Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học khu hệ thực vật tại vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
145.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
964

Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học khu hệ thực vật tại vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đặng Kim Vui và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 75 - 80

75

ĐÁNH GIÁ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ THỰC VẬT

TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Đặng Kim Vui, Hoàng Văn Hùng*

Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là một trong 30 VQG trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc 2 trong 6 bậc

phân hạng các Khu bảo vệ của thế giới. VQG Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái

phong phú, đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan. Đặc biệt,

đây là VQG duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi ở nước ta. Để đánh giá tính đa dạng cũng như

công tác bảo tồn ĐDSH của khu hệ thực vật (HTV), 3 tuyến điều tra với 9 ô tiêu chuẩn, chia làm 45 ô

dạng bản đã được lập. Nghiên cứu đã thống kê được VQG Xuân Sơn có 7 hệ sinh thái chính với 6

ngành, 1217 loài, 680 chi thực vật chia làm 4 dạng sống cơ bản, trong đó có 40 loài có tên trong sách đỏ

Việt Nam và phát hiện thêm một số loài mới bổ sung cho HTV Việt Nam. Đồng thời xác định được giá

trị sử dụng to lớn của 1171 trên 1217 loài thực vật, chiếm 96,22 % cũng như cơ hội và thách thức trong

công tác bảo tồn đa dạng ở VQG Xuân Sơn. Từ kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm

góp phần bảo tồn khu HTV của VQG Xuân Sơn và nghiên cứu cũng đề nghị cần có những nghiên cứu

sâu hơn về mối quan hệ của HTV tại đây với sự phân bố của loài.

Từ khóa: Đa dạng sinh học, khu hệ thực vật, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, VQG Xuân Sơn

MỞ ĐẦU

*

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn nằm ngay

tại điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, cửa

ngõ của vùng Tây Bắc, thuộc địa bàn huyện

Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Do nằm trong khu

vực giao tiếp của hai luồng động – thực vật

Mã Lai và Hoa Nam nên VQG Xuân Sơn

được đánh giá là rừng có tính ĐDSH cao, đa

dạng địa hình đã kiến tạo nên đa dạng cảnh

quan và hệ sinh thái (Trần Minh Hợi, Nguyễn

Xuân Đặng 2008).

Với tổng diện tích 15.048 ha, Xuân Sơn là

VQG duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi

đá vôi (2.432 ha). Đây là nơi sinh sống và tồn

tại của HTV phong phú, đa dạng, đặc biệt là

các loài thực vật cổ độc đáo thuộc ngành hạt

trần, trong đó có nhiều loài quý hiếm cần

được bảo vệ ở mức độ quốc gia và toàn cầu.

Giá trị bảo tồn của Xuân Sơn càng trở nên có

ý nghĩa khi diện tích và chất lượng rừng tự

nhiên trong toàn quốc đang giảm mạnh do các

hoạt động khai thác và sản xuất nông nghiệp.

Trên thế giới theo thống kế có khoảng 1,75

triệu loài đã được xác định, nhưng theo dự

đoán các loài di động khoảng 5-30 triệu loài.

Điều đó chứng tỏ còn hàng triệu loài vẫn chưa

*

Tel: 0989 372386, Email: [email protected]

được xác định (Sadava et al., 2010). Việt

Nam được xác định là một trong 20 quốc gia

giầu ĐDSH nhất thế giới (TTNCTNMT,

2005), các tác giả người Pháp từ thế kỷ 19 đã

thống kê được 7000 loài thực vật có mạch ở

nước ta (Phan Kế Lộc, 1985). Các nhà khoa

học đã thống kê được hơn 10.000 loài thực

vật, theo dự đoán nước ta có khoảng 12,000

loài thực vật bậc cao có mạch (vascular plant)

(Võ Văn Chi, Trần Hợp, 2001).

Bảo tồn ĐDSH đóng góp quan trọng vào quá

trình giảm quy mô của biến đổi khí hậu

(BĐKH) và giảm các tác động tiêu cực đó

bằng tăng khả năng phục hồi cho các hệ sinh

thái. Bởi vậy, các thách thức về ĐDSH và

BĐKH cần được giải quyết đồng thời với

cùng mức ưu tiên (Buckney et al., 2011).

Chúng ta cần một tầm nhìn mới về ĐDSH cho

một hành tinh khỏe mạnh và một tương lai

bền vững của nhân loại (Hoang Van Hung et

al., 2011).

Đánh giá bảo tồn ĐDSH và thống kê các loài

sinh vật vẫn được thực hiện thường xuyên ở

nước ta và các nước trên thế giới (Brummitt,

1992). Trong thời gian gần đây nhiều loài mới

tiếp tục được phát hiện như phát hiện như:

loài Bách vàng, Thông đỏ phân bố ở Hà

Giang, Cao Bằng; nhiều loài bò sát, thú v.v.

cũng mới được phát hiện ở nước ta.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!