Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công Tác Xã Hội Trong Bình Đẳng Giới Đối Với Phụ Nữ Dân Tộc Hà Nhì Tại Xã Ka Lăng Huyện Mường Tè Tỉnh Lai Châu
PREMIUM
Số trang
71
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1221

Công Tác Xã Hội Trong Bình Đẳng Giới Đối Với Phụ Nữ Dân Tộc Hà Nhì Tại Xã Ka Lăng Huyện Mường Tè Tỉnh Lai Châu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

DÂN TỘC HÀ NHÌ TẠI XÃ KA LĂNG

HUYỆN MƯỜNG TÈ – TỈNH LAI CHÂU

NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI

MÃ SỐ: 7760101

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thu Trang

Sinh viên thực hiện : Sừng Cà Xó

Mã số sinh viên : 18540600021

Lớp : K63_CTXH

Khóa học : 2018 – 2022

Hà Nội, 2022

i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp Việt

Nam và quý thầy, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận

tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn

chân thành tới Thạc sĩ. Nguyễn Thu Trang, giảng viên Trường Đại học Lâm Nghiệp

Việt Nam, thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về kiến thức khoa học cũng

như phương pháp làm việc trong quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, HĐND, Lãnh đạo UBND, Hội LHPN và

các đồng chí cán bộ LĐTBXH, cán bộ văn phòng thống kê, văn phòng Đảng ủy xã đã

giúp đỡ tôi cung cấp các số liệu và nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt các hoạt

động nghiên cứu của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý cơ quan đã giúp

tôi hoàn thành luận văn này.

Để thực hiện luận văn, bản thân tôi luôn cố gắng nghiên cứu, học hỏi với tinh thần

tận tâm và nỗ lực cao. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo và kinh

nghiệm trong nghiên cứu khoa học, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót

nhất định. Tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý xây dựng từ quý thầy cô, các nhà khoa

học, các chuyên gia và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể

thực thi tốt trong thực tiễn.

Tác giả

Sừng Cà Xó

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i

MỤC LỤC...................................................................................................................... ii

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VỚI PHỤ

NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ .............................................................................................5

1.1 Các khái niệm cơ bản......................................................................................................................5

1.1.1 Khái niệm về giới ...................................................................................................5

1.1.2 Khái niệm về giới tính ............................................................................................6

1.1.3 Khái niệm về DTTS................................................................................................6

1.1.4 Khái niệm về bình đẳng giới ..................................................................................7

1.1.5. Bình đẳng giới trong gia đình................................................................................9

1.1.6. Khái niệm về bất bình đẳng giới .........................................................................10

1.1.7. Khái niệm về CTXH............................................................................................10

1.2 Mục đích của CTXH trong bình đẳng giới đối với phụ nữ...................................................... 11

1.3. Các hoạt động của CTXH trong bình đẳng giới đối với phụ nữ ............................................ 11

1.3.1. Hoạt động truyền thông, vận động ......................................................................11

1.3.2. Hoạt động kết nối ................................................................................................11

1.3.3. Hoạt động tham vấn, trợ giúp các chị em phụ nữ ...............................................12

1.3.4. Hoạt động giáo dục..............................................................................................12

1.4. Các lý thuyết ứng dụng trong đề tài........................................................................................... 12

1.4.1. Thuyết nhu cầu của Maslow................................................................................12

1.4.2. Lý thuyết quyền con người..................................................................................12

1.4.3. Thuyết nhận thức hành vi ...................................................................................13

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NHU CẦU CỦA PHỤ NỮ

DÂN TỘC HÀ NHÌ TRONG BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI XÃ KA LĂNG, HUYỆN

MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU ..................................................................................14

2.1. Tổng quan về địa bàn và khách thể nghiên cứu ....................................................................... 14

2.1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu........................................................................14

2.1.2. Khách thể nghiên cứu..........................................................................................21

2.2. Nhu cầu của phụ nữ dân tộc Hà Nhì trong bình đẳng giới tại xã Ka Lăng, huyện Mường

Tè, tỉnh Lai Châu................................................................................................................................. 23

iii

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG

HOẠT ĐỘNG CTXH TRONG BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ DÂN TỘC

