Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam
PREMIUM
Số trang
149
Kích thước
863.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1272

Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ LAM THỦY

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA

CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ,

CA DAO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ LAM THỦY

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA

CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ,

CA DAO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN MẬU CẢNH

NGHỆ AN - 2013

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các công trình

nghiên cứu khác có liên quan, được trích dẫn trong công trình đều được chú thích rõ

ràng ở phần Tài liệu tham khảo. Mọi kiến giải, kết luận là kết quả nghiên cứu của

bản thân tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn

toàn trách nhiệm.

Vinh, ngày 01 tháng 7 năm 2013

NGƯỜI VIẾT

Trần Thị Lam Thủy

2

MỤC LỤC Trang

Trang bìa phụ ............................................................................................................ 1

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................2

QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .....................................................................5

CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG LUẬN ÁN..................................................................6

MỞ ĐẦU................................................................................................................................7

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................7

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ...................................................................................................8

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................16

4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................17

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................17

6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................18

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ………………………………………………………19

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CON SỐ ..................20

1.1. Khái niệm con số ....................................................................................................20

1.1.1. Số từ trong phạm trù ý nghĩa chỉ lượng..................................................................20

1.1.2. Định nghĩa về số từ.................................................................................................20

1.1.3. Đặc điểm của số từ..................................................................................................21

1.1.4. Về thuật ngữ “con số”.............................................................................................23

1.1.5. Xác định khái niệm “con số” được áp dụng trong Luận án....................................23

1.2. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao và vấn đề con số .....................................................24

1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ, ca dao ....................................................................24

1.2.2. So sánh thành ngữ, tục ngữ và ca dao.....................................................................26

1.2.3. Cơ sở tìm hiểu đặc điểm con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt.......28

1.3. Lý thuyết về nghĩa ..................................................................................................29

1.3.1. Khái quát về nghĩa ..................................................................................................29

1.3.2. Nghĩa gốc và nghĩa biểu trưng................................................................................31

1.4. Vấn đề con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa.....33

1.4.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tư duy và văn hoá .....................................................33

1.4.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tư duy, văn hoá trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .........35

1.4.3. Một số quan niệm về con số trong văn hóa Việt Nam............................................37

1.5. Tiểu kết ...................................................................................................................44

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ,

TỤC NGỮ, CA DAO ....................................................................................45

2.1. Đặc điểm từ loại của con số trong thành ngữ tục ngữ, ca dao................................45

2.1.1. Về thuật ngữ Từ loại...............................................................................................45

2.1.2. Từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao ..........................................46

2.2. Đặc điểm khả năng kết hợp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao..............50

2.2.1. Cơ sở xác định đặc điểm khả năng kết hợp của con số ..........................................50

2.2.2. Đặc điểm khả năng kết hợp của con số với các từ loại trong thành ngữ,

tục ngữ, ca dao .......................................................................................................51

2.2.3. Khả năng kết hợp của con số với con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao............58

3

2.3. Đặc điểm chức năng ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao.........67

2.3.1. Cơ sở xác định chức năng ngữ pháp của con số .....................................................67

2.3.2. Đặc điểm chức năng ngữ pháp của con số trong cụm từ.....................................67

2.3.3. Chức vụ ngữ pháp của con số trong câu .................................................................71

2.4. Tiểu kết ...................................................................................................................74

Chương 3. NGỮ NGHĨA CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ,

CA DAO.........................................................................................................75

3.1. Bước đầu khảo sát ý nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ...............78

3.2. Nghĩa gốc của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .........................................76

3.2.1. Con số chỉ thời gian là những ngày, tháng trong năm............................................76

3.2.2. Con số chỉ tuổi tác ..................................................................................................76

3.2.3. Con số chỉ lượng trong kinh nghiệm lao động, sinh hoạt.......................................77

3.2.4. Con số chỉ đơn vị trong việc đo đếm, tính toán......................................................77

3.3. Nghĩa biểu trưng của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ..............................78

3.3.1. Nghĩa biểu trưng của những con số lẻ ....................................................................78

3.3.2. Nghĩa biểu trưng của những con số chẵn................................................................91

3.3.3. Ý nghĩa biểu trưng của những con số lớn.............................................................100

