Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
II. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................7
Chương 1. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA................................7
1.1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ................................................7
1.1.1. Quan điểm về dân chủ..............................................................................7
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của dân chủ..........................................................9
1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa...............................................................................11
1.2.1. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa................................11
1.2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa...........................................13
Tóm tắt chương 1..................................................................................................17
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA SINH
VIÊN TRONG XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN........................................................18
2.1. Khái quát về Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh............18
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................18
2.1.2. Bộ máy tổ chức......................................................................................18
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức:.................................................................................18
2.1.2.2. Đoàn thanh niên:.............................................................................19
2.1.2.3. Hội sinh viên...................................................................................21
2.1.3. Hệ thống đào tạo....................................................................................22
2.2. Thực trạng phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học
Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian qua..........23
2.2.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân....................................................23
1
2.2.1.1. Những mặt đạt được của sinh viên về học thuật và nghiên cứu khoa
học 23
2.2.1.2. Nguyên nhân đạt được 27
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó....................................28
2.3. Giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học
Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian tới............28
2.3.1. Giải pháp về phía sinh viên....................................................................28
2.3.1.1. Học tập 28
2.3.1.2. Nghiên cứu khoa học 29
2.3.1.3. Các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao 29
2.3.1.4. Phục vụ cộng đồng 29
2.3.1.5. Giáo dục chính trị, tư tưởng 30
2.3.1.6. Tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể (Đoàn TNCSHCM/ Hội
SV) 30
2.3.2. Giải pháp về phía nhà trường.................................................................31
2.3.2.1 Cơ sở vật chất 31
2.3.2.2 Chất lượng giảng dạy 31
2.3.3. Giải pháp về phía các tổ chức đoàn thể..................................................32
Tóm tắt chương 2..................................................................................................32
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................34
2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuyên suốt chiều dài lịch sử xã hội loài người đã hình thành nên nhiều hình thái
nhà nước, và dân chủ cũng là một trong những thể chế chính trị tồn tại lâu đời nhất.
Đến tận nay nó vẫn giữ được sức hấp dẫn lớn và ngày càng trở nên phức tạp hơn trong
điều kiện cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
đang phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, nhà nước dân chủ mà chúng ta đang xây dựng
là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Theo đó, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân xây dựng. Dân chủ hóa mọi lĩnh vực
đời sống, đặc biệt là hoạt động giáo dục là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm
trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM là trường đại học
chuyên ngành kỹ thuật lớn của Việt Nam, là một trong những trường đại học hàng đầu
của cả nước nói chung và miền Nam nói riêng. Là thành viên của hệ thống Đại học
Quốc gia, được thành lập năm 1957, Đại học Bách Khoa là một trong bốn trường đại
học tại Việt Nam được công nhận đạt chất lượng kiểm định cơ sở giáo dục theo tiêu
chuẩn HCERES của Châu Âu và cũng là trường đầu tiên tại Việt Nam được công nhận
đạt chất lượng kiểm định cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn AUN-QA. Ngoài ra, trường
còn có số chương trình đào tạo được công nhận đạt chất lượng kiểm định nhiều nhất
Việt Nam, đạt chất lượng giáo dục được công nhận quốc tế.
Thực tiễn cũng cho thấy, sinh viên trường Đại học Bách Khoa trang bị cho mình
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu từ thầy cô, giảng viên nhà trường cũng như kỹ
năng mềm đã mang lại không ít thành công trong các hoạt động học tập, nghiên cứu
khoa học. Nhờ đó, sinh viên cũng góp phần xây dựng chương trình đào tạo của trường
ngày càng phát triển hơn, thông qua những lần góp ý giảng dạy, cố gắng thay đổi mô
hình học từ thuần lý thuyết nhiều sang thực hành nhiều hơn. Có được thành quả chất
lượng giáo dục như ngày hôm nay là những nỗ lực không ngừng của đội ngũ tri thức
sinh viên – thanh niên xung phong, lực lượng xung kích sẵn sàng cống hiến hết mình
trong các hoạt động học tập, xã hội, thiện nguyện. Gắn với màu xanh tình nguyện, sinh
viên Bách Khoa còn tham gia vào các hoạt động xã hội thiết thực như giúp đỡ những
3
người có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tốt hơn qua các phong
trào, chiến dịch tình nguyện như Xuân Tình nguyện, Quán cơm Từ thiện, Mùa hè
Xanh,... Để xây dựng hình ảnh trường Đại học Bách Khoa năng nổ, nhiệt huyết trong
cả học tập lẫn công tác xã hội thì không thể không có mặt các bạn sinh viên luôn tận
tâm hết mình vì trường, vì một xã hội tốt đẹp hơn, vì đất nước Việt Nam mà mình làm
chủ. Tuy vậy, nhiều sinh viên trong trường vẫn chưa nắm được quyền lợi của mình khi
tham gia các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa xã hội; vì
vậy các thành tích đạt được vẫn chỉ quy về số ít cá nhân. Khả năng tự học, tự tìm tòi
của sinh viên phần nào vẫn còn hạn chế vì thiếu kinh nghiệm, chưa khám phá được hết
năng lực của bản thân. Đồng thời, nhiều sinh viên cũng chưa ứng dụng tốt lý thuyết
vào thực hành, nhất là trong giai đoạn dịch COVID-19 khiến mọi hoạt động giáo dục
gần như phải chuyển sang hình thức trực tuyến. Ít nhiều những điều đó cũng tạo trở
ngại trong quá trình tạo dựng môi trường học tập đầy đủ, hoàn hảo hơn cho sinh viên.
Một số người thì lại quá coi trọng việc học mà thờ ơ, không tham gia các phong trào
văn hóa thể thao, hoạt động xã hội. Chính vì vậy, giáo dục lý luận chính trị cho sinh
viên có tầm quan trọng chiến lược, giúp hình thành nhận thức và có cái nhìn đúng đắn
về thực hiện dân chủ hóa trong sự nghiệp xây dựng trường Đại học Bách Khoa nói
riêng và xây dựng nước Việt Nam nói chung ngày càng phát triển, vững mạnh.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Dân chủ và dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây
dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển” để
nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng
trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây
dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.
4