Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘGIÁO DUC̣ VÀ ĐÀO TAỌ
TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ VINH
TRẦN THỊ HOÀNG YẾN
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA
CỦA HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
LUÂṆ ÁN TIẾN SĨNGƢ̃VĂN
NGHỆ AN - 2014
BỘGIÁO DUC̣ VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ VINH
TRẦN THỊ HOÀNG YẾN
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA
CỦA HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62 22 01 01
LUÂṆ ÁN TIẾN SĨNGƢ̃VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN
NGHỆ AN - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Hoàng Yến
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 8
4. Đối tượng nghiên cứu và nguồn dẫn liệu ............................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9
6. Đóng góp của luận án ........................................................................................ 10
7. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................11
1.1. Lý thuyết hội thoại.......................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm hội thoại.........................................................................................11
1.1.2. Các vận động hội thoại ...................................................................................11
1.1.3. Các đơn vị hội thoại ........................................................................................13
1.2. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ ............................................................... 19
1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ ................................................................. 21
1.2.3. Điều kiện sử dụng hành động ở lời và việc phân loại các hành động
ở lời ......................................................................................................... 22
1.2.4. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi........................................................ 26
1.3. Hành động chửi với vấn đề lịch sự trong hội thoại .......................................... 28
1.3.1. Khái niệm hành động chửi..............................................................................28
1.3.2. Phân biệt hành động chửi trong văn bản nghệ thuật với hành động
chửi trong giao tiếp đời thường......................................................................31
1.3.3. Lịch sự trong hội thoại....................................................................................34
1.3.4. Quan hệ giữa hành động chửi với vấn đề lịch sự trong hội thoại ...............36
1.4. Truyêṇ ngắn và đặc trưng lời thoại nhân vật trong truyêṇ ngắn Viêṭ Nam ....... 37
1.4.1. Truyêṇ ngắn và đặc trưng lời thoại nhân vật trong truyêṇ ngắn ..................37
1.4.2. Chức năng của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn ....................................39
1.5. Tiểu kết chương 1........................................................................................... 41
Chƣơng 2. NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG CHỬI
QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM.......................................................................................42
2.1. Điều kiện xác định hành động chửi................................................................. 42
2.2. Dấu hiệu nhận diện hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn Việt Nam ...................................................................................................... 45
2.2.1. Dưạ vào lờ
i dâñ thoaị......................................................................................45
2.2.2. Dựa vào biểu thức ngữ vi................................................................................52
2.3. Phân loại hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam....... 60
2.3.1. Căn cứ phân loại hành động chửi...................................................................60
2.3.2. Các nhóm hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Việt Nam..........................................................................................................62
2.4. Tiểu kết chương 2........................................................................................... 71
Chƣơng 3. CẤU TRÚC HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM.....................73
3.1. Khái niệm cấu trúc.......................................................................................... 73
3.2. Cấu trúc tham thoại chứa hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Việt Nam ........................................................................................... 74
3.2.1. Khái quát về hành động chửi và hành động đi kèm hành động chửi ...........74
3.2.2. Kết quả thống kê số lượng hành động chửi và hành động đi kèm
hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ...........75
3.3. Mô tả hành động chửi và hành động đi kèm hành đôṇ g chửi qua lời thoại
nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam .................................................................... 76
3.3.1. Mô tả hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt
Nam..................................................................................................................76