3.3.4. Ý nghĩa biểu trưng của số thứ tự trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao......................102

3.3.5. Nhận xét về ý nghĩa biểu trưng của các con số ....................................................103

3.4. Tiểu kết .................................................................................................................107

Chương 4. VAI TRÒ VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA CON SỐ TRONG

THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ CA DAO NGƯỜI VIỆT........................108

4.1. Vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao.........................................108

4.1.1. Con số góp phần tạo cấu trúc nhịp điệu trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao...........108

4.1.2. Con số góp phần tạo các biện pháp tu từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .........114

4.1.3. Con số góp phần biểu hiện thái độ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ..............123

4.2. Biểu hiện văn hóa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao...........................126

4.2.1. Con số thể hiện nhận thức về tự nhiên..................................................................126

4.2.2. Con số thể hiện nhận thức về xã hội.....................................................................127

4.2.3. Con số thể hiện cách tính toán, đo lường của người Việt.....................................128

4.3. Một số quan niệm về con số thịnh hành hiện nay.................................................131

4.4. Bước đầu lý giải cơ sở của những quan niệm về con số.......................................132

4.4.1. Ảnh hưởng của triết lý âm dương.........................................................................132

4.4.2. Tri nhận của người Việt từ mối liên quan giữa con số với thế giới tự nhiên........133

4.4.3. Ảnh hưởng của ngôn ngữ .....................................................................................134

4.5. Tiểu kết .................................................................................................................136

KẾT LUẬN........................................................................................................................137

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.......................................................140

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................141

4

QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

TT Nội dung viết tắt Ký hiệu

1 Ca dao (cd)

2 Chủ ngữ CN

3 Thành ngữ (thng)

4 Trang [tr]

5 Trước Công Nguyên (TCN)

6 Tục ngữ (tng)

7 Từ kết hợp với con số X, Y

8 Vị ngữ VN

5

CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG LUẬN ÁN

Trang

Bảng 1.1. Hệ thống điểm khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ, ca dao ................... 28

Bảng 2.1. Hệ thống từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ............. 49

Bảng 2.2. Thống kê khả năng kết hợp của con số trong thành ngữ, tục ngữ,

ca dao .................................................................................................... 57

Bảng 2.3. Tần số sử dụng số độc lập / kết hợp trong thành ngữ, tục ngữ,

ca dao.................................................................................................... 58

Bảng 2.4. Thống kê tần số sử dụng số/đơn vị-câu-bài trong thành ngữ, tục

ngữ, ca dao............................................................................................ 59

Bảng 2.5. Hệ thống các kết hợp con số với con số trong thành ngữ, tục

ngữ và ca dao ........................................................................................ 65

Bảng 2.6. Hệ thống chức năng ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục

ngữ, ca dao............................................................................................ 73

Bảng 3.1. Thống kê tần số sử dụng con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao......... 75

Bảng 3.2. Thống kê ý nghĩa biểu trưng của các con số trong thành ngữ, tục

ngữ, ca dao.......................................................................................... 104

Bảng 3.3. Thống kê sự khác biệt qua so sánh con số trong thành ngữ, tục

ngữ và ca dao ...................................................................................... 106

Bảng 4.1. Hệ thống các hình thức cấu tạo nhịp điệu của con số trong thành

ngữ, tục ngữ, ca dao............................................................................ 113

Bảng 4.2. Hệ thống các biện pháp tu từ của con số trong thành ngữ, tục

ngữ và ca dao ...................................................................................... 123

6

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Luận án chọn đề tài về con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt

vì những lý do sau:

