Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
....................................
NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN
ĐẶC ĐIỂM LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Thái Nguyên- 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
....................................
NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN
ĐẶC ĐIỂM LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM VĂN HẢO
Thái Nguyên- 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.
TS. Phạm Văn Hảo, Viện Từ điển học và Bách khoa thư, thày đã có những định
hướng ban đầu, những lời nhận xét và chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình tôi thực
hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của tôi tới thầy về
những ý kiến quý báu và thời gian mà thầy đã dành cho tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả những thầy cô
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo
học chương trình thạc sĩ Ngôn ngữ khóa 2008 - 2010 tại trường Đại học Sư Phạm -
Đại học Thái Nguyên cũng như quá trình bắt tay vào viết và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, những bạn bè
khác đã hết lòng động viên, khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có kết quả
cuối cùng ngày hôm nay.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Chuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả lao
động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Chuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu......................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................9
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................10
6. Đóng góp mới.........................................................................................................10
7. Cấu trúc luận văn....................................................................................................11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................12
1.1. Ngôn ngữ văn học................................................................................................12
1.1.1. Xuất xứ.............................................................................................................12
1.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ văn học.......................................................................13
1.1.3. Phân loại...........................................................................................................14
1.2. Lí thuyết về hội thoại ..........................................................................................16
1.2.2.1. Khái niệm hội thoại........................................................................................16
1.2.2.2. Vận động hội thoại.........................................................................................17
1.2.2.3. Cấu trúc hội thoại...........................................................................................18
1.3. Khái quát về phương ngữ tiếng Việt....................................................................22
1.3.1. Khái niệm phương ngữ.....................................................................................22
1.3.2. Đặc điểm phương ngữ tiếng Việt......................................................................23
1.3.2.1. Đặc điểm ngữ âm...........................................................................................24
1.3.2.2. Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa.......................................................................26
1.3.2.3. Đặc điểm ngữ pháp........................................................................................30
1.4. Nhân vật văn học và ngôn ngữ nhân vật.............................................................32
1.4.1. Nhân vật văn học..............................................................................................32
1.4.2. Ngôn ngữ nhân vật............................................................................................35
1.5. Đôi nét về Nguyễn Ngọc Tư................................................................................39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6
Chƣơng 2: CÁCH THỂ HIỆN LỜI THOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LỜI THOẠI
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ.........................42
2.1. Những cách biểu hiện lời thoại của nhân vật.....................................................42
2.1.1. Dựa vào hình thức thể hiện của lời thoại nhân vật .........................................42
2.1.2. Dựa vào phương thức thực hiện chức năng giao tiếp của lời thoại nhân vật.......47
2.1.2.1. Lời đối thoại của nhân vật ...........................................................................50
2.1.2.2. Lời độc thoại của nhân vật ..........................................................................52
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư....57
2.2.1 Đặc điểm về ngữ âm........................................................................................57
2.2.1.1.Những biến thể phát âm ở bộ phận vần........................................................58
2.2.1.2. Những biến thể phát âm phụ âm đầu...........................................................58
2.2.2. Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa........................................................................59
2.2.2.1. Từ ngữ..........................................................................................................59
2.2.2.2. Ngữ cố định..................................................................................................63
.2.2. Đặc điểm về cú pháp.........................................................................................67
2.2.2.1. Nguyễn Ngọc Tư sử dụng tất cả các kiểu câu: câu cảm thán, câu cầu khiến,
câu trần thuật, câu nghi vấn trong việc xây dựng lời thoại nhân vật........................67
2.2.2.2. Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những cấu trúc ngữ pháp riêng của phong cách
khẩu ngữ để xây dựng lời thoại nhân vật..................................................................69
2.2.4. Biện pháp tu từ................................................................................................72
2.2.4.1. Cách so sánh ví von giàu hình ảnh...............................................................72
2.2.4.2. Biện pháp nói quá, cách diễn đạt khoa trương.............................................73
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ CỦA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƢ..............................................................................................77
3.1. Lời thoại nhân vật khắc họa tính cách nhân vật.................................................77
3.1.1. Người nông dân Nam Bộ................................................................................78
3.1.2. Nhân vật người nghệ sĩ tài tử..........................................................................91
3.1.3. Nhân vật người trí thức...................................................................................96
3.2. Lời thoại nhân vật góp phần thể hiện không gian Nam Bộ...............................99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7
3.2.1. Không gian sông nước Nam Bộ......................................................................99
3.2.2. Không gian ruộng đồng Nam Bộ..................................................................103
3.2.3. Không gian sinh hoạt gia đình của người Nam Bộ.......................................105
3.3. Lời thoại nhân vật góp phần thể hiện phong cách nhà văn..............................106
3.3.1. Qua lời thoại nhân vật bộc lộ rõ Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có khả năng phân
tích, lí giải bản chất con người đương đại................................................................107
3.3.2. Qua lời thoại nhân vật, tác giả gián tiếp lý giải và chỉ ra những nguyên nhân
của vấn đề nảy sinh trong cuộc sống con người.......................................................109
3.3.3. Qua lời thoại nhân vật, ta thấy đó là cách nhìn nhận cuộc sống ở phần bản chất
với những biểu hiện sinh động như nó vốn có..........................................................110
KẾT LUẬN..............................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................116
PHỤ LỤC.................................................................................................................119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học.
