [email protected]
- Đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát
thuần.
- Đất trung bình, thịt trung bình
- Đất nặng từ thịt nặng đến đất sét (sét cố kết).
Các loại đất cụ thể của khu vực như sau:
- Vùng lõi: rộng 7.100ha, trong đó có 3.100
ha đất nổi, 4.100ha đất còn đang ngập nước,
948ha đất cát và cát pha, 2.152 ha đất thịt
và đất sét. Rừng ngập mặn 1.855 ha, rừng
phi lao 93ha.
- Vùng đệm: rộng 8.000ha, trong đó 1.407ha
còn ngập nước, 6.593ha đất nổi, đất cát pha
220ha, đất thịt và sét 6.373ha, đất có rừng
ngập mặn 1.724ha, rừng phi lao 6ha. Với đa
dạng hệ sinh thái như vậy đã tạo ra cho
VQGXT có những loài đặc hữu duy nhất chỉ
xuất hiện tại đây.
Thuỷ triều ở khu vực thuộc chế độ "Nhật
triều" với chu kỳ khoảng 25 giờ, thuỷ triều có
biên độ khá lớn, biên độ trung bình 150-
180cm, thuỷ triều lớn nhất đạt đến 4,5m.
Khu vực bãi triều huyện Giao Thuỷ được
cung cấp nước từ Sông Hồng, có 2 sông
chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp và
sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp
thoát nước tự nhiên.