1.1. Về lý luận

a. Con số là một hiện tượng mang tính phổ quát của nhân loại; nó đã được

bàn đến từ lâu dưới nhiều góc độ: triết học, văn hoá học, ngôn ngữ học và nhiều

lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên. Trong mọi lĩnh vực, con số vừa là đối tượng

vừa là phương tiện được xem xét, lý giải nhằm rút ra những kết luận phù hợp với

mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành. Chẳng hạn, về triết học, tìm hiểu về

con số nhằm trả lời câu hỏi: con số thể hiện quy luật nhận thức của con người như

thế nào; về văn hoá nhằm trả lời câu hỏi: con số phản ánh tinh thần xã hội như thế

nào; về ngôn ngữ học để trả lời câu hỏi: con số hành chức trong xã hội như thế

nào... Như vậy, chỉ riêng trong lĩnh vực “con số” đã thấy nó hội tụ (và cũng là sự

quy chiếu) nhiều vấn đề liên quan đến tư duy, văn hoá tinh thần và tổ chức giao tiếp

của xã hội.

b. Việc nghiên cứu con số từ góc độ ngôn ngữ học đã được đề cập ở nhiều

công trình. Tuy nhiên, cho đến nay, các kết quả nghiên cứu về con số mới chỉ dừng

lại ở một số nhận xét khái quát, thiên về ngữ pháp (khả năng kết hợp, từ loại,...).

Nhiều phương diện về ngữ nghĩa, ngữ dụng, văn hóa... của con số chưa được các

công trình nghiên cứu bàn luận một cách hệ thống và chuyên sâu. Đây là vấn đề cần

được quan tâm tìm hiểu, qua đó góp phần làm sáng tỏ về đặc điểm ngữ pháp - ngữ

nghĩa và văn hóa của con số trong tổ chức giao tiếp ngôn từ của xã hội.

1.2. Về thực tiễn

a. Con số là một hiện tượng mang tính phổ dụng trong mọi lĩnh vực của đời

sống hàng ngày. Hầu như lĩnh vực giao tiếp nào, đơn vị giao tiếp nào cũng có mặt ở

những mức độ khác nhau các từ ngữ chỉ lượng, trong đó có con số. Cuộc sống là

phải tính đếm, đo lường, phân chia, xếp loại,... các hành động này xuất phát từ con

số, liên quan đến con số.

7

b. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt là sự kết tinh của trí tuệ, tình

cảm, phản ánh muôn mặt đời sống xã hội từ lâu đời; những hoạt động tính toán, đo

đếm thông qua các con số cũng xuất hiện với tần số cao trong thành ngữ, tục ngữ và

ca dao. Hiện tượng này cần được khảo sát, phân tích, đánh giá.

Trên đây là những căn cứ lý luận, thực tiễn đồng thời là đòi hỏi cần thiết của

việc nghiên cứu con số. Đây chính là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài này.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2.1. Lịch sử ra đời của con số

Trong chiều dài lịch sử của nhân loại, các phát minh khoa học vĩ đại lần lượt

ra đời. Trong đó có sự hình thành của những con số.

Từ năm nghìn năm về trước, con số đã ra đời. Ban đầu nó đơn thuần chỉ là

những khắc vạch, những nút thắt trên dây với mục đích ghi nhớ, định lượng các đồ

vật, các sản phẩm săn bắn, trồng trọt hoặc để trao đổi, phân chia sản phẩm.v.v...

Đến đời Ân Thương (Trung Quốc) thì con số đã hoàn chỉnh từ 0 đến 9 và dần dần

tạo nên hình hài vóc dáng ổn định như ngày nay. Mặc dù chúng ta vẫn quen gọi các

con số 1, 2, 3, ..., 9 là chữ số Ả Rập nhưng kì thực là do người Ấn Độ sáng tạo và sử

dụng đầu tiên trên thế giới. Vào thế kỉ thứ VII (TCN) những người Hồi giáo Ả Rập

đã chinh phục Ấn Độ và đặt nền thống trị tại nước này. Sau năm 750 (TCN) người

Ả Rập đã tiếp thu và truyền bá rộng rãi cách viết các chữ số của người Ấn Độ sang

các nước châu Âu. Chính vì thế mà người ta gọi là chữ số Ả Rập.

