Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
81
Kích thước
585.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1419

Đặc điểm nhân thân người phạm tội hiệp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dưới góc độ tội phạm học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THẾ HÙNG

ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI

HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

DƯỚI GÓC ĐỘ TỘI PHẠM HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Pgs. Ts. Dương Tuyết Miên

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của

riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo

độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của

luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào

khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thế Hùng

DANH MỤC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

1.1 Số vụ và số người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2011

8

1.2 Số vụ và số người phạm tội hiếp dâm trẻ em so với số vụ và

số người phạm các tội xâm hại trẻ em khác trên địa bàn Đồng

Nai từ năm 2007 – 2011

10

1.3 So sánh số vụ và số người phạm tội hiếp dâm trẻ em với số

vụ và số người phạm các tội xâm hại tình dục đối với trẻ em

trên địa bàn Đồng Nai từ năm 2007 – 2011

11

1.4 Cơ cấu độ tuổi người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm 2007 đến

năm 2011

13

1.5 Cơ cấu trình độ học vấn của người phạm tội hiếp dâm trẻ em

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ

năm 2007 đến năm 2011

15

1.6 Cơ cấu nghề nghiệp của người phạm tội hiếp dâm trẻ em

trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ 2007

đến 2011

17

1.7 Hoàn cảnh gia đình của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên

địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ 2007 đến

2011

20

1.8 Cơ cấu theo địa bàn cư trú của người phạm tội hiếp dâm trẻ

em trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xét xử sơ thẩm từ

năm 2007 đến 2011

22

1.9 So sánh tỉ lệ người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên 100.000

dân của từng địa phương trong tỉnh Đồng Nai từ 2007- 2011

25

1.10 Mối quan hệ giữa người phạm tội hiếp dâm trẻ em và nạn nhân

trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ 2007- 2011

28

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu

đồ

Nội dung Trang

1.1 Số vụ, số người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2011

9

1.2 Cơ cấu độ tuổi người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm 2007 đến

năm 2011

14

1.3 Cơ cấu trình độ học vấn của người phạm tội hiếp dâm trẻ em

trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ 2007 đến

2011

15

1.4 Cơ cấu nghề nghiệp của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên

địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ 2007- 2011

18

1.5 Đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em liên quan

đến hoàn cảnh gia đình đã có vợ hoặc chưa có vợ

21

1.6 Đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em liên quan

đến hoàn cảnh gia đình không thuận lợi

21

1.7 Cơ cấu theo địa bàn cư trú của người phạm tội hiếp dâm trẻ

em trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm

2007 đến 2011

23

1.8 Cơ cấu về đặc điểm về tâm lí, thói quen của người phạm tội

hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

27

1.9 Cơ cấu về đặc điểm nhận thức của người phạm tội hiếp dâm trẻ

em trên địa bàn Đồng Nai.

28

1.10 Cơ cấu về mối quan hệ giữa người phạm tội hiếp dâm trẻ em

và nạn nhân trên địa bàn Đồng Nai từ 2007 - 2011

29

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................................3

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................3

5. Cơ cấu của luận văn ........................................................................................4

CHƯƠNG 1: ĐĂC ĐIỂM NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI HIẾP

DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2007-2011 ..5

1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học và ý nghĩa

của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội ....................................................5

1.1.1 Khái niệm nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học .............5

1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội

phạm học ........................................................................................................6

1.2. Thông số về số vụ và số người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai giai đoạn 2007-2011............................................................................7

1.3. Đặc điểm nhân thân của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai giai đoạn 2007-2011..........................................................................12

1.3.1. Đặc điểm sinh học của người phạm tội ...............................................12

1.3.2. Đặc điểm về văn hoá, xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và nơi cư

trú của người phạm tội ..................................................................................14

1.3.3. Đặc điểm về tâm lí, thói quen, nhận thức của người phạm tội..............25

1.4. Đặc điểm liên quan đến mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân ......28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................32

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2007-2011 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC

ĐIỂM NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI, DỰ BÁO VÀ CÁC BIỆN

PHÁP PHÒNG NGỪA ĐỐI VỚI TỘI PHẠM NÀY.........................................33

2.1.Nguyên nhân phát sinh tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai

đoạn 2007 – 2011 có liên quan đến đặc điểm nhân thân người phạm tội............33

2.1.1.Nguyên nhân liên quan đến đặc điểm sinh học của người phạm tội ......33

2.1.2 Nguyên nhân liên quan đến đặc điểm văn hóa, xã hội, nghề nghiệp, hoàn

cảnh gia đình của người phạm tội..................................................................39

2.1.3. Nguyên nhân liên quan đến đặc điểm tâm lí, thói quen, nhận thức của

người phạm tội..............................................................................................41

2.2. Dự báo và các biện pháp phòng ngừa có liên quan đến đặc điểm nhân thân

của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......................47

2.2.1 Dự báo tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh có ảnh hưởng tới tình

hình tội phạm hiếp dâm trẻ em......................................................................48

