Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LƯU THỊ TUYẾT
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƯỢNG
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng - Năm 2012
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Phong Nam
Phản biện 2: TS. Lê Thị Hường
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng
vào ngày 01 tháng 12 năm 2012.
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển theo xu hướng hội nhập với tiến trình
văn học thế giới, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng
đã xuất hiện một lực lượng sáng tác hùng hậu không chỉ ở trong nước
mà cả ở hải ngoại. Những cây bút tiểu thuyết như Hồ Anh Thái, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Danh
Lam, Nguyễn Việt Hà,..với những thể nghiệm mới trong cách tân thể
loại đã góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam hòa nhập sâu rộng hơn với
tiểu thuyết hiện đại của thế giới. Như một phần không thể thiếu trong
đời sống văn học dân tộc, sự góp mặt các tác phẩm văn học của tác
giả hải ngoại những năm gần đây như: Sông Côn mùa lũ (Nguyễn
Mộng Giác), Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc (Lê Ngọc Mai),
Chinatown, Pari 11 tháng 8, T mất tích (Thuận), Gió từ thời khuất
mặt (Lê Minh Hà), Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh
Phượng),… đã chứng tỏ một diện mạo mới của nền văn học dân tộc.
Với hai cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau, Đoàn
Minh Phượng đã được ghi nhận và đánh giá cao của Hội Nhà văn
Việt Nam qua giải thưởng văn xuôi duy nhất trao tặng vào năm 2007
cho tiểu thuyết Và khi tro bụi.
Sở hữu một gia tài tiểu thuyết khá khiêm tốn nhưng hai cuốn tiểu
thuyết của Đoàn Minh Phượng lại thể hiện khá toàn diện những yêu
cầu cách tân của văn học hiện đại. Tác giả đã thể hiện trong tiểu
thuyết một cách cảm nhận đời sống mang tính đặc thù: Sự đổ vỡ của
trật tự xã hội, sự xáo trộn các giá trị của cuộc sống, con người rơi vào
sự hoài nghi, mất niềm tin, cô đơn, lạc loài,…và những đổi mới về
cấu trúc, về ngôn ngữ, giọng điệu, nghệ thuật trần thuật.
Từ những lí do trên, với đề tài Đặc điểm nhân vật trong tiểu
thuyết Đoàn Minh Phượng, chúng tôi mong muốn đi vào khám phá
những đặc sắc của tác phẩm trong việc xây dựng hình tượng nhân vật
qua sự soi chiếu bằng cái nhìn hiện sinh. Chúng tôi cũng hy vọng đề
tài sẽ góp phần vào việc thẩm định toàn diện hơn tài năng của một tác
giả văn học xa xứ trong dòng chung của văn học nước nhà.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Sau sự chào đời của truyện ngắn Tội lỗi hồn nhiên và tiếp đến là
hoàn thành bộ phim truyện Hạt mưa rơi bao lâu (2004), tiểu thuyết
đầu tay Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng ra mắt năm 2006, tiếp
đến là tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau (2007), chị đã nhanh chóng khẳng
định vị trí của mình trên văn đàn khi được Hội nhà văn trao giải
thưởng văn xuôi duy nhất cho tác phẩm Và khi tro bụi vào năm 2007.
Tuy vậy, đời sống phê bình hướng đến chị chưa nhiều, chỉ xuất hiện
thưa thớt trên một số trang báo mạng và chưa có những công trình
mang tầm khái quát, mặc dù tác phẩm đã được đón nhận và in dấu
vết của mình trong dòng chảy văn học suốt những năm qua.