Bên cạnh đó, còn có hệ thống chữ số La Mã do người La Mã sáng tạo. Nó

gồm bảy chữ số: I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, D = 500, M = 1000. Từ bảy

con số này, người ta tạo nên những con số khác nhau. Chữ số La Mã không có số 0.

Đến thế kỉ thứ V (TCN) con số 0 mới từ phương Đông du nhập vào.

Dù ra đời ở phương Đông hay phương Tây, các con số không chỉ độc lập

thực hiện các chức năng đơn giản là cân, đo, đong, đếm sự vật, hiện tượng mà nó

gắn liền với đời sống văn hoá của từng dân tộc. Theo thời gian, bên cạnh việc sùng

bái linh vật ở ngôn ngữ người ta cũng đã sùng bái những con số và gắn cho nó cách

nhìn may rủi của cuộc sống. Qua đó, nó biểu thị được chiều sâu văn hoá trong tâm

thức nhân loại. Lẽ đương nhiên, con số trở thành đối tượng được sự quan tâm của

8

nhiều ngành khoa học khác nhau, trên nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, thiên

văn học, công nghệ thông tin, văn hóa học, văn học dân gian, thi pháp học, ngôn

ngữ học.v.v…

Với việc xem xét con số trong ba thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao, chúng

tôi nhận thấy có các hướng nghiên cứu sau:

2.2. Nghiên cứu con số trong Ngôn ngữ học

a. Nghiên cứu con số từ phương diện từ vựng, ngữ pháp

Từ phương diện từ vựng, ngữ pháp, hầu hết các công trình nghiên cứu đều đề

cập đến con số ở những mức độ khác nhau về các mặt: khái niệm con số, xem xét

con số về từ loại, thực từ hay hư từ, khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp, ý nghĩa

và vai trò của con số. v.v...

Về tên gọi, con số được xác định bằng những tên gọi khác nhau, và kèm theo

đó là cách nhìn nhận xếp loại con số cũng không giống nhau. Nguyễn Lân gọi con

số là tính từ: “Những tính từ này dùng với danh từ để chỉ số lượng và thứ tự những

người hoặc sự vật mà danh từ biểu thị” [105; tr. 252].

Xu hướng thứ hai, gọi con số là lượng số: “Lượng số chỉ định tự gồm có:

những số đếm, những tiếng chỉ lượng nhiều hay ít, những tiếng chỉ phân số hay bội

số” [94; tr. 53]. “Lượng số chỉ định tự nói về các số đếm, có thứ là tiếng đơn, có thứ

là tiếng ghép” [52; tr. 53]. “Lượng số chỉ định tự là tiếng người ta đặt ở trước tiếng

danh - tự để chỉ số nhiều hay số đếm nhất định. 1. Lượng số chỉ định tự nói về số

đếm là những tiếng đếm từ số một trở lên. 2. Lượng số chỉ định tự nói về số nhiều

hay ít” [75; tr. 59].

Xu hướng thứ ba, coi con số là một tiểu loại của danh từ - gọi là danh từ số

lượng: “Danh từ chỉ số lượng sự vật (nói gọn là “danh từ số lượng”). Khái niệm sự

vật thường đi với khái niệm số lượng, cho nên trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ,

dùng danh từ đơn thể hay tổng thể là thường có bao hàm nghĩa số lượng. Nghĩa là

được biểu thị bằng những từ như: một, hai, ba, mười, một trăm... những, các, vài,

mấy, tất cả, v.v... Những từ này cũng có thể coi là danh từ, đó là danh từ số lượng

… Đáng chú ý là danh từ số lượng, trừ trường hợp đặc biệt, không dùng làm chính

tố trong ngữ mà chỉ làm thành tố phụ” [97; tr. 38].

