Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm liên kết văn bản hành chính (khảo sát các văn bản hành chính lưu hành tại học viện chính trị khu vực iii)
PREMIUM
Số trang
168
Kích thước
4.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1347

Đặc điểm liên kết văn bản hành chính (khảo sát các văn bản hành chính lưu hành tại học viện chính trị khu vực iii)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRƯƠNG PHƯƠNG THẢO

ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

(Khảo sát các văn bản hành chính nhà nước lưu hành

tại Học viện Chính trị khu vực III)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.02.40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHINH

Phản biện 2: PGS.TS. LƯU QUÝ KHƯƠNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp Thạc sĩ Ngôn ngữ học, họp tại Trường Đại học Sư

phạm – ĐHĐN vào ngày 30 tháng 09 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Văn bản hành chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động

quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là trong lãnh

đạo, chỉ đạo của các cơ quan nhà nước, là phương tiện kiểm tra theo

dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý. Mặt khác, văn bản

hành chính thường là tiếng nói của tổ chức, đơn vị đại diện cho

quyền lực nhà nước nên càng ngày càng có vai trò quan trọng trong

đời sống xã hội. Văn bản hành chính là công cụ chủ yếu của công tác

quản lý hành chính và điều hành mọi hoạt động xã hội. Do vậy, văn

bản hành chính ngày càng trở nên quan trọng trong việc đáp ứng yêu

cầu thông tin và quản lý.

Văn bản hành chính có chức năng xã hội, được điều hành bằng

luật pháp, văn bản hành chính quy định, ràng buộc mối quan hệ giữa

các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong

khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật, văn bản dưới luật từ Trung ương

đến địa phương. Để đáp ứng thiết thực cho việc soạn thảo, ban hành,

lưu trữ các văn bản hành chính, Chính phủ đã ban hành những quy

định, hướng dẫn về thể chế, quy phạm của các thể loại văn bản. Hơn

nữa, nhiều tác giả đã cho xuất bản các công trình nghiên cứu của

mình về tổ chức xây dựng văn bản, về ngôn ngữ văn bản hành chính,

về liên kết văn bản…. Dù vậy, nhiều văn bản hành chính hiện hành

vẫn còn nhiều sai sót, đặc biệt là sai sót về liên kết bao gồm các quy

phạm về thể loại văn bản, về cấp độ câu, lẫn cấp độ tổ chức văn bản.

Học viện Chính trị khu vực III là đơn vị sự nghiệp công lập

trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là trung tâm

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa

2

học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị -

xã hội cấp huyện và sở, ban ngành trên địa bàn miền Trung và Tây

Nguyên. Do vậy, Học viện đã ban hành nhiều thể loại văn bản hành

chính thông thường. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chưa có một

công trình nào nghiên cứu về đặc điểm liên kết văn bản hành chính

tại Học viện. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm liên kết văn bản hành

chính thông qua việc khảo sát các văn bản hành chính lưu hành tại

Học viện Chính trị khu vực III, trước hết tác giả luận văn muốn làm

rõ hơn về đặc điểm liên kết của văn bản hành chính, đó là nghiên cứu

về tính chất kết hợp, gắn bó ràng buộc qua lại giữa các cấp độ đơn vị

dưới văn bản; sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các

đoạn, các phần, các chương, các điều với nhau, xét về mặt nội dung

cũng như hình thức biểu đạt; nghiên cứu các phương thức liên kết

văn bản hành chính; nghiên cứu các cấp độ liên kết và kết cấu văn

bản hành chính.

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nhằm phục vụ cho việc hệ thống hóa thể thức, kết

cấu, nội dung của các loại văn bản hành chính cơ bản, thông dụng

hiện nay để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ hơn về văn bản hành chính

nói chung và văn bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu

vực III nói riêng.

Qua khảo sát, phân tích, đánh giá, luận văn sẽ rút ra những

nhận xét về đặc điểm liên kết văn bản hành chính qua việc khảo sát

các văn bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu vực III

để từ đó khắc phục những lỗi thường gặp, góp phần chuẩn hóa các

văn bản hành chính, phục vụ tốt hơn nữa công tác hành chính, công

tác quản lý nhà nước.

