Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912 (Orthoptera: Acrididae) và biện pháp phòng trừ tại Hòa Bình.
PREMIUM
Số trang
192
Kích thước
7.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1462

Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912 (Orthoptera: Acrididae) và biện pháp phòng trừ tại Hòa Bình.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

----------------------

NGUYỄN HỒNG YẾN

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI

CỦA LOÀI CHÂU CHẤU MÍA Hieroglyphus tonkinensis

Bolivar, 1912 (Orthoptera: Acrididae)

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI HÒA BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

HÀ NỘI - 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

----------------------

NGUYỄN HỒNG YẾN

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI

CỦA LOÀI CHÂU CHẤU MÍA Hieroglyphus tonkinensis

Bolivar, 1912 (Orthoptera: Acrididae)

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

MÃ SỐ: 62.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH

PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG

HÀ NỘI - 2013

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị

nào. Các tài liệu trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được cám ơn.

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2013

Tác giả luận án

Nguyễn Hồng Yến

iii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang đã tận tình hướng dẫn, dìu

dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thày, cô giáo Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông

học và Ban Quản lý đào tạo, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã quan tâm giúp

đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn các nhà khoa

học đã nhiệt tình giúp đỡ trao đổi, hướng dẫn, gợi ý cho tôi những ý tưởng, giải pháp

để vượt qua những trở ngại, khó khăn trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn tỉnh Hòa Bình; Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình đã

giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện

đề tài; trân trọng cám ơn Trạm Bảo vệ thực vật các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Đà

Bắc và các cán bộ kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật Hòa Bình đã hỗ trợ, cùng tôi

theo dõi các thí nghiệm. Trân trọng cảm ơn những nông dân xã Trung Hòa đã nhiệt

tình cùng tôi tham gia các thí nghiệm.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp, người thân

trong gia đình đã tận tình động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề

tài và hoàn thiện luận án.

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2013

Tác giả luận án

Nguyễn Hồng Yến

iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Các ký hiệu và chữ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

Danh mục hình xi

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

3 Mục đích, yêu cầu của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Những đóng góp mới của đề tài 4

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 6

1.2.1 Thành phần loài và tác hại của châu chấu tại một số khu vực trên thế giới 6

1.2.2 Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của một số loài châu chấu nguy hiểm 8

1.2.3 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ châu chấu 13

1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 19

1.3.1 Thành phần loài, tác hại của châu chấu ở Việt Nam và ở tỉnh Hòa Bình 19

1.3.2 Những nghiên cứu về các loài châu chấu thuộc giống Hieroglyphus

Krauss ở Việt Nam 24

1.3.3 Nghiên cứu phòng trừ châu chấu ở Việt Nam 25

1.4 Những vấn đề chưa được đề cập đến, cần tập trung giải quyết 27

v

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Địa điểm nghiên cứu 28

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hòa Bình 28

2.1.2 Điều kiện ở các địa điểm nghiên cứu 29

2.2 Thời gian nghiên cứu 30

2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 30

2.3.1 Vật liệu nghiên cứu 30

2.3.2 Dụng cụ nghiên cứu 30

2.4 Nội dung nghiên cứu 30

2.5 Phương pháp nghiên cứu 31

2.5.1 Phương pháp nghiên cứu thành phần loài châu chấu, mức độ phổ biến và

mức độ gây hại của loài châu chấu mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa Bình 31

2.5.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái châu chấu mía H. tonkinensis 34

2.5.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học châu chấu mía

H. tonkinensis 36

2.5.4 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học châu chấu mía

H. tonkinensis 40

2.5.5 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ châu chấu mía H. tonkinensis và xây

dựng mô hình phòng trừ tổng hợp với sự tham gia của cộng đồng 43

2.5.6 Phương pháp tính toán xử lý số liệu 47

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

3.1 Thành phần loài châu chấu, mức độ phổ biến và mức độ gây hại của

châu chấu mía H.tonknensis ở tỉnh Hòa Bình 48

3.1.1 Thành phần loài châu chấu ở tỉnh Hòa Bình 48

3.1.2 Mức độ phổ biến và mức độ gây hại của châu chấu mía H. tonkinensis

ở tỉnh Hòa Bình 50

3.2 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của châu chấu H. tonkinensis 55