HÀ NHÌ TẠI XÃ KA LĂNG, HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU..................25

3.1. Thực trạng bình đẳng giới đối với phụ nữ dân tộc Hà Nhì tại xã Ka Lăng, huyện Mường

Tè, tỉnh Lai Châu................................................................................................................................. 25

3.1.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.............................................................25

3.1.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.......................................................................26

3.1.3. Bình đẳng giới lao động ......................................................................................27

3.2. Thực trạng hoạt động CTXH trong bình đẳng giới đối với phụ nữ dân tộc Hà Nhì trên địa

bàn xã Ka Lăng, Mường Tè, Lai Châu............................................................................................. 37

3.2.1.Nhận thức của cán bộ chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể về vai

trò của CTXH trong bình đẳng giới...............................................................................37

3.2.2. Hoạt động truyền thông, vận động về bình đẳng giới với phụ nữ.......................38

3.2.3. Hoạt động kết nối ................................................................................................43

3.2.4. Hoạt động tham vấn nâng cao nhận thức của người dân về nạn tảo hôn cho phụ

nữ dân tộc Hà Nhì..........................................................................................................44

3.2.5.Hoạt động giáo dục...............................................................................................44

3.3. Yếu tố tác động của CTXH khi thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ dân tộc Hà Nhì.. 45

3.3.1.Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ làm CTXH......................45

3.3.2. Nhận thức của người dân về bình đẳng giới và CTXH trong bình đẳng giới .....45

3.3.3. Điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và những chủ trương

chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nghề công tác xã hội .....................46

3.3.4. Sự tham gia của gia đình về bình đẳng giới ........................................................46

3.4. Đánh giá chung về hoạt động CTXH trong bình đẳng giới đối với phụ nữ dân tộc Hà Nhì (

Hoatj động truyền thông, hoạt động kết nối, hoạt động giáo dục, hoạt động tham vấn ngừa tảo

hôn........................................................................................................................................................ 47

3.4.1. Những kết quả đạt được ......................................................................................47

3.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.........................................................................48

3.5. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động công tác xã hội nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình

đẳng giới đối với phụ nữ dân tộc Hà Nhì tại xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu..... 53

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................59

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1 Kết quả rà soát tổng số hộ dân cư tại xã Ka Lăng năm 2021 .......................18

Bảng 2. 2 Kết quả rà soát giới tính về nhân khẩu của xã Ka Lăng năm 2021 ..............18

Bảng 2. 3 Đặc điểm khách thể nghiên cứu theo mẫu nghiên cứu ở 2 bản Ka Lăng và

bản Mé Gióng ................................................................................................................22

Bảng 3.1: Trình độ học vấn giữa nam và nữ tại hai bản Ka Lăng, Mé Gióng tại xã Ka

Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .........................................................................25

Bảng 3.2. Tiếp cận chăm sóc sức khỏe của nam và nữ.................................................26

Bảng 3.3 : Phân công công việc trong nông nghiệp......................................................28

Bảng 3.4. Phân công công việc tái sản xuất trong gia đình...........................................29

Bảng 3.5. Phân công công việc tái sản xuất trong gia đình phụ nữ ..............................30

Bảng 3.6. Người quyết định chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.....................31

Bảng 3.7 Phân công lao động các công việc sản xuất trong gia đình phụ nữ ...............32

Bảng 3.8. Người quyết định các khoản chi lớn trong gia đình......................................32

Bảng 3.9. Phân công lao động các công việc sản xuất trong gia đình phụ nữ ..............33

Bảng 3.10 Phân công công việc sản xuất trong gia đình phụ nữ ..................................34

Bảng 3. 11 Phân công công việc nhà trong gia đình .....................................................34

Bảng 3. 12 Phân công công việc chăm sóc gia đình .....................................................35

Bảng 3.13. Cơ quan/tổ chức tham gia tuyên truyền và tập huấn về bình đẳng giới cho

người dân địa phương năm 2022...................................................................................38