3.3.2. Mô tả hành động đi kèm hành đôṇ g chửi qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Việt Nam.....................................................................................94
3.3.3. Liên kết giữa hành động chửi với hành động đi kèm hành đôṇ g chửi
qua lờ
i thoaị của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam .............................101
3.4. Tiểu kết chương 3......................................................................................... 103
Chƣơng 4. NGỮ NGHĨA HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM...................105
4.1. Khái quát về nghĩa trong phát ngôn .............................................................. 105
4.1.1. Khái niệm nghĩa trong phát ngôn.................................................................105
4.1.2. Các nhân tố chi phối ngữ nghĩa hành động chửi.........................................106
4.2. Các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Việt Nam ......................................................................................... 120
4.2.1. Thống kê số lượng các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời
thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ................................................120
4.2.2. Mô tả các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân
vật trong truyện ngắn Việt Nam...................................................................122
4.3. Đặc trưng văn hóa ứng xử của người Việt thể hiện qua thành tố ngữ
nghĩa hành động chửi của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ......................... 129
4.3.1. Sử dụng từ ngữ chỉ tâm linh trong hành đôṇ g chửi.....................................129
4.3.2. Sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, thân tộc ............................................131
4.3.3. Sử dụng từ ngữ chỉ nghề nghiệp xấu bi ̣lên án ............................................132
4.3.4. Sử dụng từ ngữ tục tĩu, những từ chỉ bộ phận kín của cơ thể.....................134
4.3.5. Sử dụng từ ngữ gọi con vật bị xem xấu xí, tầm thường..............................135
4.3.6. Sử dụng từ ngữ gọi tình trạng cơ thể không bình thường...........................135
4.4. Vai trò của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam..... 137
4.4.1. Góp phần thể hiện phong cách, ý đồ nghê ̣thuâṭ của tác giả
.......................137
4.4.2. Góp phần thể hiện đặc điểm tâm lý tiêu cực của nhân vật .........................141
4.4.3. Góp phần thể hiện đặc điểm tính cách, số phận của nhân vật....................143
4.5. Tiểu kết chương 4......................................................................................... 146
KẾT LUẬN........................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .........................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................153
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN LÀM VÍ DỤ..............................................................163
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ
Trang
Bảng 2.1. Các nhóm hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Việt Nam ...........................................................................................62
Bảng 3.1. Thống kê tham thoại có hành đôṇ g chửi và hành đôṇ g đi kèm
qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ............................75
Bảng 3.2. Thống kê tham thoại có một hay nhiều hành đôṇ g chửi......................76
Bảng 3.3. Thống kê tham thoại có hành đôṇ g chửi và hành đôṇ g đi kèm
hành động chửi ..................................................................................78
Bảng 3.4. Thống kê số lượng tham thoại có hành đôṇ g đi kèm hành đôṇ g
chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam.....................94
Bảng 4.1. Thống kê các mối quan hệ thân cận giữa vai chửi và vai bị chửi ......108
Bảng 4.2. Thống kê số lượng hành động chửi của nhân vật nam và nhân vật
nữ trong truyện ngắn Việt Nam........................................................112
Bảng 4.3. Thống kê số lượng hành động chửi nhân vật xét theo quan hệ vị thế ....115
Bảng 4.4. Bảng thống kê các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại
nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam...............................................121
BẢNG CHÚ THÍCH KÍ HIỆU VIẾT TẮT
TT Nội dung viết tắt Kí hiệu viết tắt
1 Ngườ
i nó
i Sp1
2 Ngườ
i nghe Sp2
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cùng với sự phát triển của lý thuyết ngữ dụng học, các hành động nói
năng nói chung và các tiểu nhóm hành động ngôn ngữ nói riêng thực sự được quan
tâm nghiên cứu ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. Ở hình thức lời nói cá nhân, các
sự kiện ngôn ngữ quen thuộc có đích giao tiếp lịch sự đã được các nhà nghiên cứu
chú ý tìm hiểu như hành động hỏi, hành động cầu khiến, hành động trần thuật, hành
động cho tặng, hành động rào đón, hành động khen… Tuy vậy, hành động ngôn
ngữ kém lịch sự chưa được quan tâm nhiều hoặc quan tâm chưa đầy đủ, đặc biệt là
hành động chửi. Đây là hành động thường được sử dụng trong khẩu ngữ lẫn trong
tác phẩm văn chương, thế nhưng, vẫn chưa có đề tài luận án tiến sĩ nào tìm hiểu
hành động này.
