Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cung cầu lao động Việt Nam trong khu vực có vốn FDI hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
30
Kích thước
527.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1331

Cung cầu lao động Việt Nam trong khu vực có vốn FDI hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Khu vực có vốn đàu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong sự phát

triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để phát triển khu vực này, các nhà kinh tế đã tiến

hành nghiên cứu và đánh giá rất nhiều nhân tố có liên quan và có ảnh hưởng tác

động trực tiếp tới nó như : thể chế chính sách của quốc gia, tình hình thị trường...

Trong đó có một nhân tố rất quan trọng là cung - cầu thị trường lao động trong khu

vực này. Dựa vào yếu tố này, người ta có thể tiến hành đánh giá sự phát triển của

khu vực FDI, đồng thời đưa ra các dự báo về sự phát triển trong khu vực này.

Tại Việt Nam hiện nay, khu vực có vốn FDI đang tiếp tục khẳng định vai trò

của mình trong phát triển kinh tế Việt Nam và thực sự đã trở thành một bộ phận

không thể tách rời của nền kinh tế. Để có thể thu hút vốn FDI, một vấn đề mà chúng

ta cần quan tâm đó là năng lực hấp thụ vốn FDI, được đánh giá thông qua một tiêu

chí rất quan trọng, đó là nhân lực, hay sự phát triển của thị trường lao động. Vì vậy,

nhóm đã lựa chọn đề tài ‘‘Cung cầu lao động Việt Nam trong khu vực có vốn

FDI hiện nay" làm đề tài nghiên cứu.

1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố là cung lao động, cầu lao

động và giá cả sức lao động. Hoạt động của thị trường lao động cũng chịu sự chi

phối của các quy luật cung - cầu và quy luật giá trị giống như các thị trường hàng

hóa thông thường khác. Trạng thái hoạt động của các yếu tố cấu thành quyết định

cơ cấu và đặc điểm của thị trường lao động. Trong đó, các bên cung và cầu là hai

chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để

tồn tại.

1.1. Cầu lao động

1.1.1. Khái niệm.

Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương,

một ngành trong một thời gian nhất định, nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê

mướn lao động trên thị trường. Để xác định đường cầu lao động chúng ta xem xét

như sau:

Cũng giống như đường cầu về các sản phẩm cuối cùng của quá trình sản

xuất, đường cầu về lao động là một đường dốc xuống, tuy nhiên nó khác với cầu

của người tiêu dùng về hàng hoá hoặc dịch vụ ở chỗ cầu lao động là cầu thứ phát.

Nghĩa là cầu lao động phát sinh sau và phụ thuộc vào cầu hàng hoá, dịch vụ và

được xác định theo mức sản lượng và chi phí đầu vào cho sản lượng đó.

Xét trên góc độ của 1 hãng sản xuất: Giả sử hãng đã có đủ các yếu tố đầu

vào của sản xuất và hãng đang xem xét có thuê thêm lao động nữa hay không, để

đưa ra quyết định hãng tiến hành so sánh việc thuê thêm 1 lao động nữa có làm cho

lợi nhuận tăng them hay không. Tổng lợi nhuận của hãng sẽ tăng thêm nếu doanh

thu thu thêm được khi thuê thệm một đơn vị lao động (hay còn gọi là sản phẩm

doanh thu cận biên - MRPL) đó lớn hơn chi phí phải trả cho họ (hay còn gọi là tiền

lương – w). Do đó hãng sẽ thuê thêm lao động khi MRPL >= w. Đường cầu lao

động chính là đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động.

2

MRPL = ∆TR = ∆TR . ∆Q = MR.MPL

∆L ∆Q ∆L

Xét trên góc độ thị trường: Đường cầu lao động của thị trường là tổng cộng

đường cầu lao động của tất cả các ngành trong thị trường theo chiều ngang và cũng

là một đường dốc xuống (như hình vẽ), do đó để xác định đường tổng cầu thị

trường về lao động trước hết chúng ta phải xác định cầu lao động của từng ngành

sau đó tổng hợp chiều ngang cầu lao động của các ngành.

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động.

Cầu sức lao động phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng lực

sản xuất và giá cả của lao động.

Để đánh giá nhân tố tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng lực sản xuất tác động

đến tổng cầu lao động chúng ta xét cầu lao động dưới 2 góc độ, đó là: cầu về số

lượng và cầu về chất lượng lao động.

W

D

L

Đường cầu lao động L

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!