3.2.1 Vị trí phân loại 55

3.2.2 Đặc điểm hình thái của châu chấu mía H. tonkinensis 56

vi

3.3 Đặc điểm sinh vật học của châu chấu mía H. tonkinensis 66

3.3.1 Tập tính sinh sống của châu chấu mía H. tonkinensis 66

3.3.2 Thời gian phát triển, vòng đời châu chấu mía H. tonkinensis 71

3.3.3 Sinh học sinh sản của châu chấu mía H. tonkinensis 73

3.3.4 Khả năng tiêu thụ thức ăn của châu chấu mía H. tonkinensis 81

3.4 Đặc điểm sinh thái học của châu chấu mía H. tonkinensis 86

3.4.1 Đặc điểm phát sinh gây hại của châu chấu mía H. tonkinensis 86

3.4.2 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến châu chấu mía H. tonkinensis 88

3.5 Biện pháp phòng chống châu chấu mía H.tonkinensis 93

3.5.1 Biện pháp canh tác 93

3.5.2 Biện pháp thủ công 95

3.5.3 Biện pháp sinh học 96

3.5.4 Biện pháp hóa học 101

3.5.5 Mô hình phòng chống tổng hợp châu chấu mía H. tonkinensis với sự

tham gia của người dân 102

3.5.6 Qui trình phòng chống tổng hợp châu chấu mía H. tonkinensis 105

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 108

1 Kết luận 108

2 Đề nghị 109

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 110

Tài liệu tham khảo 111

Phụ lục 117

vii

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu,

chữ viết tắt Diễn giải

AAAI Hiệp hội Quốc tế về châu chấu học ứng dụng

(Association for Applied Acridology International)

APLC Ủy ban quản lý dịch châu chấu Ô-xtơ-rây-lia

(Australian Plague Locust Commission)

BVTV Bảo vệ thực vật

CIRAD Trung tâm Hợp tác nghiên cứu phát triển nông nghiệp Quốc tế Pháp

(French Agricultural Research Centre for International Development)

cs. Cộng sự

ECI Hiệu suất chuyển hóa thức ăn tiêu thụ

(The efficiency of conversion of ingested food)

et al. Và những người khác

FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc

GHIPM Quản lý dịch hại tổng hợp châu chấu

(Grasshopper Integrated Pest Management)

IPM Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management)

LUBILOSA Đấu tranh sinh học phòng chống châu chấu

(biological control of locusts and grasshoppers)

PTNT Phát triển nông thôn

RAAT Giảm khu vực xử lý (Reduction Agent-Area Treatment)

RH Ẩm độ tương đối của không khí (%)

Số TT Số thứ tự

t

oC Nhiệt độ không khí (độ C)

viii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Thành phần loài châu chấu thuộc họ Acrididae ở tỉnh Hòa Bình