1.2. Trong thực tiễn giao tiếp hàng ngày, con người luôn tìm cách sử dụng
ngôn từ một cách lịch sự, văn hoá tạo ra sự gần gũi, thân mật. Vậy nhưng, cũng có
lúc, vì lý do nào đấy, sự giao tiếp không nhằm tới mục đích lịch sự, mà ngược lại.
Hành động chửi được sử dụng thuộc nhóm mục đích giao tiếp thứ hai này.
Chửi là một kiểu hành động ngôn ngữ thường gặp, quen thuộc với nhiều
người ở mọi thời đại, mọi dân tộc, ở mọi tầng lớp khác nhau. Theo quan niệm
chung của xã hội, chửi thường được xem là hiện tượng “kém văn hoá”, vì thế nó bị
phê phán, lên án và hạn chế phạm vi sử dụng, nhất là ở nơi công cộng. Trên thực tế,
hành động chửi vẫn tồn tại và phát triển trong lời nói ở nhiều giai tầng xã hội khác
nhau, cả những người có trình độ văn hoá thấp lẫn những người có trình độ văn hoá
cao, cả nam lẫn nữ, cả người cao tuổi lẫn người ít tuổi. Trong văn bản nghệ thuật,
hành động chửi cũng được nhà văn sử dụng để miêu tả lời thoại nhân vâṭ một cách
sâu sắc, từ góc nhìn nghệ thuật. Vì vậy, chúng không còn là hiện tượng ngoại lệ, bị
gạt bỏ mà cần được xem xét, nghiên cứu. Nghiên cứu hành động chửi sẽ góp phần
tìm hiểu những cơ chế tâm lý bức xúc của người nói dẫn đến hành động chửi như
một hiện tượng xã hội. Việc tìm hiểu cấu trúc, ngữ nghĩa của một hành động như
thế không còn là hiện tượng ngoại biên mà mang tính phổ quát cho nhiều ngôn ngữ,
2
theo chúng tôi là việc làm cần thiết. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số
nhận xét biểu hiện đặc trưng tư duy - văn hoá trong giao tiếp của người Việt.
1.3. Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta bắt gặp hành động chửi
thường xuất hiện ở chợ, ở nơi xếp hàng mua vé, ở bệnh viện, trong lúc họp hành,
khi tham gia giao thông và ngay cả trong gia đình,… Và đặc biệt, trong văn bản
nghệ thuật, hành động chửi được các nhà văn sử dụng qua lời thoại nhân vật ở
những ngữ cảnh khá đa dạng. Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu
hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại, tiêu
biểu nhất là của các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp,
Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh… Việc nghiên cứu hành động chửi qua lời thoại nhân
vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại góp phần chỉ ra cách thức tổ chức lời nói
vốn có diêṇ maọ sinh động, đa dạng tồn tại trong đời thường, được hư cấu, chọn lọc
nhờ lăng kính thẩm mỹ và đặc điểm phong cách nghệ thuật của các nhà văn. Đồng
thời, tìm hiểu hành động này, chúng tôi mong muốn đươc̣ cung cấp thêm những cứ
liệu phù hợp, làm phong phú lý thuyết hội thoại.
Với những lý do lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc
điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn Việt Nam.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CƢ́U
Theo hướng nghiên cứu hành động ngôn từ, hướng nghiên cứu có mối liên
hệ trực tiếp với đề tài, năm 1955, có J.L. Austin đã phát hiện ra bản chất của ngôn
ngữ “Khi chúng ta nói năng là chúng ta đang thực hiện một loại hành động đặc biệt
mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một
người nói (người viết) nói ra một phát ngôn cho người nghe (hoặc người đọc) trong
ngữ cảnh. J.L. Austin cho rằng có 3 loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời
(acte locutoire), hành vi mượn lời (acte perlocutoire) và hành vi ở lời (acte
illocutoire) [10, tr.88]. Các chỉ dẫn về các hành động ngôn từ của J.L. Austin cho
thấy vai trò quan trọng của hiệu lực phát ngôn trong ngữ cảnh. Đặc biệt là hiệu lực
hành vi phát ngôn ở lời. Trong đó, các phát ngôn ngữ vi là sản phẩm cũng là
phương tiện tạo ra giá trị hành chức hiển ngôn và hàm ngôn của các hành vi ở lời.
