Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm lời dẫn thoại qua tập truyện tây bắc của tô hoài.
PREMIUM
Số trang
63
Kích thước
799.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1521

Đặc điểm lời dẫn thoại qua tập truyện tây bắc của tô hoài.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

TRẦN THỊ NGỌC

Đặc điểm lời dẫn thoại qua tập Truyện

Tây Bắc của Tô Hoài

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tô Hoài là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi nước ta,

tuy phát triển muộn mằn nhưng lại hết sức mau lẹ. Hai phần ba thế kỷ đã trôi

qua, kể từ khi Tô Hoài bước chân vào làng văn Việt Nam, dòng văn xuôi của

một nhà văn lớp trước, một cây bút tài hoa vẫn phát triển với tinh thần lao động

cần mẫn, sáng tạo, công phu rèn luyện bền bỉ, dẻo dai. Hơn chín mươi tuổi đời

với hơn bảy mươi năm lao động sáng tạo nghệ thuật, ông đã góp vào nền văn

học nước ta một sự nghiệp đồ sộ. Ông có mặt ở cả hai thời kỳ trước và sau

Cách mạng. Ở mỗi thời kỳ sáng tác, Tô Hoài lại để lại những thành tựu khác

nhau. Với những đóng góp đó, Tô Hoài luôn là nhà văn có vị trí đặc biệt của

nền văn học dân tộc với một tiếng nói, một cách nhìn, một phong cách rất riêng

và độc đáo.

Sẽ là một thiếu sót lớn khi nghiên cứu về Tô Hoài mà không nói đến

Truyện Tây Bắc của ông. Tuy không phải tác phẩm duy nhất viết về miền núi

nhưng Truyện Tây Bắc được xem là mốc quan trọng đánh dấu sự thành công

của Tô Hoài ở mảng đề tài này. Truyện Tây Bắc chính là kết tinh của những

tình cảm nồng nàn mà Tô Hoài dành cho con người nơi miền biên giới Tây Bắc

của Tổ quốc. Ở tập truyện này, Tô Hoài không chỉ thành công về mặt nội dung,

tư tưởng mà ông còn rất thành công về mặt nghệ thuật. Một trong những yếu tố

góp nên sự thành công của tác phẩm chính là lời dẫn thoại trong tác phẩm.

Tìm hiểu về Truyện Tây Bắc là sở thích đồng thời cũng là một vấn đề

hấp dẫn và bổ ích cho công tác giảng dạy sau này của bản thân. Đặc biệt, tìm

hiểu lời dẫn thoại trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài còn có ý nghĩa lớn lao

trong việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật độc đáo của Tô Hoài. Chính vì vậy,

3

chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Đặc điểm lời dẫn thoại qua tập Truyện Tây Bắc

của Tô Hoài để nghiên cứu. Chúng tôi cũng hi vọng rằng khóa luận này sẽ trở

thành một tư liệu bổ ích cho những ai say mê, yêu thích tác phẩm của Tô Hoài.

2. Lịch sử vấn đề

Trong suốt cuộc đời cầm bút, Tô Hoài luôn thể hiện mình là một cây

bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng. Dõi theo cuộc đời sáng tác của ông hơn nửa

thế kỷ qua, người đọc vẫn luôn nhìn thấy ở ông một ngòi bút luôn tươi mới và

không bị cũ đi với thời gian, không tự giới hạn mình trong một khuôn khổ hay

phạm vi hình thức nào, không tự thu mình lại theo một giọng điệu văn chương

nào. Với một sự nghiệp đồ sộ gồm đủ mọi thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký

sự, phóng sự, bút ký... trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc, Tô Hoài xứng đáng

trở thành cây bút văn xuôi lực lưỡng bậc nhất, có nhiều đóng góp quan trọng

vào tiến trình văn học mới. Chính vì vậy, ông và những tác phẩm của ông đã

tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt và đã làm hao tổn không ít công sức, giấy mực của

rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Về cuộc đời và sự nghiệp của ông đã có rất nhiều bài nghiên cứu, phê

bình, tiểu luận của nhiều nhà phê bình như: Tô Hoài- Sơ lược tiểu sử của Phong

Lê, Tô Hoài- nhà văn Việt Nam hiện đại và Tô Hoài với miền Tây của Phan Cự

Đệ, Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài, Cần xác định lại giá trị của Mười năm,

