Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài côn trùng tở nước vùng ven vườn quốc gia bạch mã tỉnh thừa thiên huế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
141
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010
DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG
Ở NƯỚC VÙNG VEN VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hoàng Đình Trung, Lê Trọng Sơn
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Mai Phú Quý
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng III năm 2009 đến tháng XII năm 2009 tại các thủy
vực vùng ven vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc huyện Phú Lộc và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Kết quả bước đầu cho thấy: danh lục thành phần loài côn trùng ở nước vùng ven Vườn
Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 42 loài, 24 giống, 13 họ thuộc bộ Phù du
(Ephemeroptera), Cánh lông (Trichoptera) và bộ Cánh úp (Plecoptera). Trong đó, bộ côn trùng
Phù du (Ephemeroptera) có số loài nhiều nhất với 27 loài (chiếm 64,29%), tiếp đến là bộ Cánh
lông (Trichoptera) với 6 loài (chiếm 14,29%); bộ Cánh úp (Plecoptera) với 9 loài (chiếm
21,42%). Sử dụng chỉ số đa dạng Shannon - Weiner (H’) đánh giá tính đa dạng về số lượng cá
thể theo các điểm nghiên cứu, kết quả cho thấy chỉ số đa dạng thấp nhất (H’ = 0,95) tại điểm
M3, cao nhất (H’ = 2,72) tại điểm M1.
1. Mở đầu
Côn trùng ở nước giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước ngọt và có mặt
hầu hết trong các thủy vực nội địa, đặc biệt rất phổ biến ở các hệ thống sông, suối thuộc
vùng trung du, núi cao. Côn trùng ở nước là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức
ăn thủy vực: Vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2, vừa là nguồn thức ăn của cá và nhiều
loài động vật có xương sống tự bơi khác. Vì vậy chúng tham gia tích cực trong vai trò
cân bằng mối quan hệ dinh dưỡng ở hệ sinh thái thủy vực thông qua chuỗi thức ăn và
lưới thức ăn.
Vườn Quốc gia Bạch Mã có hệ thống khe, suối đa dạng, đặc biệt là mạng lưới các
suối dày đặc phân bố theo nhiều kiểu địa hình khác nhau. Bên cạnh các khe, suối điển hình
phân bố ở khu vực đồng bằng còn có các suối trên núi cao có khí hậu á nhiệt đới, tạo điều
kiện phát triển phong phú, đa dạng cho nhiều loài côn trùng thuỷ sinh đặc trưng cho vườn.
Cho đến nay, việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng ở nước thuộc các thủy vực Vườn
Quốc gia Bạch Mã còn nhiều tản mạn và hạn chế, trong khi vị trí và vai trò các thủy vực nói
trên là một phần quan trọng trong hệ sinh thái của Vườn. Chính vì vậy, nghiên cứu về côn
trùng nước ở vùng ven Vườn Quốc gia Bạch Mã là rất cần thiết, góp phần cung cấp những
dẫn liệu đầy đủ tính đa dạng về thành phần loài khu hệ côn trùng ở nước của vùng Bạch Mã.