3
Dựa các động từ ngữ vi, J.L. Austin tiếp tục phân loại thành các phạm trù: (1) phán
xử (verditives, verditifs); (2) hành xử (exrcitives, exercitifs); (3) cam kết
(commisives, commissifs); (4) trình bày (expositives, expositifs); (5) ứng xử
(behabitives, comportementaux). Trong những nhóm trên, tác giả xếp nguyền rủa
(chửi) vào phạm trù ứng xử thể hiện hành động phản ứng với cách xử sự của người
khác, đối với các sự kiện có liên quan.
J.R. Searle (1975) sử dụng 4 tiêu chí: đích ở lời, hướng khớp ghép, trạng thái
tâm lý và tiêu chí nội dung mệnh đề, đã phân lập được 5 loại hành vi ở lời. Đó là:
tái hiện (representatives), điều khiển (directives, directifs), cam kết (commissives,
commissifs), biểu cảm (expresives, expressifs), tuyên bố (declarations, declaratifs)
[10, tr.125]. Theo cách phân loại này, hành động chửi xếp vào nhóm biểu cảm. Vì
đích ở lời của nhóm biểu cảm là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với hành vi ở lời
(vui thích/khó chịu, mong muốn/rẫy bỏ, v.v…). Trạng thái tâm lý thay đổi tùy theo
mỗi hành vi; nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của Sp1
hay của Sp2.
Tiếp theo, tác giả H.D. Grice, khi nghiên cứu lý thuyết hội thoại, đã phân thành
4 phương châm: lượng, chất, quan hệ và cách thức. Về cách thức giao tiếp, theo ông,
nên dựa vào quy tắc tôn trọng thể diện người hội thoại để tránh lối nói gây nên tác động
xấu đối với người nghe, làm cho họ cảm thấy tủi thân hoặc “mất mặt”. Như vậy, thái
độ của người nói cần khiêm tốn khi tham gia giao tiếp cùng người khác.
Nhìn chung, các tác giả ngoài nước có đề cập đến hành động chửi và xem nó
như một tiểu nhóm hành động ngôn ngữ trong khi phân loại.
Ở trong nước, các công trình nghiên cứu trực tiếp về hành động chửi trong
giao tiếp của người Việt đã được khai thác tư liệu trên hai nguồn chính: lời nói hàng
ngày và lời thoại nhân vật tác phẩm văn học (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết,
kịch, ca dao…). Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu chủ yếu phân tích, lý giải
cơ chế tạo hành động chửi và biểu hiện của chúng trên cơ sở nguồn tư liệu thứ hai.
Có thể điểm đến các công trình như:
Cuốn Ngoa ngữ trong dân gian Việt Nam (1998) do soạn giả Nguyễn Văn
Hoa sưu tầm đã cho thấy sự dụng công của việc tập hợp các lời chửi trong dân
4
gian Việt Nam. Tác giả đã lí giải rất sinh động nguồn gốc các lời chửi và nêu ra
nguyên tắc hình thành tiếng chửi trong dân gian. Theo tác giả, “ngoại trừ tiếng
chửi nựng yêu con cháu hoặc tiếng răn đe kiểu “đóng cửa trong nhà bảo nhau của
bà nội, bà ngoại, bà dì, bà cô… còn lại, theo tôi, do tâm trạng nặng nề, cáu giận,
thù ghét mà phải bật lên tiếng chửi. Đó là võ miệng cần thiết để hạ nhục đối
phương, tiếng chửi càng to, càng kéo dài, càng sâu sắc, càng tục tĩu thì càng áp
đảo mạnh đối phương” [47, tr.38].