3

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu về các đặc trưng của văn bản và văn bản hành

chính;

- Các phương thức liên kết văn bản hành chính;

- Các cấp độ liên kết và kết cấu của văn bản hành chính.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các văn bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu

vực III từ năm 2011 đến năm 2016.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đặc điểm liên kết văn bản hành chính ( khảo sát các văn bản

hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu vực III ) từ năm 2011

đến năm 2016.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, trước tiên chúng tôi tìm hiểu cơ sở lý

thuyết: khái niệm về văn bản, văn bản hành chính, đặc trưng của

phong cách ngôn ngữ hành chính, các loại văn bản hành chính, đồng

thời nắm vững lý thuyết về ngữ pháp văn bản và tìm hiểu, nghiên cứu

lý thuyết của từng thể loại văn bản hành chính.

Ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học

chung, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu

sau:

- Phương pháp miêu tả, phân tích để miêu tả các đặc trưng của

văn bản hành chính và văn bản hành chính nhà nước, phân tích các

phương thức liên kết văn bản hành chính bao gồm phương thức liên

kết nội dung và phương thức liên kết hình thức. Phân tích, tổng hợp

để làm sáng tỏ các cấp độ liên kết và kết cấu văn bản hành chính,

cách sử dụng câu, từ ngữ, từ khóa trong văn bản hành chính.

4

- Phương pháp thống kê, phân loại để thống kê các loại văn

bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu vực III.

- Phương pháp tổng hợp, khái quát để khái quát hóa các đặc

điểm cơ bản của văn bản hành chính và đặc điểm liên kết văn bản

hành chính từ đó phát hiện những lỗi thường gặp và khắc phục những

lỗi đó.

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội

dung luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về văn bản và văn bản hành

chính

Chương 2: Các phương thức liên kết văn bản hành chính

Chương 3: Các cấp độ liên kết và kết cấu văn bản hành chính

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của đất nước, công tác hành chính nói

chung, việc soạn thảo văn bản hành chính nói riêng là một trong

những yêu cầu cần thiết phải đáp ứng cho công tác quản lý, lãnh đạo

... của các cấp, các ngành. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã

thực hiện chính sách cải cách hành chính, trong đó cải cách về văn

bản hành chính cũng là vấn đề được đặc biệt chú ý. Theo đó, đã có

nhiều sách, báo, tài liệu về văn bản và soạn thảo văn bản hành chính

ra đời, đồng thời, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu văn

bản, liên kết văn bản ở góc độ ngôn ngữ học. Các công trình này góp

phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng vào trong thực tế nhằm

không ngừng nâng cao chất lượng văn bản hành chính.

5

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN

HÀNH CHÍNH

1.1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN

1.1.1. Khái niệm văn bản

Văn bản là sản phẩm của quá trình sáng tạo lời, mang tính

cách hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được

trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên

gọi (đầu đề) và một loạt đơn vị riêng, hợp nhất lại bằng những liên

hệ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ, có một hướng đích

nhất định và một mục tiêu thực dụng.

Bên cạnh khái niệm văn bản, trong một số tài liệu giáo khoa,

các chuyên luận về ngữ pháp văn bản, còn xuất hiện khái niệm ngôn

bản. Khái niệm ngôn bản được hiểu theo hai nghĩa cơ bản: Thứ nhất,

nó được hiểu đồng nhất với khái niệm văn bản. Thứ hai, nó được

hiểu trong mối quan hệ đối lập với văn bản. Theo cách hiểu thứ hai,

ngôn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của hành vi phát ngôn, thể hiện

dưới dạng âm thanh. Còn văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của hành

vi phát ngôn, thể hiện dưới dạng chữ viết. Ở đây, khái niệm văn bản

được quan niệm đồng nhất với khái niệm ngôn bản.

1.1.2. Đặc trưng văn bản

a. Sản phẩm của hoạt động giao tiếp dưới dạng văn tự

Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều phương

tiện khác nhau nhưng chỉ sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ dưới dạng văn tự (chữ viết tay, in ấn...) mới được coi là văn

bản. Vì tồn tại dưới dạng văn tự nên văn bản thường được trau chuốt

văn chương theo đặc điểm của một thể loại nhất định.