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác
phẩm. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo và là con đường để đi vào thế giới
nghệ thuật của nhà văn, còn những người nghiên cứu đi bóc tách các lớp vỏ ngôn ngữ để
thấy được giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Đối với một tác phẩm văn học, lời
thoại nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm
thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Bởi mỗi nhân vật có một ngôn ngữ riêng.
Nguyễn Ngọc Tư (1976) là nhà văn nữ, quê hương ở vùng đất mũi Cà Mau. Tuy
còn trẻ nhưng tác giả này đã trở thành một hiện tượng lạ gây xôn xao làng văn Việt Nam
những năm gần đây và khiến các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả quan tâm tốn bao
giấy mực. Với những thành quả đạt được: Giải thưởng Sáng tác Văn học tuổi 20 lần II
của Hội Nhà văn TP HCM với tập truyện ngắn đầu tay “Ngọn đèn không tắt” năm
2000; Giải thưởng của Hội Văn học – Nghệ thuật với tập truyện ngắn “Giao thừa” năm
2003 và đặc biệt “đánh ùm một tiếng” bằng tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”,
Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định được chỗ đứng cho mình trong làng văn Việt Nam. Cái
lạ cái hay trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư khá phong phú.Tuy nhiên có thể nói thế
mạnh của Nguyễn Ngọc Tư nằm ở truyện ngắn. Và nhiều người cho rằng truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư có hai cái không mới lạ là: đề tài và ngôn từ sử dụng, nhưng chính
hai cái không mới đó cộng hưởng làm nên một giọng văn mới lạ, đặc biệt. Điều người
đọc dễ nhận thấy là Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng tối đa các khả năng ngôn ngữ để diễn
đạt cao nhất điều mình muốn nói. Và vì thế người đọc chúng ta hiểu tìm được thế giới
nghệ thuật nằm ẩn sâu trong lớp ngôn từ đó thì phải bóc tách chúng. Do đó muốn đánh
giá giá trị của tác phẩm văn học ta không thể không xem xét việc nhà văn chọn lựa và sử
dụng chất liệu ấy như thế nào.
Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta ngạc nhiên trước thế giới nhân vật
đa dạng, đông đảo. Mỗi nhân vật mang một diện mạo, một cá tính riêng. Thế giới nhân
vật đông đúc, phức tạp ấy chính là sự khúc xạ của cuộc sống vào văn học. Một trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9
những đặc điểm nổi bật nhất, gây ấn tượng nhất trong việc xây dựng nhân vật là việc
lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư xuất hiện với tần số cao, biểu hiện đa dạng và mang những giá trị nhất định mà
người nghiên cứu khó lòng bỏ qua. Đây là một yếu tố quan trọng làm nên màu sắc,
giá trị cho những đứa con tinh thần của nhà văn.
Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn được nhiều người
nghiên cứu chú ý và có được nhiều bài viết về sáng tác của chị. Các bài viết thường
chú trọng nhiều đến cách hiểu một số tác phẩm hoặc khía cạnh nào đó trong các
truyện ngắn. Theo khảo sát của chúng tôi, những công trình nghiên cứu về truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dưới góc độ ngôn ngữ không nhiều, về lời thoại nhân vật
thì hầu như chưa có. Do vậy, chúng tôi đã chọn đề tài Đặc điểm lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để nghiên cứu với hi vọng qua việc tìm này sẽ
có thêm cơ sở cũng như kinh nghiệm thực tế để đi vào khám phá thế giới nhân vật,
chiều sâu tư tưởng trong sáng tác của chị, từ đó thấy được những đóng góp cũng như
vị trí của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng văn học đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Việc nghiên cứu về lời thoại với nhân vật trong tác phẩm văn học
Để thể hiện tính cách nhân vật, nhà văn không chỉ miêu tả ngoại hình, biểu
hiện nội tâm mà còn thể hiện qua lời thoại của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời
ăn tiếng nói của nhân vật, là một căn cứ biểu đạt tính cách và phẩm chất của mỗi
người. Do đó trong thể hiện hình tượng nghệ thuật của mình các nhà văn hết sức coi
trọng việc thể hiện tính cách nhân vật thông qua lời thoại của nhân vật.