(2010 - 2011) 49

3.2 Mức độ phổ biến của trưởng thành châu chấu mía H. tonkinensis (tại

Cao Phong và Tân Lạc, Hòa Bình, 2010-2011) 50

3.3 Mức độ gây hại của châu chấu mía H.tonkinensis tại tỉnh Hòa Bình,

giai đoạn 1997-2011 52

3.4 Thiệt hại do châu chấu mía H. tonkinensis tới năng suất lúa (Chi cục

BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 53

3.5 Đặc điểm ổ trứng của châu chấu mía H. tonkinensis (Chi cục BVTV

Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 58

3.6 Đặc điểm ổ trứng châu chấu mía H. tonkinensis thu thập ngoài đồng

ruộng (Hòa Bình, 2010-2011) 58

3.7 Khối lượng, kích thước quả trứng thu thập ngoài đồng ruộng và trong

phòng thí nghiệm tại Chi cục BVTV Hòa Bình, 2011 59

3.8 Khối lượng, kích thước các tuổi ấu trùng châu chấu mía H. tonkinensis

(Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 60

3.9 Kích thước trưởng thành châu chấu mía H. tonkinensis (Chi cục

BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011-2012) 65

3.10 Tỷ lệ ấu trùng châu chấu mía H.tonkinénis lựa chọn các loại thức ăn

(Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2012) 69

3.11 Thời gian phát triển của châu chấu mía H. tonkinensis (Chi cục BVTV

Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011-2012) 72

3.12 Khối lượng cá thể trong các giai đoạn phát triển của châu chấu trưởng

thành (Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 73

3.13 Biến động tỷ lệ giới tính trong pha trưởng thành châu chấu mía

H. tonkinensis (Trung Hòa, Tân Lạc, Hòa Bình, 2011) 74

ix

3.14 Thành thục sinh dục của châu chấu mía H. tonkinensis (Chi cục

BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 75

3.16 Thời gian thành thục sinh sản của châu chấu cái nuôi trên các loại thức

ăn (Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 78

3.17 Tỷ lệ châu chấu cái đẻ trứng nuôi trên các loại thức ăn (Chi cục

BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 78

3.18 Sức đẻ trứng của châu chấu mía H. tonkinensis trên các loại thức ăn

(Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011). 79

3.19 Tỷ lệ nở của trứng châu chấu mía H. tonkinensis nuôi trên các loại

thức ăn (Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011-2012) 80

3.20 Khối lượng thức ăn tiêu thụ của ấu trùng cái loài châu chấu mía

H. tonkinensis (Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 81

3.21 Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn ấu trùng cái loài

châu chấu mía H. tonkinensis (Chi cục BVTV Hòa Bình, 2011) 82

3.22 Hiệu suất chuyển hóa thức ăn tiêu thụ (ECI) của ấu trùng cái loài châu

chấu mía H. tonkinensis (Chi cục BVTV Hòa Bình, 2011) 82

3.23 Khối lượng thức ăn tiêu thụ của trưởng thành châu chấu mía H.

tonkinensis (Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 84

3.24 Hiệu suất chuyển hóa thức ăn tiêu thụ (ECI) của trưởng thành cái châu

chấu mía H. tonkinensis (Chi cục BVTV Hòa Bình, 2011) 84

3.25 Thời điểm nở trứng của châu chấu mía H. tonkinensis 89

3.26 Số lượng và tỷ lệ ổ trứng thu được trên các hướng đồi tại khu vực

nghiên cứu ở tỉnh Hòa Bình, năm 2010-2012 90

3.27 Số lượng ổ trứng châu chấu mía H. tonkinensis thu được trên các loại

đất khác nhau (Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình 2011) 92

3.28 Tỷ lệ trứng châu chấu mía H. tonkinensis sống sót ở các ẩm độ đất

khác nhau (Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011-2012) 92

3.29 Tỷ lệ trứng chấu chấu sống sót trên các loại đất khác nhau (Trung

Hòa, Tân Lạc, Hòa Bình, 2010-2011) 94

x

3.30 Lượng châu chấu mía H. tonkinensis thu bắt thủ công (các xã nhiễm

dịch của tỉnh Hòa Bình, 2010-2012) 95

3.31 Thành phần thiên địch của châu chấu mía H. tonkinensis (tại Hòa

Bình, 2010-2012) 97

3.32 Hiệu lực phòng trừ ấu trùng châu chấu mía H. tonkinensis của các chế

phẩm sinh học (Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 98

3.33 Hiệu lực phòng trừ trưởng thành châu chấu mía H. tonkinensis của các

chế phẩm sinh học (Chi cục BVTV Hòa Bình, 2011) 99

3.34 Hiệu lực phòng trừ châu chấu mía H. tonkinensis của các chế phẩm

sinh học (Trung Hòa, Tân Lạc, Hòa Bình, 2011) 100

3.35 Hiệu lực phòng trừ trưởng thành châu chấu mía H. tonkinensis của

thuốc hóa học (Chi cục Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) 101

3.36 Hiệu lực phòng trừ châu chấu mía H. tonkinensis của thuốc hóa học

ngoài đồng ruộng (Trung Hòa, Tân Lạc, Hòa Bình, 2011) 102

3.37 Kết quả mô hình phòng chống tổng hợp châu chấu mía H. tonkinensis

so với đối chứng (Trung Hòa, Tân Lạc, 2011) 103

3.38 Hiệu quả mô hình phòng chống tổng hợp châu chấu mía

H. tonkinensis so với đối chứng (Trung Hòa, Tân Lạc, 2011) 104

xi

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1. Ổ trứng của châu chấu mía H. tonkinensis 57