Trong bài giới thiệu tiểu thuyết Và khi tro bụi của tác giả
Trần Nhã Thụy (Báo Sào Gòn giải phóng, số ngày 9/5/2006); Dương
Bình Nguyên trong bài viết “Và khi tro bụi bay về” (Báo Công an
nhân dân, ngày 07/9/2007; Tiểu Quyên trong bài viết “Dòng chảy
trầm của văn học xa xứ” ),v.v.. các tác giả đã khẳng định giá trị của
tính nhân văn trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những bài viết về Đoàn Minh
Phượng và hai cuốn tiểu thuyết của tác giả, nhưng bằng hình thức
phỏng vấn của các tác giả: Lưu Hà với bài phỏng vấn “Đoàn Minh
Phượng – Tôi viết khá lạnh” [43], Thúy Nga với “Đoàn Minh
Phượng và tác phẩm mới nhất – Tôi bắt đầu từ sự trở về” [45], Ngô
Đồng với “Đoàn Minh Phượng và Và khi tro bụi” [42], Kim Ửng với
“Nhà văn – đạo diễn Đoàn Minh Phượng: Cách kể chuyện của tôi rất
xưa” [49], Anh Vân với “Đoàn Minh Phượng – phân vân giữa văn
chương và điện ảnh” [50], Cát Khuê với “khiêm nhường ở lại” [44],
v.v.. Tất cả đều nhìn nhận ở chị một bút lực đầy triển vọng với giọng
văn đằm thắm, sâu sắc, thiên về cảm xúc hơn miêu tả và xuyên suốt
một nỗi ám ảnh ngân dài trong mỗi tác phẩm.
Thời gian gần đây xuất hiện một số những bài nghiên cứu
khoa học lấy tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng làm đối tượng. Đáng
chú ý trong đó là các bài viết “Những cái tôi kể chuyện trong tiểu
thuyết Đoàn Minh Phượng” của Thái Phan Vàng Anh, đăng trên Tạp
chí khoa học, Đại học Huế (số 62A, 2010); “Bi kịch hóa trần thuật –
Một phương thức tự sự” của Nguyễn Thanh Tú, đăng trên Tạp chí
nghiên cứu Văn học số 5, 2008, đã có những khảo sát tập trung hơn
dành cho tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, nhưng hầu như vẫn chủ yếu
hướng vào đặc trưng thi pháp.
Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến tỏ ra chưa thực sự bị chinh
phục bởi tác phẩm. Những bài viết “Văn học Việt Nam 2007 – Một
năm phẳng lặng” của Nguyễn Văn Quí [29], bài phỏng vấn của tác
giả Hồng Minh “Nên xác định trách nhiệm Hội tới đâu” (Trả lời của
Võ Thị Xuân Hà, Báo Nhân dân, 2012) đều có những nhận xét hoài
nghi về giá trị của tác phẩm.
Có thể nói, qua những ý kiến dẫu còn hạn chế, phiến diện và
chưa đồng nhất trong đánh giá nhưng đã hé mở những khám phá có
giá trị về tác phẩm. Điều đó hứa hẹn một sức hấp dẫn tiềm tàng vẫn
còn chưa được phát hiện, khai vỡ.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hai cuốn tiểu thuyết
của tác giả Đoàn Minh Phượng: Và khi tro bụi” (Nxb Trẻ 2006) và
Mưa ở kiếp sau (Nxb Văn học, 2007). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng
sẽ đề cập đến một số tác phẩm của nhà văn Đoàn Ánh Thuận để có
cái nhìn liên hệ, so sánh, đối chiếu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Minh
Phượng, chúng tôi sẽ tập trung hơn vào vai trò của tâm thức hiện sinh
trong việc xây dựng hình tượng trung tâm qua hai bình diện nội dung
và hình thức của tác phẩm.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ vận dụng lí thuyết thi pháp
học và lý thuyết chủ nghĩa hiện sinh phương Tây vào quá trình
nghiên cứu.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Trên cơ sở lý thuyết hiện tượng luận hiện sinh và chủ nghĩa
hiện sinh phương Tây, luận văn sẽ đi vào khám phá những đặc sắc
của tác phẩm qua việc xây dựng hình tượng nhân vật để thấy rõ hơn
bút pháp hiện đại của Đoàn Minh Phượng trong tiểu thuyết.
