Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng việt nam giai đoạn 1965-1975.
MIỄN PHÍ
Số trang
71
Kích thước
658.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1368

Tài liệu đang bị lỗi

File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.

Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng việt nam giai đoạn 1965-1975.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

VÕ THỊ THÚY HẰNG

Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu

tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai

đoạn 1965-1975

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

2

Lời cảm ơn!

***

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn

chân thành và sâu sắc đến thầy giáo- Thạc Sỹ Nguyễn Tiến Lương đã hướng

dẫn tận tình cho em trong thời gian qua. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm

ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị- Trường Đại học Sư

phạm, Khoa Lý luận Chính trị- Trường Đại học Kinh tế cùng gia đình, bạn bè,

người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp này!

Qua quá trình nghiên cứu bản thân em đã cố gắng tìm hiểu, vận dụng

các kiến thức được học tập, dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm tài liệu và

tham khảo thêm một số người đi trước, nhưng do năng lực bản thân còn hạn

chế, nhận thức chưa cao, thời gian nghiên cứu không cho phép, do đó đề tài

không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Cho nên em mong muốn nhận

được sự đóng góp của các thầy cô, các anh chị cũng như các bạn sinh viên để

khóa luận của em được hoàn thiện hơn!

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện:

Võ Thị Thúy Hằng

3

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua ngót 37 năm, nước

nhà đã hoàn toàn độc lập, cả nước thống nhất đi lên xây dựng CNXH. Từ môt

nước có xuất phát điểm tương đối thấp, lại bị chiến tranh tàn phá chúng ta đi

lên xây dựng đất nước theo con đường XHCN- con đường mà Đảng, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng với quyết

tâm cao độ của toàn Đảng, toàn dân muốn hoàn thành di nguyện của Bác Hồ

xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” công cuộc xây dựng đất

nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nền kinh tế đã thoát khỏi tình

trạng khủng hoảng, trì trệ và đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, văn hóa,

giáo dục, y tế…có bước phát triển, chúng ta đã tham gia sâu rộng và ngày

càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực như ASEAN, APEC, ASEM, WTO...

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại cho Đảng ta,

nhân dân ta nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá, trong đó có bài học

kinh nghiệm về phương pháp cách mạng, đó là việc kết hợp chặt chẽ giữa đấu

tranh quân sự, chính trị với đấu tranh ngoại giao, mà đặc biệt là kết hợp giữa

đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao với phương châm “vừa đánh, vừa

đàm” là đỉnh cao trong nghệ thuật đấu tranh cách mạng của Đảng.

Với chủ trương, đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với

hoàn cảnh lịch sử trong từng thời kỳ, Đảng đã chọn đúng thời điểm để mở

mặt trận ngoại giao, lãnh đạo kết hợp đúng đắn, đấu tranh quân sự với đấu

tranh ngoại giao. Đường lối đó đã tạo điều kiện phát huy được sức mạnh của

cả nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, làm nên sức mạnh

tổng hợp để đánh thắng địch từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới đang bước vào quá trình toàn cầu

hóa, hội nhập quốc tế thì việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời

4

đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hội nhập quốc tế thành công, xây dựng

CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN là hết sức quan trọng. Vì vậy,

việc nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu

tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965- 1975

từ đó đúc kết ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào hội nhập quốc tế

hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Với lý

do đó, tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu

tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965-1975” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu.

Đường lối đấu tranh kết hợp quân sự và ngoại giao trong kháng chiến

chống Mỹ giai đoạn 1965- 1975 của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo nhằm tranh

thủ mọi nguồn lực trong và ngoài nước góp phần đẩy nhanh thắng lợi của

cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là một trong những vấn đề nổi bật được

nhiều người quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên

cứu các sách, báo, bài viết, chuyên khảo về đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ chẳng hạn như:

Các cuốn sách viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như các cuốn

sách viết về ngoại giao Việt Nam thời chống Mỹ như: “Tổng kết cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học”(Ban chỉ đạo tổng kết chiến

tranh trực thuộc Bộ Chính trị - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). “Ngoại

giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945 – 1975)”(Học

viện quan hệ quốc tế - Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội, 2001). “Tấn công

ngoại giao và tiếp xúc bí mật” (Mai Văn Bộ - Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

1985). “Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ” (Nguyễn Duy Trinh - Nxb Sự

thật,1979). “Thế giới ca ngợi thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta” (Nxb Sự thật,

1977). “Đại thắng mùa xuân” (Văn Tiến Dũng - Nxb quân đội nhân dân,

5

1977). “Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng” (Võ Nguyên Giáp - Viện

khoa học quân sự, Hà Nội, 1974)...