9

Xu hướng thứ tư, cũng là xu hướng chiếm đa số ý kiến của các nhà ngôn ngữ

học (Nguyễn Kim Thản (1963), Đỗ Hữu Châu (1962), Nguyễn Anh Quế (1976),

Hữu Quỳnh (1980), Lê Biên (1998), Nguyễn Tài Cẩn (1999), Diệp Quang Ban -

Hoàng Văn Thung (1999), Đỗ Thị Kim Liên (1999).v.v…) gọi tập hợp các con số

trong tiếng Việt là số từ.

Về khái niệm số từ, Nguyễn Tài Cẩn viết: “Số từ có ý nghĩa số lượng, chúng

có ý nghĩa chân thực” [19; tr. 336]; Nguyễn Kim Thản: “Số từ là từ loại biểu thị số

lượng và thứ tự. Số từ chia thành hai tiểu loại: số từ chỉ lượng và số từ chỉ thứ tự”

[86; tr. 218]; Đỗ Hữu Châu cho rằng: số từ “là những thực từ biểu thị các ý nghĩa

phạm trù được thể hiện bằng số, số lượng, đơn vị đo lường và các phạm trù của tư

duy có liên quan đến số lượng trình tự khi đếm.” [20; tr. 20]; Lê Biên cho rằng: “Số

từ biểu thị ý nghĩa số lượng, đó là số đếm như một, hai, bảy, chín... hoặc có thể là số

chỉ thứ tự như nhất, nhì”...[8; tr. 138]; Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung: “Số từ

gồm những từ biểu thị ý nghĩa số” [4; tr. 107]; Đỗ Thị Kim Liên: số từ có ý nghĩa

“thường chỉ số lượng: hai, ba, bốn, sáu, bảy...”[57; tr. 56], “Đối với số từ, ý nghĩa

gốc, ý nghĩa phạm trù của chúng là ý nghĩa số lượng. Loại ý nghĩa này được tư duy

nhận thức như những giá trị thực” [60; tr. 119]. v.v…

Về các tiểu loại trong số từ: cho đến nay còn có nhiều ý kiến, nhiều cách

chia khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại của một số tác giả tiêu biểu:

Tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung, Lê Biên chia số từ thành hai

tiểu loại, đó là: “Số từ xác định gồm những từ chỉ ý nghĩa số lượng chính xác: hai,

sáu, mười lăm, ba sáu... Những từ chỉ số lượng là phân số: hai phần ba, bốn phần

năm... Số từ không xác định gồm những từ biểu thị ý nghĩa không chính xác với ý

nghĩa phiếm định hay phỏng định: vài, dăm, mươi, mấy, vài ba, dăm ba, một vài, ba

bảy, năm bảy.v.v…” [4; tr.108], [8].

Theo tác giả Lê Biên, khác với ngôn ngữ Ấn Âu, tiếng Việt không có riêng

thành hệ thống một tiểu loại số thứ tự mà sử dụng phương thức trật tự từ:

Ví dụ: Hai giờ, ba lớp.

Và:

Số từ + danh từ = số đếm

Thực từ (danh từ, đại từ) + số từ chính xác = thứ tự

10

Ví dụ: Phòng 12, Lớp bốn. [8].

Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Hữu Quỳnh chia số từ trong tiếng Việt thành ba

tiểu loại, gồm: số từ chính xác (một, ba, năm, chẳng hạn: ba con gà, hai cô gái...);

số từ thứ tự (Phòng số sáu, gác thứ ba... ); số từ ước lượng (là loại số từ chỉ có một

số lượng ước chừng chứ không chính xác. Những số từ ước lượng thường thấy là:

vài, vài ba, dăm ba, dăm bảy, đôi ba, mươi lăm, mươi mười lăm, vài bốn, mươi

hai...) [81; tr. 87], [82; tr. 75].