- Khẳng định đóng góp của Đoàn Minh Phượng trong dòng
chảy văn học Việt Nam đương đại thế kỷ XXI.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn
được triển khai trong ba chương:
Chương 1. Đoàn Minh Phượng và cảm quan hiện sinh
trong tiểu thuyết
Chương 2. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn
Minh Phượng
Chương 3. Phương thức thể hiện hình tượng nhân vật
trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng
Chương 1. ĐOÀN MINH PHƯỢNG VÀ CẢM QUAN
HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT
1.1. Đoàn Minh Phượng – Hành trình cuộc sống và văn chương
1.1.1. Vài nét về tác giả
Đoàn Minh Phượng sinh năm 1956 tại Sài Gòn, cha mẹ gốc
miền Trung. Rời quê hương sang Đức định cư năm 1977 lúc chưa
tròn 20 tuổi theo diện đoàn tụ gia đình. Vượt qua những rào cản về
văn hóa, chị trở thành phóng viên cho các Đài Truyền hình lớn ở Đức
và trở thành nhà báo, nhà sản xuất phim và sau này là nhà văn.
Nhưng chính những ngày tháng lăn lộn với công việc truyền
hình, chị đã bắt được những tín hiệu của quê hương để rồi trở thành
động lực thôi thúc chị quay về, gắn nối tâm hồn lưu lạc nơi chị lần
tìm về lại với cội nguồn. Chị nhận ra mình là một người lưu lạc. Chị
quyết định trở về quê hương.
Hiện nay, chị sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
với tư cách là nhà văn, nhà sản xuất phim, đồng thời là nhà kinh
doanh đồ gốm và dệt may.
1.1.2. Cuộc hạnh ngộ văn chương
Văn học hiện đại Việt Nam đón nhận không ít những gương
mặt nhà văn nữ hải ngoại tiêu biểu. Song ai đã từng diện kiến với bộ
phận văn học này, hẳn sẽ không thể quên ấn tượng về tác giả Đoàn
Minh Phượng với hai cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp
sau. Đọc văn chị, ta luôn nhận ra nỗi cô đơn, lạc loài của con người
luôn dằn vặt trước câu hỏi: Mình là ai? Mình từ đầu đến? Ý nghĩa sự
tồn tại của mình.
Trở về quê hương sau cuộc hành trình dài của một con người
tha hương để tìm lại mình sau những năm tháng lạc loài nơi đất
khách, giữa guồng quay khốc liệt của xã hội hiện đại Tây Âu, quê
hương gặp lại đứa con lưu lạc trong bóng dáng quen thương ở giọng
văn sâu lắng, trầm buồn với nhiều những hoang mang, ray rứt về thân
phận.
Có thể nói, cuộc hạnh ngộ của Đoàn Minh Phượng với văn
chương không phải là một tình huống mà nó khởi phát âm ỉ từ rất lâu
trong nỗi niềm của người con xa xứ. Và chị đã tìm đến với văn
chương, viết ra những thứ như chính những gì chị đang trải qua, đang
đối diện và đang kiếm tìm.
1.2. Cảm thức hiện sinh nhìn từ chủ nghĩa hiện sinh
1.2.1. Đôi nét về chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học và văn học ra
đời từ thế kỉ XX ở phương Tây, trong bối cảnh đời sống xã hội có
những biến động dữ dội: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, những tàn khốc của chiến tranh từ hai cuộc chiến tranh thế giới
dẫn đến sự khủng hoảng trầm trọng trong đời sống tinh thần con
người; sự đối lập, xung khắc giữa hiện thực đời sống và ước vọng
của con người ngày càng quyết liệt và sâu sắc. Chủ nghĩa hiện sinh
xuất hiện như một tất yếu trong việc xoa dịu mâu thuẫn và mở ra
chân trời mới cho tư tưởng con người. Với bản chất ưu việt đó, sự ra
đời của chủ nghĩa hiện sinh đã soi rọi vào văn chương, tạo nên một
tiếng nói nhân bản hơn bao giờ hết.