3.2. Ổ trứng châu chấu mía H. tonkinensis khi sắp nở 57

3.3. Sự sắp xếp các quả trứng trong ổ trứng châu chấu mía H. tonkinensis 57

3.4. Quả trứng của châu chấu mía H.tonkinensis 57

3.5. Ấu trùng cái loài châu chấu mía H.tonkinensis 61

3.6. Mặt lưng phần cuối bụng và lông đuôi của ấu trùng cái (bên trái) và ấu

trùng đực (bên phải) loài H. tonkinensis 62

3.7. Mấu lồi ở mặt bụng đốt ngực trước loài châu chấu mía H.tonkinensis 63

3.8. Lỗ thính giác ở mặt bên đốt bụng thứ nhất của châu chấu mía

H. tonkinensis 64

3.9. Đốt chày chân sau châu chấu mía H. tonkinensis với số gai khác nhau

ở các cá thể 64

3.10. Các đặc điểm phân loại của loài châu chấu mía H. tonkinensis 64

3.11. Trưởng thành châu chấu mía H. tonkinensis 66

3.12. Các quả trứng cùng ổ nở tập trung 67

3.13. Tỷ lệ ổ trứng châu chấu mía H. tonkinensis nở ở các khoảng thời gian

trong ngày 67

3.14. Tỷ lệ ấu trùng châu chấu mía H. tonkinensis lột xác và trưởng thành

vũ hóa ở các khoảng thời gian trong ngày 70

3.15. Hình ảnh ấu trùng châu chấu mía H. tonkinensis lột xác (a) và trưởng

thành vũ hóa (b) 71

3.16. Sự phát triển buồng trứng trong cơ thể con cái sau vũ hóa và ổ trứng

hoàn chỉnh của châu chấu mía H. tonkinensis 76

3.17. Diễn biến hiệu suất chuyển hóa thức ăn tiêu thụ (ECI) trong các giai

đoạn phát triển của cá thể cái loài châu chấu mía H. tonkinensis 85

xii

3.18. Tỷ lệ khối lượng thức ăn tiêu thụ trong các giai đoạn phát triển của cá

thể cái loài châu chấu mía H.tonkinensis 86

3.19. Diễn biến độ thường gặp trong năm của trưởng thành châu chấu mía

H. tonkinensis 88

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Châu chấu hay cào cào là tên tiếng Việt thường gọi để chỉ các loài trong họ

châu chấu (Acrididae), của bộ Cánh thẳng (Orthoptera). Đây là họ quan trọng, có số

lượng loài lớn nhất trong bộ này với trên 10.000 loài (Lưu Tham Mưu, 2000). Có

nhiều loài trong họ châu chấu là đối tượng gây hại trên cây trồng nông, lâm nghiệp,

trong đó có những loài đặc biệt nguy hại như châu chấu di cư Á Đông (Locusta

migratoria Linnaeus), châu chấu sa mạc (Schistocerca gregaria Forskal) vv... vì tác

hại của chúng có thể ở phạm vi Châu lục, thậm chí liên Châu lục (Cheke et al., 1999;

Showler, 1995). Ví dụ, từ mùa thu năm 1992, loài châu chấu sa mạc Schistocerca

gregaria đã tích lũy mật độ thành đàn ở vùng Biển Đỏ, 18 tháng sau, trùng với sự

bùng phát của châu chấu di cư Á Đông Locusta migratoria đã tạo ra đợt dịch lớn, lan

rộng tới Mô-ri-ta-ni về phía Tây và tới Ấn Độ về phía Đông (Showler, 1995).