Những bài trong hội thảo khoa học, các tạp chí, các bài chuyên khảo

như:“Sự kết hợp chính trị - quân sự - ngoại giao trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước” (Tạp chí cộng sản).“ Đường lối cách mạng đúng đắn,

sáng tạo của Đảng – nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng

chiến”(TS.Phạm Văn Thạch - Báo nhân dân ngày 1/4/2010). “ Đấu tranh

ngoại giao, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” (Vũ

Dương Huân ) …

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

* Mục đích

Qua việc tìm hiểu đường lối của Đảng trong việc kết hợp đấu tranh

quân sự và ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965- 1975, đề tài

góp phần đúc kết những kinh nghiệm vừa bổ sung cho lý luận, vừa để vận

dụng vào thực tiễn hội nhập quốc tế hiện nay.

* Nhiệm vụ

- Làm rõ hoàn cảnh lịch sử và đường lối của Đảng về kết hợp đấu tranh quân

sự với đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn

1965- 1975.

- Làm rõ những bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo kết hợp

đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ giai

đoạn 1965- 1975 đồng thời đưa ra những kiến nghị về việc vận dụng bài học

đó vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ hội nhập quốc tế

hiện nay .

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập nghiên cứu đường lối kết hợp đấu tranh quân sự với đấu

tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965- 1975.

6

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện dựa trên những nguyên lý của chủ

nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về kết hợp

đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong

đề tài là: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp phân tích,

tổng hợp, khái quát hóa, đối chiếu, so sánh…

5. Đóng góp của đề tài

Qua nghiên cứu làm rõ nội dung đường lối của Đảng về sự kết hợp đấu

tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn

1965- 1975, đề tài góp thêm nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu Lịch

sử Đảng, nghiên cứu đường lối của Đảng.

6. Ý nghĩa của đề tài

- Đề tài góp phần làm sáng rõ thêm nội dung đường lối kết hợp đấu

tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao của Đảng trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước.

- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập môn lịch

sử Đảng và môn Đường lối cách mạng Đảng.

7. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần

nội dung được chia làm 2 chương:

Chương 1: Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh tranh quân sự với đấu

tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965- 1968.

Chương 2: Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh

ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1969-1975.

7

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

ĐẢNG LÃNH ĐẠO KẾT HỢP ĐẤU TRANH QUÂN SỰ VỚI ĐẤU

TRANH NGOẠI GIAOTRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 1965- 1968

Tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-

1975, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã nêu lên nhiều nhân tố trong đó có

phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo. Điển hình là sự kết

hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đến một giai đoạn cần thiết thì

mở mặt trận đấu tranh ngoại giao và kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự

với đấu tranh ngoại giao. Đây là phương châm thích hợp nhằm kết hợp sức

mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến đấu,

chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

1.1. Các khái niệm.

Để làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu

tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta đi vào tìm

hiểu một số khái niệm liên quan như: quân sự, đấu tranh quân sự; ngoại giao,

đấu tranh ngoại giao.

1.1.1. Quân sự và đấu tranh quân sự.

Theo từ điển bách khoa Việt Nam khái niệm quân sự theo nghĩa rộng:

là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ

trang, chiến tranh và quân đội hay các lực lượng vũ trang. Quân sự theo nghĩa

hẹp: là một trong những hoạt động cơ bản trong quân đội, cùng với các hoạt

động khác như chính trị, hậu cần, kỹ thuật... tạo nên sức mạnh chiến đấu của

quân đội.

Đấu tranh quân sự là đấu tranh của lực lượng vũ trang diễn ra trên mặt

trận quân sự, chống lại sức mạnh quân sự của thế lực ngoại bang hòng dùng

vũ lực để đặt ách thống trị lên các quốc gia khác. Lực lượng tham gia trên mặt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!