6

b. Tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức

Văn bản là một thể thống nhất hoàn chỉnh về nội dung và hình thức

c. Tính liên kết của văn bản

Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng

buộc qua lại giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Đó là sự kết hợp,

gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn, các phần, các chương

với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt. Liên kết

là hệ thống mạng lưới tổ chức văn bản, làm cho các đơn vị của văn

bản kết nối với nhau theo một mục đích nhất định.

d. Văn bản luôn có mục tiêu thực dụng

Mục tiêu thực dụng là đích người ta muốn đạt tới khi hành

động. Mọi văn bản được tạo ra đều nhằm một mục tiêu cụ thể. Việc

tạo văn bản không những là một hành động viết mà còn là một hành

động xã hội bằng ngôn ngữ. Viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì?

Ðó là những câu hỏi luôn được đặt ra trước mỗi bài viết. Mục tiêu

thực dụng ấy của văn bản quy định cách viết văn bản, quy định việc

lựa chọn thể loại văn bản và các phương tiện ngôn từ quen dùng cho

thể loại ấy. Đây là mục tiêu ngữ dụng của văn bản.

1.1.3. Các loại văn bản

a. Dựa vào phong cách chức năng

b. Dựa vào quy mô văn bản

c. Dựa vào tính chất của văn bản

d. Dựa vào đặc trưng nội dung và cách thức đề cập

e. Dựa vào kiểu cấu tạo

f. Dựa vào cách sử dụng ngôn ngữ

1.2. HỆ THỐNG LIÊN KẾT VĂN BẢN

1.2.1. Khái niệm liên kết và vai trò liên kết văn bản

a. Khái niệm liên kết

7

“Liên kết văn bản là mạng lưới các mối quan hệ nội dung, hình

thức giữa các đơn vị, kết cấu trong nội bộ văn bản và các mối quan hệ

giữa văn bản với các yếu tố ngoài văn bản”.

b. Vai trò của liên kết trong văn bản

Các đơn vị văn bản thực sự có ý nghĩa khi nằm trong hệ thống

liên kết của văn bản. Mạng liên kết có giá trị xác nhận vai trò của

từng đơn vị ngôn ngữ văn bản. Có trường hợp, sức nặng ngữ nghĩa

của văn bản chỉ dồn vào một câu, nếu thiếu câu ấy, văn bản trở nên

khó hiểu hoặc hiểu sai lệch. Liên kết có khả năng biến những câu mà

ngữ pháp truyền thống cho là què cụt thành câu có nghĩa. Thậm chí

nó lại tạo nên sắc thái nghệ thuật độc đáo.

1.2.2. Các mặt liên kết văn bản

a. Liên kết hình thức

* Khái niệm: Liên kết hình thức là“hệ thống các phương tiện

liên kết hình thức” và những cái được liên kết với nhau trong

văn bản là các câu [5, 121].

* Các phép liên kết hình thức

+ Phép lặp: Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn

ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác

nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau. Phép lặp, ngoài

khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn

có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây

ấn tượng v. v...

+ Phép thế: Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng

những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn

gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần

văn bản chứa chúng.

+ Phép liên tưởng: Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ

8

ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó,

xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các

phần chứa chúng trong văn bản.

+ Phép nghịch đối: Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái

nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có

tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau.

+ Phép nối: Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý

nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong

câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên

kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.

+ Phép tuyến tính: Tính hình tuyến là một điểm đặc thù của hệ

thống tín hiệu ngôn ngữ khi chúng hành chức. Ðặc điểm này đòi hỏi

các đơn vị ngôn ngữ phải xuất hiện theo trật tự trước sau trong câu

nói. Nó cũng đòi hỏi các đơn vị, kết cấu văn bản phải xuất hiện theo

trật tự trước sau trong văn bản.

+ Phép tỉnh lược: Phép tỉnh lược là sự khái quát hóa các

phương tiện liên kết thể hiện ở việc lược bỏ trong kết ngôn những

yếu tố có mặt trong chủ ngôn.

b. Liên kết nội dung

* Khái niệm: Liên kết nội dung là sự gắn kết ý nghĩa giữa các

bộ phận trong văn bản nhằm thể hiện ý nghĩa chung của văn bản.