Truyện viết về loài vật của Tô Hoài của GS. Hà Minh Đức, Tô Hoài- Nguyễn

Sen, Đọc Vỡ tỉnh của Tô Hoài của Vũ Ngọc Phan, Cuộc phiêu lưu giữa trần ai,

cát bụi và Tô Hoài- người sống tận tụy với nghề của Vương Trí Nhàn...

Nhìn chung, các tác giả đã tập trung giới thiệu về cuộc đời nhiều biến

động và những chặng đường đời của Tô Hoài cùng với sự nghiệp đồ sộ, những

đóng góp to lớn của Tô Hoài vào nền văn học Việt Nam hiện đại.

Trong bài viết Nhà văn trên dòng sông Tô Lịch của Hoàng Trung

Thông, tác giả đã nhận xét về sự nghiệp của Tô Hoài như sau: Trong văn

4

chương, Tô Hoài có 3 mảng lớn: viết về mình và về quê mình, viết về miền núi

và viết cho thiếu nhi, đó là tôi chưa nói anh viết về nhiều nơi, về các cuộc đời

rất khác nhau trong nước và ngoài nước. Cho đến nay, anh đã viết và in

khoảng 110 quyển truyện ngắn, truyện dài về 3 mảng đề tài trên. Thật là một

lâu đài văn học đồ sộ và tráng lệ.(10. tr. 109 )

Riêng về tập Truyện Tây Bắc cũng có nhiều công trình nghiên cứu như:

Tô Hoài với Truyện Tây Bắc của Hoàng Trung Thông, Truyện Tây Bắc của Tô

Hoài của Huỳnh Lý, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài của Nguyễn Văn Long, Vợ

chồng A Phủ của Nguyễn Quang Trung, Trò chuyện với tác giả Dế Mèn phiêu

lưu ký và Truyện Tây Bắc của Đào Khương...

Trong đó, bài viết của Hoàng Trung Thông Tô Hoài với Truyện Tây

Bắc là một bài viết rất hay và đánh giá chuẩn xác về giá trị của Truyện Tây Bắc.

Truyện Tây Bắc là một tập truyện gồm ba truyện ngắn Mường Giơn, Cứu đất

cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Cả ba truyện họp lại là hình ảnh của các dân tộc

Tây Bắc (chủ yếu là Thái, Mường, HMông) đã chịu cực chịu khổ trong mấy

năm giặc chiếm, lòng luôn luôn hướng về kháng chiến, quật cường bất khuất

chiến đấu cho đến ngày giải phóng hoàn toàn. (218.10)

Huỳnh Lý trong bài viết Truyện Tây Bắc của Tô Hoài cũng đã nhận

xét: Truyện Tây Bắc là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài đối với

con người và cuộc sống ở biên giới miền Tây Bắc đất nước, là kết tinh quá

trình tích lũy sự hiểu biết của nhà văn về con người và cuộc sống ở đây trước

Cách mạng và khi tiếp xúc với Cách mạng mà trước kia có thể là chưa ai mô tả.

(10.tr. 225)

Ông còn nhận xét: Cái quý nhất của văn học Việt Nam sau Cách mạng

tháng Tám là tuy đang thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nó đã có những

tác phẩm xuất sắc viết về các dân tộc ít người (mà thấm nhuần các chính sách

dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa), những tác phẩm trong đó các dân

5

tộc anh em được trân trọng, được coi hoàn toàn bình đẳng với các dân tộc đa

số. Truyện Tây Bắc của Tô Hoài là một trong số hấp dẫn nhất. (10. tr. 237)

Về ngôn ngữ, đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu như:

Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu tay của Tô Hoài của Võ Xuân

Quế, Viết về một cuộc đời và những cuộc đời (Cấu trúc thời gian và ngôn ngữ

trong Cát bụi chân ai) của Đặng Thị Hạnh, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài của