2.2.2 Dự báo về tình hình tội phạm liên quan đến đặc điểm nhân thân của

người phạm tội hiếp dâm trẻ em ở Đồng Nai trong thời gian tới....................52

2.2.2.1 Dự báo về tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em ..............................53

2.2.2.2 Dự báo về đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em....53

2.2.3. Các biện pháp phòng ngừa có liên quan đến đặc điểm nhân thân của

người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..........................56

2.2.3.1. Nhóm biện pháp phòng ngừa liên quan đến đặc điểm sinh học của

người phạm tội..........................................................................................56

2.2.3.2. Nhóm biện pháp phòng ngừa liên quan đến đặc điểm văn hóa, xã

hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và nơi cư trú của người phạm tội.....58

2.2.3.3 Nhóm biện pháp phòng ngừa liên quan đến đặc điểm tâm lí, thói

quen, nhận thức của người phạm tội hiếp dâm trẻ em................................61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................65

KẾT LUẬN..........................................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam,

có diện tích 5.903,94 km2

, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5%

diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh, theo số liệu báo cáo

của Cục Thống kê năm 2011 là 2.563.292 người, xếp thứ 5 cả nước (chỉ sau

TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An), mật độ dân số: 434

người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Đồng Nai năm 2011 là 12%.

Toàn tỉnh hiện nay có 30 khu công nghiệp tập trung, trong đó 27 khu công

nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư hơn 20 tỷ USD. Tốc độ

tăng trưởng kinh tế hàng năm của Đồng Nai luôn đạt từ 12 đến 13%; GDP

bình quân đầu người năm 2011 là 29.600.000 đồng 1

.

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết hợp với chính sách ưu đãi đầu tư

của tỉnh, nên Đồng Nai luôn giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là một trong

những địa phương thu hút nhiều lao động trong cả nước. Bên cạnh những mặt

tiến bộ, tích cực thì những năm gần đây, tình hình trật tự, trị an trên địa bàn

tỉnh vẫn còn phức tạp. Chính sách công nghiệp hoá, đô thị hoá dẫn đến những

biến đổi lớn về đất đai, dân cư, việc làm ở Đồng Nai. Đồng Nai là địa phương

có người lao động nhập cư rất đông đảo với những yếu tố văn hoá, phong tục,

tập quán sống rất khác biệt. Bên cạnh đó, nhiều người phạm tội ở địa phương

khác cũng lợi dụng chính sách thu hút lao động của địa phương đã đến Đồng

Nai để kiếm sống cũng như trà trộn hoạt động, ẩn náu, trốn tránh pháp luật và

thực hiện tội phạm.

Theo thống kê của Công an tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây

tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh đứng thứ 3 cả nước sau thành phố

Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trung bình mỗi năm xảy ra gần 2000 vụ phạm tội

1 http://www.dongnai.gov.vn/Pages/glp-intro-ongquankinhtexahoi-glpstatic-10-glpdyn-0-glpsite-1.html

2

các loại. Riêng năm 2011 đã xảy ra 1.757 vụ, làm chết 88 người, làm bị

thương 223 người; tài sản thiệt hại khoảng 34 tỷ đồng. Trong đó các tội xâm

hại tình dục đối với trẻ em xảy ra 57 vụ, tăng 31 vụ so với năm 2010 (57/26

vụ). Đáng chú ý, đa số nạn nhân là trẻ em dưới 13 tuổi (chiếm gần 79%); thủ

đoạn hoạt động phạm tội chủ yếu là lợi dụng quen biết, dụ dỗ thực hiện hành

vi giao cấu. 2

Tội phạm hiếp dâm trẻ em đã gây ra những hậu quả rất nguy hại cho

bản thân trẻ em, gia đình người bị hại và xã hội. Tội phạm này không những

xâm hại đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà còn gây ảnh hưởng lâu dài tới

tâm, sinh lí của các em trong suốt quá trình trưởng thành. Những người phạm

tội hiếp dâm trẻ em thể hiện sự suy đồi về lối sống, sự xuống cấp về các giá

trị về đạo đức và thuần phong mĩ tục. Đồng thời, tội phạm này còn ảnh hưởng

xấu đến trật tự an toàn xã hội, gây tâm lí hoang mang, lo lắng cho một bộ

phận dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đối tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Đồng Nai rất đa dạng

với những điểm đặc thù nhất định về nhân thân. Tìm hiểu về đặc điểm nhân

thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để lí giải

nguyên nhân phát sinh tội phạm có liên quan đến đặc điểm nhân thân người

phạm tội, từ đó đề xuất biện pháp phòng ngừa tương ứng có ý nghĩa rất quan

trọng trong việc làm giảm tỉ lệ tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai. Vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm nhân thân

người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - Dưới góc độ

tội phạm học” làm luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu được thực

hiện có liên quan đến đề tài. Cụ thể như:

- Sách chuyên khảo: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình

2 Công an tỉnh Đồng Nai, Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, tr 4.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!