Liên kết nội dung gồm hai tuyến: liên kết chủ đề và liên kết lôgic.

* Các phương diện liên kết nội dung

+ Liên kết đề tài và chủ đề

Liên kết đề tài và chủ đề là loại liên kết ngữ nghĩa thể hiện sự

thống nhất nội dung giữa các ý, các câu, các đoạn văn trong văn bản.

Liên kết chủ đề có sự thống nhất về đối tượng hoặc chỉ nói về một

đối tượng.

9

+ Liên kết lôgic

Liên kết lôgic làm nên tính hợp lý trong mối liên hệ giữa đối

tượng với đặc trưng chủ đề và giữa các đặc trưng chủ đề với nhau.

Nếu liên kết chủ đề là liên kết ý thì liên kết lôgic là liên kết mối quan

hệ giữa các ý đó.

Liên kết lôgic trong văn bản xét từ mối quan hệ giữa bản thân

các sự vật hiện tượng, tính chất, vấn đề được trình bày trong sự vận

động lôgic của tư duy nhận thức. Liên kết lôgic thể hiện ở bố cục, kết

cấu văn bản vì thế nó liên quan đến lý thuyết lập luận. Các câu, các

đoạn kết hợp với nhau phải có lôgic lập luận theo trình tự tư duy biện

chứng.

1.2.3. Các cấp độ liên kết văn bản

a. Liên kết liên câu và liên kết liên đoạn

Trong phạm vi nội bộ văn bản, có hai cấp độ liên kết. Cấp độ

câu, đó là mối liên kết liên câu. Sự liên kết liên câu có đặc điểm là đa

dạng hơn sự liên kết giữa các bộ phận trong câu và các phương tiện

liên kết liên câu cũng dùng được và đủ dùng cho sự liên kết giữa các

đơn vị trên câu.

Cấp độ đơn vị trên câu, đó là mối liên kết giữa các cụm câu,

các đoạn văn, các mục, tiết, chương, phần. Đây cũng có thể là liên

kết liên đoạn.

b. Liên kết tổng thể

Liên kết tổng thể là liên kết chiều sâu, được thể hiện bằng cách

sắp xếp các ý theo những tầng bậc cao, thấp khác nhau tùy theo mức độ

khái quát và tầm quan trọng của chúng. Nhờ vậy, người đọc có thể nhận

ra chủ đề chung của văn bản xuất phát từ các chủ đề bộ phận, các ý

tưởng thuộc cùng một bậc khái quát hay cùng một mức độ quan trọng.

Nó làm nên mạch lập luận, mạch tư duy xuyên suốt kết cấu văn bản.

10

1.2.4. Các quan hệ liên kết

a. Quan hệ tôn ti

Quan hệ ấy được tóm tắt như sau: Câu > Cụm câu > Ðoạn văn >

Mục > Chương > Phần >Văn bản.

b. Quan hệ ngữ đoạn

Trong văn bản, câu kết hợp với câu, cụm câu kết hợp với cụm

câu, đoạn văn kết hợp với đoạn văn, mục kết hợp với mục, chương kết

hợp với chương , phần kết hợp với phần v.v... Quan hệ ngữ đoạn không

chấp nhận sự kết hợp giữa các đơn vị không cùng cấp độ.

1.2.5. Các phần kết cấu văn bản

a. Khái niệm kết cấu

Kết cấu là sự xếp đặt và phân bố các yếu tố của hình thức tác

phẩm nghệ thuật, nói đúng hơn, là sự tổ chức tác phẩm trong một nội

dung và thể loại xác định. Kết cấu là kết các yếu tố hình thức và chi

phối ý nghĩa của chúng.

b. Kết cấu của văn bản

* Phần mở đầu: Phần mở đầu là phần nêu vấn đề, phần gợi mở

những ý tưởng, phần giới thiệu những vấn đề cần phải giải quyết sau

đó. Câu chủ đề diễn tả ý chính, ý khái quát của cả cụm câu. Tùy theo

từng loại văn bản mà có cấu tạo phần mở đầu khác nhau.