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong chuyên khảo Ngữ nghĩa lời hội thoại (1999)
đã đi sâu vào các vấn đề chủ chốt nhất của ngữ nghĩa lời hội thoại với những yếu tố
cấu thành lời hội thoại (lời trao - lời đáp) qua các hành động ngôn từ. Tác giả đã chỉ
ra cách thức thực hiện và sự tương tác lời trao - lời đáp trong các vai trao - đáp
trong lời hội thoại. Tác giả viết: nếu “lời trao là một câu đe doạ, là lời chửi rủa
thách thức hay lời cảnh báo” thì lời đáp “là sự bác bỏ hay hưởng ứng”. Tác giả còn
biện giải cụ thể qua từng cặp tương ứng, đó là: a) nếu “Lời trao là một câu đe doạ sẽ
thực hiện hành động chân tay” thì “Lời đáp là một sự bác bỏ về hành vi đe doạ”, b)
nếu “Lời trao là một câu thách thức” thì “Lời đáp gián tiếp bác bỏ nội dung câu
thách thức”, c) nếu “Lời trao là câu thách thức” thì “Lời đáp công khai tấn công lời
thách thức đó”, “Lời trao là một lời cảnh báo, nhắc nhở. Lời đáp gián tiếp bày tỏ
thái độ không hợp tác, không thân thiện, chửi cạnh khoé”; d) nếu “Lời trao là một
lời thách thức có tính giải trình nhằm gián tiếp chửi cạnh khóe người nghe thì lời
đáp cũng thể hiện thái độ thách thức” [71, tr.155]. Có thể nói, cùng với 5 tiểu nhóm
trên là những ví dụ minh họa hết sức thú vị, phù hợp cho từng cặp trao - đáp, gợi ý
cho người đọc về mối quan hệ liên nhân giữa các nhân vật khi tham gia giao tiếp.
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam (1999) nhận
xét về nghệ thuật ngôn từ Việt Nam qua lời chửi, ông đã khẳng định: “Thậm chí
ngay cả trong việc chửi, người Việt cũng chửi bài bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy
chất thơ, không chỉ lời chửi mà cả cách chửi, dáng điệu chửi... cũng mang tính nhịp
điệu. Với lối chửi có vần điệu, cấu trúc chặt chẽ, người Việt có thể chửi từ giờ này
sang giờ khác mà không nhàm chán. Đó là một “nghệ thuật độc đáo mà có lẽ không
một dân tộc nào trên thế giới có thể có được” [114, tr.162]. Đứng ở góc độ nghiên
5
cứu ngôn ngữ liên văn hoá , chúng tôi khẳng điṇ h sự cần thiết của việc tìm hiểu và
lý giải hành động ngôn ngữ này.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt - các phát ngôn đơn phần (2006), tác giả
Phan Mậu Cảnh, khi phân loại các phát ngôn đã xếp phát ngôn phản ứng gồm: lời
chửi, mắng, mỉa mai, chế giễu,... Trọng tâm của các hành động ngôn ngữ đó là chửi.
Trong phần trình bày của mình, tác giả có nhắc đến kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thị Tuyết Ngân với 4 nhóm từ ngữ có nghĩa xấu, phóng đại.
Tuy vậy, ở phần này, tác giả không chú ý đến ngữ cảnh xuất hiện của lời
thoại nhân vật.