Đỗ Thị Kim Liên phân chia số từ thành bốn tiểu loại gồm: số từ chỉ số lượng

chính xác (một, hai, ba,…); số từ ước chừng (vài, dăm, dăm ba, ba bảy, mươi, đôi

mươi, mươi hai, mươi ba, mươi lăm, mươi bảy,…); số từ chỉ thứ tự: dùng để chỉ

một đại lượng được xếp theo một trình tự của tư duy (Chúng gồm các số từ tự

nhiên: thứ hai, thứ ba... hoặc các danh từ gốc Hán như nhất, nhì (nhị), tam, tứ); số

từ dùng với ý nghĩa biểu trưng: ngàn, vạn, trăm, một, ba, năm, bảy, chín, mười,...

loại số từ này mang nghĩa không hoàn toàn tương ứng với vỏ vật chất của chúng. Ví

dụ: Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công (Trần Tế

Xương) [57; tr. 75].

Về việc xác định con số là thực từ hay hư từ, đến nay còn tồn tại hai xu

hướng trong các công trình nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học:

Xu hướng thứ nhất xem số từ là thực từ, gồm các tác giả: Đỗ Hữu Châu

[20], Lê Biên [8], Nguyễn Hữu Quỳnh [82, 83], Đỗ Thị Kim Liên [57, 60].v.v…

Chẳng hạn, tác giả Đỗ Thị Kim Liên phân tích:

“Số từ là những từ dùng để chỉ số lượng: hai, ba, bốn...

Đặc điểm về khả năng kết hợp: - Số từ có khả năng làm thành tố trung tâm

của cụm số từ nhưng hạn chế: Hai với hai là bốn; - Có khả năng làm thành tố phụ

trong cụm danh từ để hạn định cho danh từ ý nghĩa số lượng: Ba gian nhà sạch sẽ

(Nam Cao, Đôi mắt); - Có khả năng làm thành phần chính của câu, như chủ ngữ,

khi làm vị ngữ thì phía trước phải có từ là.

Như vậy, xét về đặc điểm ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp thì số từ

hoàn toàn có đầy đủ những đặc điểm của thực từ” [60; tr.178].

11

Xu hướng thứ hai cho rằng số từ vừa có tính chất thực từ vừa có tính chất hư

từ: “Xét theo đối tượng phản ánh trong nhận thức và tư duy, ý nghĩa số vừa có tính

chất thực (khái niệm số thường gắn với khái niệm thực thể), vừa có tính chất hư

(không tồn tại như những thực thể hay quá trình)... đặc điểm về khả năng kết hợp

cũng phản ánh tính chất trung gian (vừa gần gũi với hư từ vừa gần gũi với thực từ)

của số từ” (Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung) [4; tr. 107].

Tuy nhiên dù là tên gọi nào, lượng số, tính từ, danh từ số lượng hay số từ; dù

ý nghĩa từ vựng - thực từ - hay ý nghĩa quan hệ - hư từ - thì các tác giả đều thống

nhất tại một điểm xác định đó là những từ biểu thị ý nghĩa số lượng và thứ tự, đồng

thời ngoài nghĩa cụ thể đó những con số còn được dùng với nghĩa biểu trưng - nói

cách khác nhiều con số xuất hiện trong những ngữ cảnh mà nghĩa nó biểu thị không

hoàn toàn tương ứng với vỏ vật chất của chúng - đó là nghĩa biểu trưng.

b. Nghiên cứu con số từ phương diện ngôn ngữ - văn hóa

Đây là hướng nghiên cứu mới, vừa xem xét ngôn ngữ với khả năng hành

chức của nó vừa nghiên cứu những ảnh hưởng của nó trong văn hóa, với văn hóa.