Vì vậy giáo sư Hà Minh Đức đã nhấn mạnh “phương tiện quan trọng nhất của
tính tạo hình khách thể trong tác phẩm tự sự và kịch là các lời nói của nhân vật
trong sử thi, tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn, các lời đối thoại và độc thoại
của các nhân vật chiếm một bộ phận đáng kể có khi là rất lớn trong văn
bản”[12,97].
Do chi phối bởi hệ thống thi pháp cho nên mỗi một thời kì văn học, lời thoại
của nhân vật lại có những đặc trưng riêng. Các tác phẩm ở thời trung đại, lời thoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10
của nhân vật thường mang tính ước lệ, trang trọng thể hiện tính cách nhân vật mang
tính khuôn mẫu của thời đại. Đến văn học thời kì hiện đại, nhất là ở các tác phẩm
hiện thực chủ nghĩa, lời thoại của nhân vật mới đạt đến yêu cầu cá thể hóa cao. Nhờ
đó mà “Thế giới bên trong của nhân vật giờ đây không chỉ được phát hiện bằng ý
nghĩa logic của lời nói mà còn bộc lộ qua cách nói, cách tổ chức lời nói”[12, 145].
Như vậy, lời thoại nhân vật (ngôn ngữ nhân vật) là một khái niệm quen thuộc
đối với những nhà nghiên cứu văn học, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ, những
người dạy và học văn. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, ý kiến khác
nhau tìm hiểu về lời thoại của nhân vật trong các tác phẩm văn học nói chung và
trong từng tác phẩm cụ thể nói riêng. Người đọc có thể tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật
dưới những góc độ như: lí luận văn học, ngữ pháp học, phong cách học….Có thể
điểm qua một số công trình nghiên cứu về lời thoại và nhân vật văn học như sau:
Trong "Những vấn đề thi pháp của truyện", tác giả Nguyễn Thái Hòa đề cập
tới chức năng cá thể hóa tính cánh nhân vật của lời thoại nhân vật và độc thoại nội
tâm nhưng mới chỉ dừng ở lý thuyết chung, chưa đi vào phạm vi ngữ liệu cụ thể. Tác
giả nhận định: "ta cũng thấy những lời thoại của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng... sống động hơn bất cứ một trang miêu tả nhân vật nào, đến mức
người đọc chỉ cần nhớ những "Em chã", "mẹ kiếp!", "thế thì nước mẹ gì" đến "thời
Tây thời giờ là vàng bạc" là nhớ ngay đến nhân vật nào, thuộc cuốn truyện của ai,
không cần nhắc lại truyện" [24, 65].
Tác giả Đỗ Việt Hùng, Phạm Thị Ngân Hoa trong "Phân tích phong cách
ngôn ngữ trong tác phẩm văn học" đã xác định vai trò của các kiểu lời trong tác
phẩm văn xuôi tự sự như sau: "Lời đối thoại giữa các nhân vật là một thành phần
chủ yếu trong kết cấu của tác phẩm tự sự. Chức năng chủ yếu của đối thoại thực sự,
đối thoại không chỉ mang tính chất miêu tả hoặc chuyển dẫn, trình bày sự kiện mà
còn bộc lộ tính cách, tâm lí của nhân vật và các quan điểm tư tưởng" [26, 194]
Ngoài ra còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu về lời thoại nhân vật, như
Bùi Minh Toán - Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt. NXB Giáo dục, 2003 (Viết
chung với Đỗ Hữu Châu); Nguyễn Thị Thanh Nga - Những từ ngữ mang sắc thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11
khẩu ngữ. Luận án tiến sĩ. Đại học sư phạm Hà Nội; Lương Thị Hiền - Bước đầu
khảo sát chức năng cá thể hóa đặc điểm nhân vật trong hội thoại văn học. Khóa luận
tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội, 2003....
Như vậy việc nghiên cứu về lời thoại nhân vật được nhiều tác giả đề cập
nhưng các ý kiến mới đề cập đến những khía cạnh khác nhau của lời thoại nhân vật
trong tác phẩm tự sự nói chung hoặc lời thoại nhân vật trong truyện ngắn của một tác
giả cụ thể nói riêng nhưng chưa đề cập lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư.
