Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số sinh cảnh của xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 31 - 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ SINH CẢNH CỦA
XÃ NAM HÒA, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Yến1*
, Dương Thị Liên1
, Lê Ngọc Công2
1
Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên, 2
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hiện nay, đa dạng sinh học đang bị suy giảm nghiêm trọng, nó đe dọa trực tiếp tới sự sống của các
sinh vật và con ngƣời trên hành tinh. Vì vậy, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học là một việc
làm cấp thiết và là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng.
Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc cũng nhƣ kinh nghiệm sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc
để chữa bệnh của đồng bào các dân tộc là việc làm có ý nghĩa to lớn và đƣợc nhiều quốc gia trên
thế giới quan tâm. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên cây
thuốc của đồng bào các dân tộc và có số lƣợng lớn sách về cây thuốc đƣợc xuất bản. Kết quả
nghiên cứu sự đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên, chúng tôi đã thu đƣợc 105 loài, 94 chi, 54 họ thuộc hai ngành thực vật bậc cao có mạch
là: Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta), đã điều tra đƣợc 14
nhóm bệnh mà ngƣời dân địa phƣơng chữa trị.
Từ khóa: Cây thuốc, đa dạng, bảo tồn, Nam Hòa.
MỞ ĐẦU*
Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với 2.477,6 ha diện
tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất lâm
nghiệp cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa,
lƣợng mƣa trung bình hàng năm lớn, do đó xã
Nam Hòa có một thảm thực vật vô cùng
phong phú.
Với 9.985 dân, trong đó chủ yếu là đồng bào
các dân tộc thiểu số sinh sống. Đồng bào dân
tộc Sán Dìu chiếm số đông với 82%. Đồng
bào dân tộc nơi đây sống chủ yếu dựa vào
nghề nông, lâm nghiệp. Họ sinh ra và sống
gắn liền với rừng núi, vì vậy họ có rất nhiều
kinh nghiệm sử dụng cây thuốc để chữa bệnh.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy nguồn tài
nguyên nơi đây vô cùng phong phú và đa
dạng, cũng nhƣ kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc của đồng bào dân tộc nơi đây rất độc
đáo. Tuy nhiên, trƣớc tình hình nguồn tài
nguyên cây thuốc đang có nguy cơ suy
giảm, những kinh nghiệm chữa bệnh quý
giá bằng cây thuốc đang bị mai một. Vì vậy,
việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển
nguồn tài nguyên cây thuốc là một việc làm
cần thiết.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
*
Tel: 0912.804.990; Email: [email protected]
- Đối tƣợng nghiên cứu là toàn bộ các loài
thực vật đƣợc đồng bào dân tộc tại xã Nam
Hòa, huyện Đồng Hỷ sử dụng để chữa bệnh.
-Phƣơng pháp nghiên cứu là điều tra, phỏng
vấn trực tiếp kinh nghiệm sử dụng cây thuốc
để chữa bệnh của các ông lang, bà mế tại địa
phƣơng.Thu thập mẫu vật, xử lý mẫu theo
phƣơng pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997)
[3]. Xác định các ngành thực vật theo tài
liệu của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1]. Xác
định tên khoa học của các loài thực vật theo
tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000)
[2], Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và
môi trƣờng. Viện Sinh thái và tài nguyên
sinh vật (2001 - 2005) [4].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đa dạng các taxon thực vật
Kết quả điều tra đã thống kê đƣợc 105 loài,
94 chi, 54 họ thuộc hai ngành thực vật: Ngành
Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) đƣợc trình bày ở bảng 1.
Các số liệu đƣợc trình bày ở bảng 1 cho thấy,
các loài thực vật tại xã Nam Hòa rất đa dạng
và phong phú thể hiện ở sự xuất hiện của 2
ngành thực vật với 54 họ, 105 loài.