Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm sinh học và đặc trưng giống chuối tây bản địa Phấn Vàng Phú Thọ (Musa x paradisiaca)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Minh Quân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 45 - 51
45
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐẶC TRƯNG GIỐNG CHUỐI TÂY BẢN ĐỊA
PHẤN VÀNG PHÚ THỌ (MUSA X PARADISIACA)
Trần Minh Quân*
, Hà Minh Tuân,
Nguyễn Thế Huấn, Lê Diệu Thúy, Phùng Thị Thu Hà
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Giống chuối tây bản địa Phấn Vàng là một đặc sản của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ. Đây là giống cây trồng có tiềm năng mang lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói
giảm nghèo cho người dân địa phương. Mặc dù vậy, giống chuối này vẫn chưa được chú trọng
đầu tư phát triển về kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu, bệnh hại, cũng như công tác tiếp thị, quản
bá còn hạn chế, do đó chuối Phấn Vàng chưa được nhiều người biết đến. Để góp phần vào công
tác bảo tồn lai tạo giống chuối Phấn Vàng và phát triển hàng hóa trên quy mô lớn tại khu vực
miền núi phía Bắc, đề tài đã được triển khai tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong thời gian
từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013 nhằm tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, phân bố và các đặc trưng
chi tiết của giống chuối theo bộ tiêu chuẩn của Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế
(IPGRI 1996) [7]. Kết quả cho thấy cây chuối Phấn Vàng thuộc nhóm chuối có chiều cao phổ
biến (4,0 m; góc lá đứng so với trục thân chính, ở thời điểm cây đã trổ buồng có trung bình (7,9
lá/cây; gờ cuống lá có dạng cánh, bám sát vào thân giả; độ mở của gờ cuống nằm trong nhóm 02
(> 1cm); tỷ lệ lá (chiều dài/chiều rộng) là 3,4, thuộc nhóm 3; lá có màu xanh trung bình, mặt
ngoài dạng mờ đục, không có nếp nhăn; giống chuối Phấn Vàng có dạng bầu nhụy tương đối
thẳng, noãn được sắp xếp dạng 4 hàng rõ ràng; trung bình một buồng chuối có 7,6 nải chuối,
mỗi nải ở giữa buồng có trung bình12,9 quả; chiều dài trung bình của một quả là 12,5 cm, nằm
trong nhóm có kích thước quả ngắn.
Từ khóa: Bản địa, bảo tồn, chuối tây Phấn Vàng, đặc trưng, nguồn gen
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong những năm gần đây, công tác bảo tồn
nguồn gen bản địa trên địa bàn đã nhận được
sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của UBND
tỉnh Phú Thọ mà trọng tâm là lưu giữ, phát
triển những giống cây trồng đặc sản có
thương hiệu của địa phương, trong đó có cây
chuối tây bản địa Phấn Vàng (UBND tỉnh Phú
Thọ 2013) [5].
Cây chuối tây Phấn Vàng ở huyện Thanh Sơn
– Phú Thọ được trồng tập trung chủ yếu ở các
xã như Tân Minh và Tân Lập. Giống này
được người dân tộc Mường địa phương đánh
giá là cây đặc sản chủ lực để phát triển kinh
tế, giúp xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Hữu
Hoàng, 2013) [2].
Hiện nay việc trồng cây chuối đã đem lại một
nguồn thu nhập đáng kể cho một số hộ dân.
Tuy nhiên, việc phát triển cây chuối còn
mang tính tự phát, chưa được chú trọng trong
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
* Tel: 0912 120315, Email: [email protected]
việc thâm canh loại cây ăn quả này, các hộ
còn trồng chuối theo tập quán cũ với phương
thức trồng quảng canh nên năng suất thấp,
chất lượng sản phẩm chưa cao (Nguyễn Hữu
Hoàng, 2013) [2]. Trong những năm gần đây,
được sự quan tâm của chính quyền địa
phương, diện tích trồng chuối Phấn Vàng đã
được mở rộng. Ở xã Tân Minh đã triển khai
dự án “Mở rộng diện tích trồng cây chuối
Phấn Vàng trên địa bàn xã Tân Minh” trong
giai đoạn 3 năm, 2007 – 2010 (UBND xã Tân
Minh 2012) [6]. Tuy nhiên, việc đầu tư, phát
triển mới chỉ dừng lại ở mô hình, chưa được
áp dụng rộng rãi đến điều kiện thực tế của đa
số người trồng chuối với điều kiện đất dốc,
canh tác theo lối quảng canh và năng lực đầu
tư còn hạn chế. Thêm vào đó, hiệu quả kinh tế
từ trồng chuối phụ thuộc nhiều vào thị trường
đầu ra, giá bán không ổn định và nhiều khi bị
tư thương ép giá đã phần nào ảnh hưởng đến
động lực đầu tư và chăm sóc của người dân ở
nhiều địa bàn trong tỉnh Phú Thọ (Nguyễn
Hữu Hoàng, 2013) [2].