Huỳnh Lý, Tính từ trong Truyện Tây Bắc của Tô Hoài của Lê Thị Thoa (khóa

luận tốt nghiệp, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng), Cách sử dụng

tính từ chỉ màu sắc trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài của Tô Hoài của Phạm

Thị Trang (khóa luận tốt nghiệp, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm, ĐH Đà

Nẵng), Từ láy trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài của Nguyễn Thị Lý (khóa

luận tốt nghiệp, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng)…

Trong Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu tay của Tô

Hoài của Võ Xuân Quế, tác giả đã nêu ra quan niệm về sử dụng ngôn ngữ của

Tô Hoài: Ngôn ngữ quần chúng là kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận

cho nhà viết tiểu thuyết. Tác giả đã khẳng định: Chính vì vậy, trong nhiều tác

phẩm, ông sử dụng rất thành công nhiều từ ngữ, nhiều lối nói của địa phương.

(10.tr. 409). Và tác giả còn cho biết thêm: đi đến đâu Tô Hoài cũng ghi chép,

khai thác ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân các vùng khác và ông đã sử dụng

rất thành công trong các tác phẩm. (10.tr. 412)

Trong bài Viết về một cuộc đời và những cuộc đời (Cấu trúc thời gian

và ngôn ngữ trong Cát bụi chân ai) của Đặng Thị Hạnh, tác giả đã nhận xét:

Sắc thái ngôn từ thật đa dạng. Có những phát biểu thẳng thừng, những châm

biếm trực tiếp, nhưng có loại mà một số nhà nghiên cứu xếp vào dạng diễn từ

hai giọng. Tô Hoài rất hung hăng. Chúa ghét cái thằng bia rượu mà hàng ngày

lại uống nước lạnh. Tác giả còn cho rằng: Đặc biệt ở chương hai, có những

phát ngôn ngắn, gọn, thoáng qua, cài vào các sự cố, hẳn hoi là phát ngôn của

6

tác giả, nhưng người đọc cứ phải tự hỏi xem còn giọng ai trong đấy nữa. (10.tr.

404)

Trong Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, tác giả Huỳnh Lý cũng đã nhận

xét về giá trị nghệ thuật của Truyện Tây Bắc. Theo tác giả thì để tạo nên giá trị

của Truyện Tây Bắc, ngoài tấm lòng của nhà văn còn phải nói đến bút pháp mà

tiêu biểu là ngôn ngữ và lời văn: Khi nói về không khí nổi dậy trong một vùng

địch kiểm soát mà bộ đội ta sắp tiến vào thì lời văn ông khúc chiết, dồn dập và

mô phỏng được hiện tình. (10.tr. 236)

Những công trình nghiên cứu trên đã đi tìm hiểu cụ thể, rõ nét về Tô

Hoài và khám phá Truyện Tây Bắc ở nhiều mặt nhưng đi sâu tìm hiểu lời dẫn

thoại trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài và coi đó là đối tượng để nghiên

cứu một cách hệ thống và toàn diện thì chúng tôi vẫn chưa tìm thấy công trình

nào. Trong khóa luận này, chúng tôi mạnh dạn tiếp cận Truyện Tây Bắc ở một

khía cạnh ngôn ngữ là lời dẫn thoại để có cái nhìn sâu sắc hơn về mặt ngôn ngữ

của tập truyện và phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Tô Hoài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Trong giới hạn của một luận văn, chúng tôi chỉ

tập trung khảo sát một vấn đề là Đặc điểm lời dẫn thoại qua tập Truyện Tây

Bắc của Tô Hoài.

Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát

những lời dẫn thoại có mặt trong ba truyện ngắn: Mường Giơn, Cứu đất cứu

mường, Vợ chồng A Phủ trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài được in trong

cuốn Tô Hoài, tuyển tập truyện ngắn (sau năm 1945) do Lữ Huy Nguyên chịu

trách nhiệm xuất bản, năm 1995 của Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong khi nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp:

a. Phương pháp thống kê

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!