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về họ Acrididae còn rất ít, hầu hết là những

nghiên cứu về biện pháp phòng chống. Những nghiên cứu cơ bản, kể cả nghiên cứu

tổng thể về khu hệ, cũng như đặc tính của từng loài còn rất hạn chế, đó là điều bất

cập khi chúng ta biết rằng tác hại của châu chấu đối với cây trồng nông, lâm nghiệp

trong các đợt dịch ở nước ta không hề nhỏ (Lê Thị Quý, 1995; Phạm Thị Thùy,

1996, 1998; Chi cục BVTV tỉnh Thanh Hóa, 2003, 2004; Chi cục BVTV tỉnh Phú

Thọ, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012). Điều đó dẫn tới những hạn chế cả về cơ sở

khoa học, cơ sở lý luận và thực tế trong việc tổ chức quản lý, phòng trừ châu chấu

một cách hiệu quả. Thực tế đã cho thấy đối với những đợt dịch châu chấu ở nước ta

từ trước đến nay được phòng trừ một cách rất thụ động, thường chỉ được tiến hành

khi châu chấu đã lớn, di chuyển mạnh và gây tác hại đáng kể tới cây trồng nông

nghiệp (lúa, ngô, mía). Đây là điều trái ngược với nhiều kết quả nghiên cứu về châu

chấu trên thế giới, đã chỉ ra nguyên tắc có tính chất mấu chốt, quyết định hiệu quả

phòng trừ chính là việc phát hiện sớm và phòng trừ ngay từ ấu trùng tuổi nhỏ

(Matheson, 2003; Prveling, 2005).

2

Trong họ Acrididae, phân họ châu chấu vân đùi (Catantopinae) chiếm số

lượng loài lớn nhất và có nhiều loài nguy hiểm, trong đó có các loài thuộc giống

Hieroglyphus Krauss. Cho đến nay, những dữ liệu đã công bố ở nước ta về các loài

thuộc giống này rất ít, chủ yếu là những thông tin về đặc điểm hình thái dựa trên những

mẫu vật lưu giữ được từ những đợt điều tra côn trùng của Viện Bảo vệ thực vật, Viện

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, hay mô tả đặc tính sinh học, sinh thái theo các tài liệu

nước ngoài mà ít có những nghiên cứu chuyên sâu. Năm 1997 tỉnh Hòa Bình đã phải

công bố dịch với loài châu chấu thuộc giống Hieroglyphus Krauss (Nguyễn Hồng

Yến, 1998). Từ đó đến nay, chúng vẫn thường phát sinh từ tháng 4 đến tháng 9

hàng năm, gây hại trên nhiều loại cây, bao gồm cả cây lâm nghiệp thuộc họ Tre trúc

(luồng, lành hanh) và cây nông nghiệp thuộc họ Hòa thảo (lúa, ngô, mía) của tỉnh

này. Ở những khu vực bị nhiễm châu chấu hàng năm, nhất là những địa bàn mới bị

xâm nhiễm, người nông dân, chính quyền cơ sở và ngay cả cơ quan chuyên môn

còn rất lúng túng trong việc phòng trừ đối tượng dịch hại này.

Với mong muốn tìm được những giải pháp để góp phần giải quyết những bấp

cập và hạn chế đã nêu trên, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài “Đặc điểm sinh

học, sinh thái của loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912

(Orthoptera: Acrididae) và biện pháp phòng trừ tại Hòa Bình”.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài đã xác định được loài châu chấu phổ biến thuộc giống Hieroglyphus ở

Hòa Bình là châu chấu mía H. tonkinensis Bolivar, 1912. Đồng thời đề tài đã nghiên

cứu một cách hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh học và một số yếu tố tác động đến

sự phát sinh, phát triển của châu chấu mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa Bình; các kết

quả này là những dẫn liệu khoa học mới cho công tác nghiên cứu và đào tạo.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài đã xác định nơi đẻ trứng tập trung của châu chấu mía H. tonkinensis;

đề xuất được biện pháp phòng chống một cách có hiệu quả bằng các biện pháp canh

tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học hợp lý, trên cơ sở giám sát

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!