Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thời kỳ đổi mới.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------
ĐẶNG THỊ HIỀN
Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc thời kỳ đổi mới
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
2
Lời cảm ơn
Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thạc sỹ
Nguyễn Tiến Lương. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục Chính
trị - Đại học sư phạm, quý thầy cô trong khoa Lý luận Chính trị – Đại học
kinh tế cùng tất cả các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
khóa luận.
Trong một thời gian ngắn, lại lần đầu làm nghiên cứu, do đó không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết. Bởi vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Đặng Thị Hiền
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc; là một trong những
bài học lớn của cách mạng nước ta; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và
là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Truyền thống ấy được hình thành qua hàng ngàn năm dựng nước của dân
tộc. Ngay từ thuở khai thiên lập quốc, đất nước ta đã phải thường xuyên
chống chọi với thiên tai, địch họa. Để vượt qua muôn vàn khó khăn đó, nhân
dân ta đã biết đoàn kết, trên dưới một lòng đưa dân tộc ta đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Đoàn kết trở thành truyền thống quí báu của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và phát
huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước; đồng thời vận
dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về đoàn kết vào điều kiện cụ
thể của nước ta, nâng truyền thống đoàn kết dân tộc lên một tầm cao mới.
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ
trương đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất để cùng nhau đánh
giặc. Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn chủ trương thành lập mặt
trận dân tộc nhằm củng cố, tăng cường một cách vững chắc và sâu rộng tinh
thần đoàn kết dân tộc. Bằng chính sự lãnh đạo tài tình, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đoàn kết được toàn thể nhân dân Việt Nam để làm nên những thắng
lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Trong qúa trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh rút ra kết
luận:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
4
Mười bốn chữ vàng trên được ghi trong sổ vàng của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam trở thành mục tiêu và phương châm hành động cho toàn Đảng, toàn
dân ta. Đó là tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc ta. Trong thời đại
ngày nay tư tưởng đại đoàn kết của Người vẫn tỏa sáng. Thực tiễn cách mạng
Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết. Đoàn kết là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang
của cách mạng Việt Nam.
Ngày nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước diễn ra
trong tình hình mới đòi hỏi sự nâng cao hơn nữa tinh thần đoàn kết dân tộc.
Bởi sự nghiệp đổi mới hiện nay cùng với sự tác động của xu thế toàn cầu hóa
đã đặt ra nhiều vấn đề về tập hợp lực lượng, về đoàn kết mà chúng ta cần
nghiên cứu, giải đáp một cách nghiêm túc. Với mong muốn nhận thức sâu sắc
hơn về đường lối xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng trong thời kì
đổi mới, chúng tôi chọn đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc thời kỳ đổi mới” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thời kì đổi mới là một vấn đề lớn
mang tính thời sự, tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Các văn kiện, Nghị quyết
của Đảng qua các kì Đại hội từ Đại hội VI đến nay đã cho thấy sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước ta, và chứng tỏ tầm quan trọng của đại đoàn kết dân
tộc trong thời kì đổi mới.
Đã có nhiều tác giả với các công trình của họ nghiên cứu về công cuộc
đổi mới ở Việt Nam nói chung và vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
ở nước ta nói riêng. Tiêu biểu có những công trình như: Phùng Hữu Phú,
Chiến lược đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, 1995.
Cao Huy Dạ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, Nxb. Chính trị
5
Quốc gia, Hà Nội, 2004. Lê Văn Tích, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2003. Lý luận chính trị
(số 5). Các công trình, bài viết trên đã đề cập đến nội dung tư tưởng đại đoàn
kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Đó là một trong những cơ sở lý luận để Đảng
lãnh đạo chủ trương xây dựng đại đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó còn có các
tác phẩm, bài viết như: Đinh Xuân Lý, Một số chuyên đề lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2007. Trần Hậu, Góp phần
nghiên cứu khối đại đoàn kết dân tộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập khá sâu về vấn đề đại đoàn
kết dân tộc. Đó là nguồn tư liệu hết sức quí giá giúp tôi hoàn thành đề tài tốt
nghiệp của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ sự hình thành, sự phát triển đường lối, chủ trương về xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới.
Qua việc nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành và phát triển
đường lối đại đoàn kết của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
- Làm rõ nội dung đường lối xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của
Đảng trong thời kỳ đổi mới.
- Nêu lên những bài học kinh nghiệm về xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc trong thời kì đổi mới và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường khối đại
đoàn kết dân tộc ở nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
6
Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc.
* Phạm vi nghiên cứu
Đường lối xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng thời kì đổi mới
từ Đại hội VI đến Đại hội XI.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc; và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: Phương pháp lịch sử, phương
pháp lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để làm sáng
tỏ nội dung nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài trình bày một cách có hệ thống về đường lối xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc của Đảng trong thời kì đổi mới. Qua đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta.
Góp thêm nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, học tập môn Đường lối
cách mạng của Đảng và môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài gồm có 2 chương, 8
tiết và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
Chương 2: Đường lối của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc thời kỳ đổi mới (1986- 2011)
7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
Bất cứ một chủ trương, đường lối nào của Đảng đều được xây dựng dựa
trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. Điều này đã được các nhà lý
luận Mác- Lênin chỉ rõ “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào
cách mạng vận động”, hay “thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý”. Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã căn cứ vào những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống đại đoàn kết của dân tộc và
căn cứ vào thực tiễn thế giới, thực tiễn Việt Nam để đề ra chủ trương, đường
lối. Đường lối đoàn kết dân tộc của Đảng được hình thành cũng dựa trên
những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đó.
1.1. Những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về đoàn kết là cơ
sở lý luận hết sức quan trọng hình thành đường lối đoàn kết của Đảng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, cách mạng không phải là kết quả
của những hoạt động có tính chất âm mưu mà là sự vận động của đông đảo
quần chúng có giác ngộ về một mục tiêu chung nhằm đánh đổ chế độ thống trị
của nước ngoài. Như vậy, cách mạng là sự nghiệp của cả dân tộc chứ không
phải của riêng giai cấp nào, cách mạng chỉ dành được thắng lợi khi có sự
đồng tâm nhất trí của toàn thể nhân dân.
Chủ nghĩa Mác cũng cho rằng, giai cấp vô sản là chủ thể sáng tạo ra lịch
sử, sáng tạo ra một thế giới mới thực sự tốt đẹp hơn. “Trong cuộc đấu tranh
lật đổ chế độ tư bản, giai cấp vô sản chẳng mất gì hết ngoài những xiềng xích
trói buộc. Họ sẽ giành được cả thế giới” [16, 646]. Để làm được điều đó, cần
phải có sự đoàn kết với những người bị áp bức, bóc lột cả trong nước và nước
ngoài. Trong tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã đưa ra khẩu
hiệu chiến lược “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.