* Phần triển khai: Phần triển khai là phần giải quyết vấn đề,

phần thực hiện các vấn đề đã nêu ở phần mở đầu. Cũng như phần mở

đầu, phần triển khai cũng tùy từng loại văn bản mà có cách giải quyết

khác nhau.

* Phần kết thúc: Phần kết thúc là phần tiểu kết chương, kết

luận, kết thúc vấn đề của các công trình khoa học. Phần này thường

tóm lược, khái quát những vấn đề đã được giải quyết ở phần triển

khai. Có khi phần này không đóng kết vấn đề mà mở ra hoặc để lửng.

11

1.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

1.3.1. Khái niệm văn bản hành chính

Văn bản hành chính được sử dụng với nghĩa là văn bản làm

công cụ quản lý và điều hành của các nhà quản trị nhằm thực hiện

nhiệm vụ giao tiếp, truyền đạt mệnh lệnh, trao đổi thông tin dưới

dạng ngôn ngữ viết, theo phong cách hành chính - công vụ.

1.3.2. Phân loại văn bản hành chính

a. Văn bản hành chính cá biệt

- Quyết định (cá biệt)

- Chỉ thị (cá biệt)

b. Văn bản hành chính thông thường

- Văn bản hành chính thông thường không có tên loại

- Văn bản hành chính thông thường có tên loại

1.3.3. Đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính

a. Đặc trưng của ngôn ngữ văn bản hành chính

- Tính chính xác, rõ ràng

- Tính phổ thông đại chúng

- Tính khuôn mẫu

- Tính khách quan

- Tính trang trọng, lịch sự

b. Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính

- Đặc điểm ngữ âm

- Đặc điểm từ vựng

- Đặc điểm ngữ pháp

1.3.4. Học viện Chính trị khu vực III và các loại văn bản

hành chính lưu hành tại cơ sở

a. Vài nét về Học viện Chính trị khu vực III

Học viện Chính trị khu vực III là đơn vị trực thuộc Học viện

12

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đóng trên địa bàn quận Sơn Trà,

thành phố Đà Nẵng.

Học viện Chính trị khu vực III là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng

lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa

học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã

hội, các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở

khu vực miền Trung - Tây Nguyên; trung tâm nghiên cứu khoa học

lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học

lãnh đạo, quản lý ở miền Trung - Tây Nguyên.

b. Các loại văn bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính

trị khu vực III

Học viện Chính trị khu vực III là đơn vị sự nghiệp công lập, do

vậy, Học viện chủ yếu ban hành thể loại văn bản hành chính thông

thường như: 1. Công văn; 2. Báo cáo; 3. Kế hoạch; 4. Biên bản; 5.

Hợp đồng; 6. Quyết định; 7. Thông báo; 8. Hướng dẫn; 9. Nghị

quyết; 10. Quy chế; 11. Tờ trình; 12. Bản ghi nhớ…

1.4. TIỂU KẾT

Trong chương này chúng tôi đề cập đến cơ sở lý luận cơ bản

liên quan đến văn bản, hệ thống liên kết trong văn bản và đặc điểm

văn bản hành chính, qua đó làm rõ những khái niệm, đặc trưng, đặc

điểm cơ bản về văn bản, liên kết văn bản và văn bản hành chính.

Là cán bộ, công chức công tác ở đơn vị sự nghiệp công lập,

hàng ngày phải triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luận của Nhà nước, chúng tôi nhận thấy tầm

quan trọng rất lớn của văn bản hành chính, đặc biệt là liên kết trong

văn bản. Để văn bản hành chính của cơ quan được ban hành đúng

khuôn mẫu, thống nhất, chính xác, rõ ràng, mang tính phổ thông, đại

13

chúng, mang đúng phong cách hành chính, công vụ, ít sai sót về các

phép liên kết, Vì vậy, bằng việc thực hiện luận văn này, chúng tôi

mong muốn chỉ ra một số lỗi thường gặp trong các văn bản lưu hành

tại Học viện Chính trị khu vực III.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!