Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH Phần 3: Thành phố trong lòng thung lũng cổ pot
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
112.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1175

ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH Phần 3: Thành phố trong lòng thung lũng cổ pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH

Phần 3: Thành phố trong lòng thung lũng cổ

Các "bậc thang trời" từ các nẻo đường dẫn đến "xứ hoa đào" đã nói với chúng ta

điều gì?

Tài liệu địa chất lịch sử cho biết rằng lãnh thổ nước ta đã tồn tại như là một bộ

phận của khu vực Đông Nam Á cách đây hàng nghìn triệu năm. Sau đó các vận

động kiến tạo hoạt động trở lại, lãnh thổ nhiều phen bị sụt lún tạo ta các "máng"

sâu, nước biển tràn ngập vào. Trong những giai đoạn "hải tiến" này có một số

mảng lục địa còn sót lại, nhô lên như những hòn đảo giữa đại dương bao la. Đó là

những mảng nền cổ lớn: khối vòm sông chảy ở phía bắc và khối Công Tum ở phía

nam.

Khối nền Công Tum là một bộ phận tách ra từ địa khối Inđônêxia, tràn sang cả

lãnh thổ Lào, Campuchia, Thái Lan tạo dựng thành nền móng vững chắc cho lãnh

thổ nước ta. Sau vận động Hecxini trong đại cổ sinh, bộ phận lãnh thổ này được

mở rộng ra và được củng cố thêm bền vững. Đến vận động tân kiến tạo ở đây xuất

hiện những đứt gãy sâu làm cho lục địa lại vỡ ra thành từng mảng lớn. Dọc theo

các đứt gãy có mảng sụt nhiều, có mảng sụt ít, có mảng nâng lên theo quy luật bù

trừ. Và thế là hình thành các bề mặt cao nguyên cao thấp khác nhau. Những bề

mặt nguyên thủy này không bằng phẳng ngay đâu. Sau nhờ có dung nham bazan

từ các đứt gãy sâu phun ra, chảy tràn trên mặt đất đá san lấp những chỗ lồi lõm,

tạo ra những mặt bằng rộng lớn. Từ đá bazan này sau bị phân hủy rồi biến dần

thành loại đất đỏ đặc biệt gọi là đất đỏ bazan. Cao nguyên Lâm Viên nhô cao hơn

cả, không được dung nham bazan phủ kín như các cao nguyên thấp hơn. Trên bề

mặt này hoạt động xâm thực, chia cắt diễn ra tương đối mạnh, tạo ra những quả

đồi, dãy đồi trên núi khá dài với sườn khá dốc. Đồng thời cũng để lại những đỉnh

núi sót cao trên 2.000 m, như là những chiếc chòi canh của người khổng lồ. Với

hình thế địa hình khá phức tạp này một số tác giả dùng khái niệm "bình sơn Đà

Lạt" để phân biệt với các cao nguyên khác của Tây Nguyên. Bình sơn Đà Lạt là

một đơn vị lãnh thổ tự nhiên, trong khi thành phố Đà Lạt là một đơn vị lãnh thổ

hành chính, do đó ranh giới giữa chúng hoàn toàn không trùng hợp.

Nhìn toàn cục ta thấy bề mặt bình sơn Đà Lạt có độ cao 1.600 m, thấp xuống

1.400 m ở phía nam. Giới hạn của nó về phía tây, bắc và đông là các dãy núi cao

xấp xỉ 2.000 m. Như vậy bình sơn Đà Lạt có dạng một "thung lũng cổ". Chính cái

hình thế thung lũng cổ này làm cho cấu trúc thành phố Đà Lạt có nét độc đáo khác

thường. Toàn bộ thành phố không nằm trên một mặt bằng đồng nhất. Từ trên máy

bay nhìn xuống thành phố Đà Lạt được xây dựng thành tầng, thành lớp trên những

quả đồi, dãy đồi cao thấp khác nhau. Từ hồ Xuân Hương có thể coi là đáy thung

lũng, chạy dài theo hướng đông bắc - tây nam. ở trung tâm thành phố, các đường

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!