Trong luận án Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Minh Châu (2010), tác giả Lê Thị
Sao Chi đưa ra bức tranh tổng hợp về kết quả phân loại các hành động ngôn từ biểu
thị qua lời độc thoại nội tâm nhân vật rất chi tiết, sinh động. Trong đó, kết quả
thống kê cho thấy hành động chửi xuất hiện với tần số khá lớn, phản ánh nhu cầu
giải phóng tâm trạng nhân vật trước những áp lực, đồng thời thể hiện thái độ phản
ứng quyết liệt của nhân vật khi biện luận, đánh giá, phê bình những tình huống, sự
kiện trái lẽ thường xảy ra trong cuộc sống. Lời độc thoại nội tâm đã tồn tại với tư
cách là một dạng lời thoại để thực hiện mục đích giao tiếp nên nó có dấu hiệu nhận
diện và phương tiện thể hiện. Tuy vậy, giữa hành động chửi trong lời độc thoại và
lời đối thoại có sự phân biệt, điển hình là sự phân biệt về đích ngôn trung. Ở lời độc
thoại, hành động chửi không hướng lời đến vai nghe, còn ở lời đối thoại, hành động
chửi xác định có đối tượng tiếp nhận lời trực tiếp [12].
Trong bài báo Đặc trưng ngôn ngữ, văn hoá trong các lối chửi của người
Việt, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Ngân chú ý đến tiêu chí “phản chuẩn mực xã hội”
của hành động chửi. Bởi đây là tiêu chí có khả năng khu biệt nhằm tách hành động
chửi ra khỏi nhóm các phản ứng ngôn từ. Đồng thời, tác giả đi vào tìm hiểu hình
thức thể hiện lời chửi và phân loại các kiểu chửi dựa vào nội dung và đích ngôn
trung [83, tr.92].
Với bài Về lời chửi của người Việt (2001), Phan Mậu Cảnh tiếp tục khẳng
định: thái độ phản ứng của con người được thể hiện bằng những hành động chửi
6
sinh động, phong phú. Cấu tạo của các phát ngôn chửi chủ yếu là ngắn gọn nhưng
có khả năng khoét sâu mâu thuẫn giữa các mối quan hệ khi bản thân chủ ngôn nhận
thấy mình bị mất mát, thiệt thòi hay bị làm nhục. Về ý nghĩa, chửi là sự phản ánh
trực tiếp bằng ngôn ngữ biểu hiện trạng thái căng thẳng, căm tức, khinh bỉ, do vậy,
từ ngữ mang tính phóng đại. Về phạm vi, lời chửi không chỉ xuất hiện trong lời ăn
tiếng nói hàng ngày, hành động chửi được chuyển thành lời các nhân vật trong tác
phẩm mà còn thành những lời hát đối đáp trong ca dao dân ca... Như vậy, dù chỉ là
những suy nghĩ bước đầu, nhưng tác giả Phan Mậu Cảnh đã khẳng định sự tồn tại
của hành động chửi với những “lời lẽ tự nhiên trong những hoàn cảnh không thể
khác được” [6, tr.317].
Luận án Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa) (2007)
của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến đã tìm hiểu cấu trúc biểu thức ngữ vi chê với các
thành tố của nó. Tác giả phân biệt biểu thức ngữ vi chê với một số biểu thức khác
có cấu trúc hoặc nội dung mệnh đề có khả năng nhầm lẫn với hành động chê, như
hành động miêu tả, hành động nhận xét, hành động chửi, hành động mắng, hành
động than, hành động khen. Trong đó, theo tác giả, giữa hành động chê và hành
động chửi, có những điểm khác nhau cơ bản sau: 1/ ở mức độ (sức mạnh) mà đích
tác động ở lời thực hiện; 2/ ở phong cách thực hiện hành vi; 3/ ở phương thức thể
hiện. Tuy nhiên, theo nhâṇ xé
t của tác giả
, thực tế phân điṇ h ranh giớ
i hành động
chê và hành đ ộng chửi có những khó khăn , vì việc xác định hai hành động đó
thường mang tính chủ quan.