1.2.2. Từ triết lí hiện sinh đến cảm thức hiện sinh trong văn học
hiện đại
Trào lưu văn học hiện sinh xuất hiện đầu tiên ở châu Âu,
trước hết là ở Pháp vào những năm trước và sau thế chiến II, mà đại
diện là những nhà văn đồng thời là những nhà triết học như: G.
Marcel, J. P. Sartre, A. Camus, và từ đó lan rộng sang các nước khác
trên thế giới. Sự cộng hưởng tốt đẹp giữa triết học và văn chương này
là bởi giữa chúng có một đối tượng chung để hướng tới, đó là con
người.
Từ Pháp, trào lưu văn học hiện sinh đã nhanh chóng lan rộng
sang các nước khác trên thế giới. Khủng hoảng và biến động của đời
sống xã hội thế kỷ XX là thảm họa cho đời sống tinh thần con người,
nhưng lại tạo nên mối lương duyên cho văn chương hiện sinh
Trong văn học Việt Nam, trào lưu hiện sinh chủ nghĩa đã ảnh
hưởng rộng rãi từ những năm 60 của thế kỷ XIX, hình thành nên một
phong trào nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh. Từ thế kỷ XX trở đi,
cảm thức hiện sinh thể hiện khá rõ nét, với những kiểu nhân vật luôn
mang tâm trạng bất ổn, trăn trở, băn khoăn kiếm tìm tự do, bản thể để
rồi họ phải sống trong những chuỗi ngày cô đơn trước xã hội xa lạ
trên hành trình kiếm tìm bản thể. Trong đó có sự góp mặt đáng kể
của các tác giả hải ngoại.
1.3. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng trong dòng chảy tiểu thuyết
hiện đại
1.3.1. Đoàn Minh Phượng trong dòng chung của văn học xa xứ
Văn học Việt Nam từ sau đổi mới đã cho thấy sự hòa nhập
sâu rộng từ quan niệm về văn chương, tư duy nghệ thuật đến nhà văn
và cái nhìn hiện thức về con người. Trong dòng chảy đầy năng động
ấy, đóng góp của những cây bút hải ngoại là không thể phủ nhận.
Bên cạnh cái nhìn cuộc sống già dặn, tính triết lý và sự khao
khát những giá trị nhân bản trong cuộc đời nhiều biến động, chúng ta
đều dễ nhận thấy ở tác phẩm của họ một điểm chung với những cảm
thức, hoài niệm về đất nước, về thân phận của những người xa xứ và
những cú sốc về văn hóa.
Bị tách ra khỏi nền văn hóa nguồn cội, các nhà văn luôn đau
đáu nỗi niềm quê hương. Bên cạnh những cây bút nữ hải ngoại đã rất
quen thuộc với độc giả, Đoàn Minh Phượng như là mảnh ghép không
thể thiếu để tạo nên một gương mặt hoàn chỉnh cho văn học Việt
Nam đương đại.
Nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng đi qua nhiều
biến cố để tìm lại chính mình, từ sự vô minh đến sự minh triết. Và
chị, qua nhân vật, chị cũng làm một cuộc hành hương như thế. Với
hai cuốn sách không dày nhưng chị đã dồn chứa trong đó tất cả
những dâu bể của cuộc đời qua lối văn đẹp nhưng buồn và giàu tính
triết lý. Đó chính là dấu ấn riêng trong bức tranh của những cuộc đời
lưu lạc.
1.3.2. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng – cảm thức về thân phận
con người trong xã hội hiện đại
Ra đời trong thời kỳ mà văn học đã xuất hiện hàng loạt
những tên tuổi các cây bút trẻ giàu sinh lực trong sáng tác, Đoàn
Minh Phượng đã tạo được cho mình một gương mặt riêng, một giọng
nói riêng, một cá tính sáng tạo riêng. Ta bắt gặp trong văn chương
của chị một thế giới phi lí, xa lạ, ám ảnh bởi sự đổ vỡ, hỗn loạn.
Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng tập trung vào khai thác
những khốc liệt bên trong nội tâm của cuộc sống con người. Đôi khi
với nhiều người, nó chỉ là những câu chuyện bị lãng quên trong cuộc
sống, nhưng với chị, nó được neo giữ cẩn thận và đầy độ lượng, để
rồi qua văn chương nó được hiện lên với nỗi buồn u uẩn, đầy hoang
mang, khắc khoải.
Chương 2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƯỢNG
2.1. Hình tượng nhân vật mang cảm thức lạc loài
2.1.1. Hình tượng con người tha hương
Đến với tác phẩm văn học của các tác giả hải ngoại, bao giờ
ta cũng bắt gặp nhân vật mang bóng dáng của những con người luôn
thường trực một nỗi ám ảnh về thân phận lạc loài, vô định. Cuộc
sống tha hương, lưu vong trên đất khách luôn hiện hữu như một nhu
cầu không thể thiếu. Vì vậy trong tác phẩm của mình, họ vẽ nên chân
dung, giọng nói và nỗi thổn thức của mình, để tìm ra cho mình ý
nghĩa của sự tồn tại.
Chỉ với hai tác phẩm Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau, Đoàn
Minh Phượng đã dẫn dắt người đọc dấn thân vào thế giới nội tâm sâu
thẳm của kiếp người tha hương, sầu xứ. Tác phẩm luôn thổn thức
thường trực một nỗi nghi vấn: Tôi là ai? Tôi đã sống như thế nào?
Quá khứ của tôi là gì?
Đi tìm nguồn cội là cuộc hành trình đầy dằn vặt, đau đớn
nhưng chưa bao giờ hết thôi thúc ở các nhân vật trong tiểu thuyết
Đoàn Minh Phượng. Mỗi trang viết là một cuộc kiếm tìm gốc rễ, cội
nguồn. Mỗi cuộc tìm kiếm ấy càng đi sâu hơn, tiến gần đến đích hơn
thì bi kịch của con người càng hiện rõ hơn, tạo nên nỗi xót xa ngân
dài không chỉ của nhân vật mà cho cả bất kỳ ai đã từng đọc và thổn
thức cùng trang viết.
2.1.2. Hình tượng con người đi tìm nguồn cội
Một khi con người mang trong mình nỗi ám ảnh về sự lạc
loài, tha hương thì cũng chính là lúc khát khao nguồn cội réo gọi
mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn Minh
Phượng dù ở trong hoàn cảnh nào, là ai thì họ vẫn luôn thường trực
một ám ảnh, một khao khát và thôi thúc tìm về nguồn cội. Đó có thể
là hành trình tìm lại quê hương hay tìm lại quá khứ và danh thế của
mình.
Đi tìm nguồn cội là cuộc hành trình đầy dằn vặt, đau đớn
nhưng chưa bao giờ hết thôi thúc ở các nhân vật trong tiểu thuyết
Đoàn Minh Phượng. Mỗi trang viết là một cuộc kiếm tìm gốc rễ, cội
nguồn. Mỗi cuộc tìm kiếm ấy càng đi sâu hơn, tiến gần đến đích hơn
thì bi kịch của con người càng hiện rõ hơn, tạo nên nỗi xót xa ngân
dài không chỉ của nhân vật mà cho cả bất kỳ ai đã từng đọc và thổn
thức cùng trang viết.
Những câu hỏi đầy tính triết lý về nỗi khát khao nguồn cội cứ
xoáy lên trong tác phẩm của Đoàn Minh Phượng, tạo sức ám ảnh lớn
cho ngòi bút của chị qua hai cuốn tiểu thuyết. Như chính Đoàn Minh
Phượng đã thổ lộ “Chúng ta chỉ có một cuộc đời, cuộc đời của mình.
Những chuyến đi, những khung cảnh sống khác lạ, chỉ cung cấp
những cái khung khác nhau cho câu chuyện duy nhất của cuộc đời
duy nhất của mỗi người. Thế giới xa vắng cũng ở trong lòng và quê
hương thân thuộc cũng ở trong lòng” [49]. Có thể nói, tác phẩm của