Hướng nghiên cứu này đã thu hút nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm

hiểu. Chẳng hạn: tác giả Trần Gia Anh [1; 2] ngoài việc tìm hiểu con số trong thành

ngữ, tục ngữ, ca dao còn quan tâm tới giá trị biểu trưng của con số trong truyện dân

gian, trong đời sống văn hoá của người Việt. Các nhà ngôn ngữ - văn hoá học như

Trần Ngọc Thêm [89; 90], Trần Quốc Vượng [103; 104], Phan Ngọc [70; 71],

Nguyễn Đăng Duy [29], Nguyễn Đức Tồn [96],… bên cạnh những vấn đề của văn

hoá cũng đã đề cập đến vị trí của con số trong văn bản nghệ thuật văn học dân gian,

tính biểu trưng của con số trong nghệ thuật ngôn từ của người Việt. Đặc biệt các tác

giả đã hệ thống các quan niệm về con số trong đời sống văn hóa của các dân tộc

trên thế giới và của người Việt. Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa

các nền văn hóa qua những quan niệm về con số. Theo các tác giả, dù là dân tộc nào

thì ấn tượng số vẫn tồn tại ba dạng cơ bản. Đó là: hình thành những ấn tượng số

kiêng kị, may mắn; dùng ấn tượng số để diễn đạt trong các loại hình tục ngữ, thành

ngữ, ca dao và văn học; dùng con số để giải thích số phận, duyên phận. v.v...

12

Điều đó cho thấy ý nghĩa của con số có một ảnh hưởng rõ rệt tới văn hoá,

văn học nói chung và các tác phẩm nghệ thuật nói riêng của người Việt.

c. Nghiên cứu con số từ phương diện ngữ dụng học

Các tác giả Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Khang là những người đi đầu

trong việc nghiên cứu ngữ nghĩa của con số trong lời nói trên phương diện ngữ

dụng học. Đặc biệt, tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã có những công trình tìm hiểu về

ngữ nghĩa của con số trong những văn bản cụ thể như Ngữ nghĩa của kết hợp có số

từ chỉ lượng “một” trong tục ngữ Việt Nam, (Tạp chí Ngôn ngữ, số 15, 2002), Ngữ

nghĩa của những con số trong thơ Nguyễn Bính, (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số

7, 2005). Tác giả Nguyễn Văn Khang có Ngôn ngữ - Văn hóa Trung Hoa qua cách

sử dụng các con số, (Ngôn ngữ và đời sống, số 1 + 2, 2001); Trần Thị Minh Hòa

(Tư duy con số trong thơ Nguyễn Bính, Ngữ học trẻ 2011). v.v... Một số công trình

đã quan tâm đến việc sử dụng con số trong khi nói, viết, cung cấp cho độc giả tri

thức về con số, như: Từ vựng chữ số và số lượng của Bùi Hạnh Cẩn [15], Từ điển

công cụ của tác giả Đỗ Thanh [87].v.v...

d. Nghiên cứu con số từ phương diện ngôn ngữ học tri nhận

Ngôn ngữ học tri nhận đã mở ra một hướng mới trong quá trình nghiên cứu

ngôn ngữ, trong đó có con số. Ở Việt Nam, một số tác giả đã nghiên cứu ngôn ngữ học

theo hướng tri nhận, tiêu biểu là: Lý Toàn Thắng [88], Trần Văn Cơ [24], Nguyễn

Xuân Vinh - Nguyễn Phú Thứ [102]. Trong đó, tác giả Trần Văn Cơ khi giới thiệu một

số bức tranh ngôn ngữ về thế giới đã đề cập đến con số với ý niệm về “số phận”; lần

lượt điểm qua ý nghĩa của các con số từ một đến mười trong quan niệm của nhiều nước

trên thế giới; giới thiệu bài viết của Trường Xuân với tiêu đề “Số 7: một con số kỳ

diệu” [24; tr. 243-246]. Tác giả Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Phú Thứ cũng đề cập đến

con số năm trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, trên các Website, nhiều bài

viết, ý kiến trao đổi cũng đề cập đến những quan niệm về số, số kiêng kỵ, số may

mắn.v.v... Chẳng hạn, ngày 5/4/2011, trang vanhoanghean.vn có đăng bài của Trần

Quang Chiểu “Con số ba và những ẩn chứa văn hóa”; trang anninhthudo.vn ngày

6/3/2012 đăng bài “Diệu kỳ và thú vị con số ba trong văn hóa Việt Nam” của tác giả

Tô Vũ Thành (Giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên). Nhiều website

13

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!