Tác giả Lương Thị Hiền trong công trình nghiên cứu Giá trị văn hoá và
quyền lực đánh dấu qua hành động ngôn từ trong giao tiếp của người Việt (2008)
đã đưa ra một số kết luận: “Có những hành động ngôn từ chỉ xuất hiện trong giao
tiếp với người dưới mà không xuất hiện trong giao tiếp với người trên: cấm, cảnh
báo, cho phép, chê, chế giễu, chửi, chỉ đạo, khuyên can, mắng, mắng yêu, mỉa, nhắc
nhở, rủa, sai bảo, trách, yêu cầu” [41, tr.638]. Tuy vậy, ở bài báo này, chúng tôi
nhâṇ thấy cần bàn thêm môṭ số điểm về hành động chửi. Thực tế, nhân vật sử dụng
hành động chửi khá đa daṇ g, chứ không nhất thiết chỉgồm vai có tuổi tác, vị thế cao
hơn. Bởi vì, những người trẻ tuổi, có vị thế thấp hơn , có khi, cũng dùng lối ứng xử
7
này với người lớn tuổi, có vị thế cao hơn chỉvì
líd o bực tức nhất thời, hay vì sự
khó chịu được tích lũy, dồn nén trong môṭ quá trình.
Trong bài viết Hiện tượng chửi của người Việt, từ thực tế đời sống đến ngôn
ngữ văn học, tác giả Ngàn Lâm đã nhận xét: “Trong cuộc sống hàng ngày, các bà
mẹ Việt vẫn thường răn dạy con cái: Thép vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói
năng nặng lời. Ấy thế nhưng, trên thực tế có một hiện tượng giao tiếp khá độc đáo,
đấy là hiện tượng chửi. Ở một góc nhìn nào đó, ta có thể thấy đó không phải là thứ
ngôn ngữ điêu toa, chợ búa, một hiện tượng phi ngôn ngữ… Từ trong cuộc sống và
qua việc tìm hiểu sự vận dụng linh hoạt ngôn ngữ dân tộc vừa thể hiện một nét tính
cách của người Việt bên cạnh việc sống trọng tình thiên về hoà hợp là thái độ quyết
liệt trước cái xấu của họ” [69]. Cách nhìn nhận vấn đề nói trên của tác giả đãkhông
theo môṭ chiều, phiến diêṇ mà đó
là sự đánh giá phản ánh đúng mục đ ích của người
sử duṇ g trong mỗi tình huống nhất điṇ h.
Tác giả Lê Thuý Hà trong bài viết Các chiến lược phê phán của người Việt
cho rằng: “Phê phán là hành động ngôn từ thuộc nhóm các hành động khó thực hiện
nhất vì nó có khả năng đe dọa thể diện cao đối với người bị phê phán và ngay cả với
người phê phán (thể diện âm tính). Mặc dù vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta
không thể tránh khỏi những lúc phải đưa ra các lời phê phán…” [33, tr.67]. Đó là lý
do tác giả tiến hành tìm hiểu hành động ngôn từ phê phán trong tình huống tự nhiên
đời thường nhằm chỉ ra, trong thực tế, người Việt phê phán như thế nào, xét ở
phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Theo kết quả khảo sát, người Việt lựa chọn hai
chiến lược phê phán: phê phán trực tiếp và phê phán gián tiếp. Trong đó, tác giả chú
trọng việc phân loại theo mức độ nghiêm trọng của các vấn đề phê phán từ góc độ
người nói theo trình tự sau: khuyên, thuyết giáo, phàn nàn, chê, mắng, mỉa mai, cấm
đoán, chửi. Theo tác giả
, trong các hình thức phê phán có hiệu lực ở lời nói trên thì
đặc điểm nổi bật, đặc trưng là người Việt ưa dùng hành động ngôn từ phê phán gián
tiếp theo quy ước, bằng biểu thức ngữ vi có cấu trúc câu trần thuyết và câu hỏi
mang sắc thái trung tính (trách, mắng, chê). Điều đó góp phần lý giải về đặc điểm
của người Việt khi ứng xử thường ưa chuộng sự ôn hoà, có độ an toàn cao cho cả
người nói và người nghe.