2.2. Việc nghiên cứu về tác giả và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Gần chục năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư trở thành cái tên quen thuộc
thường được nhắc tới trong giới nghiên cứu, phê bình và độc giả yêu văn chương. Từ
những sáng tác đầu tay xuất hiện trên báo năm 1996 như: truyện ngắn Đổi thay cho
đến khi Nguyễn Ngọc Tư đạt giải nhất "Sáng tác văn học tuổi 20" lần thứ hai của
Hội Nhà văn thành phồ Hồ Chí Minh với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt và liên
tiếp các tập truyện: Nước chảy mây trôi, Ông Ngoại, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,
Giao thừa, Cánh đồng bất tận... đã gây tiếng vang lớn. Những đứa con tinh thần của
chị không cầu kì, khác lạ nhưng đã gây ra những phản ứng khác nhau từ phía người
đọc. Ngôn ngữ văn học mang tính đa nghĩa, trình độ cảm nhận của người đọc khác
nhau nên có nhiều phản ứng khác nhau thậm chí trái ngược nhau là điều dễ hiểu.
Nguyễn Ngọc Tư là một trong số ít nhà văn Việt Nam hiện đại được nhiều
người chú ý. Chỉ trong khoảng gần mười năm mà số lượng bài viết, công trình
nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị lên đến con số hàng trăm.
Người khen cũng lắm, người chê cũng nhiều; người trong nước có, người nước ngoài
cũng có; các nhà phê bình nổi tiếng cũng có, cây bút nghiệp dư cũng có; các tạp chí
chuyên ngành cũng nhiều, các bài báo mạng cũng không ít... Qua đó, ta có thể thấy
văn chương Nguyễn Ngọc Tư có sức sống, sức hấp dẫn như thế nào.
Năm 2005, truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư trình làng,
cái tên Nguyễn Ngọc Tư dấy lên một mối quan tâm trong giới phê bình văn học. Đã
có nhiều những bài nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và truyện ngắn của chị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12
nói chung như: Trần Hữu Dũng với “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”, Hoàng
Thiên Nga với “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua “ Cánh đồng bất tận””, Đoàn Nhã Nam
với “Nắng, gió, vịt và đàn bà giữa những cánh đồng bất tận”, Nguyễn Thị Hoa với
“Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện “Cánh đồng bất
tận”,v.v.. Có người cho rằng đó là "Một sự xuất hiện đủ sức gây ngỡ ngàng bằng một
câu chuyện man dại và khốc liệt" [Báo Tuổi trẻ, ngày 21/ 11/ 2005] cuả Nguyễn
Ngọc Tư hoàn toàn mới. Các ý kiến khen chê, đồng thuận và bất đồng thuận khác
nhau. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê cho rằng: "Từ thực tế cuộc sống, nhà văn có tạo
được "thế giới nghệ thuật" của riêng mình, khi đó tác phẩm mới có sức dẫn dụ người
đọc. Tôi nghĩ "Cánh đồng bất tận" là một tác phẩm như thế". Và có thể nói, "Cánh
đồng bất tận" là của riêng Nguyễn Ngọc Tư, là một khái niệm văn học chứ không
phải là một khái niệm địa lý, một hoàn cảnh văn học được tưởng tượng ra bằng cơ
sở của những khái niệm tuổi thơ của... Nguyễn Ngọc Tư" (ý của Mạc Ngôn, tác giả
của Đàn Hương hình, Báu vật của đời). Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho
rằng, với "Cánh đồng bất tận", Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ngòi bút của mình ra khỏi
nhà, khỏi xóm, đến với cánh đồng. Hình như phải sống giữa đất trời mới ra con
người Nam Bộ, cả sự ngang tàng lẫn nỗi đớn đau... Nguyễn Ngọc Tư đã ném mình và
nhân vật của mình ra cánh đồng cuộc đời xem họ vật lộn như thế nào. Và cả nhà văn
cùng nhân vật đã thành công...".
Bên cạnh những lời khen, truyện ngắn của chị cũng nhận được không ít những
nỗi băn khoăn từ phía độc giả. Trên báo Tuổi trẻ (ngày 30/ 11/ 2005), bác sĩ Đỗ
Hồng Ngọc nói rằng "cảm thấy tiếc nuối, hụt hẫng, cảm thấy như mình vừa mất đi
một niềm tin chẳng hạn". Không ít người còn gán cho nhà văn có "vấn đề" về mặt tư
tưởng xã hội. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Tư vẫn nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ,
khâm phục và cả sự khích lệ, động viên.
Ngoài những bài viết, phê bình, nghiên cứu trên, chúng tôi còn thấy một số
lượng rất lớn các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài, luận văn khác lấy tác
giả, tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư làm đối tượng nghiên cứu của mình.