Bảng 3. 14 Nội dung tuyên truyền và các cơ quan tổ chức tham gia tuyên truyền tập

huấn về bình đẳng giới ..................................................................................................39

Bảng 3.15. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với thông tin truyền thông .........................42

Bảng 3.16: Các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tổ chức lãnh đạo địa phương về bình

đẳng giới đối với phụ nữ dân tộc Hà Nhì ......................................................................43

Bảng 3.17. Lợi ích của các tổ chức lãnh đạo địa phương mang lại cho phụ nữ về bình

đẳng giới ........................................................................................................................48

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong tổng số hơn 13 triệu người dân tộc thiểu số (DTTS) ở nước ta hiện nay,

phụ nữ chiếm 49,8%. Tỷ lệ phụ nữ và nam giới tương đối cân bằng, nhưng phụ nữ

DTTS đang là nhóm đối tượng yếu thế. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi, chịu sự bất bình

đẳng về giới từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.

Bất bình đẳng dễ nhận biết nhất là nam giới được coi là người chủ trong gia đình khi

có tới 74% nam giới ở các hộ gia đình DTTS đứng tên độc lập về quyền sở hữu đất

đai, tín dụng. Sau khi kết hôn, nam giới vẫn được ưu tiên đi học, còn phụ nữ phải ở

nhà thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ. Vì thế, nam giới DTTS biết đọc, biết viết

cao hơn nhiều so với nữ giới. Một số DTTS như Mông, Hà Nhì, La Hủ, Lự,… chỉ có

khoảng 20-30% phụ nữ biết đọc, viết. Ngoài ra, bạo lực trong gia đình DTTS xảy ra

khá phổ biến, nhất là ở những dân tộc phụ hệ. Kết quả phân tích nêu rõ, 58,6% phụ nữ

DTTS từ 15 đến 49 tuổi tin rằng, chồng có quyền đánh vợ nếu vợ ra ngoài mà không

xin phép, cãi chồng, từ chối quan hệ tình dục hoặc làm cháy thức ăn..., trong khi rất

hiếm phụ nữ người Kinh chấp nhận điều này.

Đáng lo ngại hơn, 40/53 DTTS ở nước ta có tỷ lệ tảo hôn từ 20% trở lên, thậm

chí một số dân tộc có tỷ lệ tảo hôn lên tới 50-60%. Trong nhóm tảo hôn, trẻ em gái

dưới 16 tuổi kết hôn cao gấp 3,4 lần trẻ em trai. Nạn tảo hôn tồn tại dai dẳng, phổ biến

dẫn đến nhiều hệ lụy. Phụ nữ mang thai khi chưa đến tuổi trưởng thành, lại thiếu kiến

thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản nên tỷ lệ tử vong sản khoa ở một số DTTS khá

cao. “Tảo hôn đã và đang làm hạn chế cơ hội học tập, phát triển của trẻ em, nhất là đối

với trẻ em gái.

Nguyên nhân khiến phụ nữ phải chịu sự bất bình đẳng “kép” và tạo ra khoảng

cách chênh lệch lớn về giới trong các vấn đề kinh tế - xã hội ở vùng DTTS là do quan

niệm trọng nam khinh nữ, do thái độ đề cao vai trò của nam giới từ cộng đồng và

chính bản thân người phụ nữ đã ăn sâu vào tiềm thức.

Xã Ka Lăng là xã thuộc vùng miền núi của huyện Mường Tè, có tổng diện tích tự

nhiên 13.933,99 ha, chiếm 6,8% diện tích của huyện Mường Tè. Tính đến tháng 9 năm

2021, xã Ka Lăng, có 510 hộ với 2.371 khẩu, trong đó nữ 1.131 người, chiếm 48,3%.

Gồm có 2 dân tộc anh em và một số dân tộc khác cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc

2

Hà nhì 460 hộ, với 2.209 người. Dân tộc La Hủ 50 hộ, với 212 người. Phần lớn người

dân trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều, đời sống còn khó khăn.

Tại xã Ka Lăng có thể thấy sự bất bình đẳng giới với những phong tục tập quán

lạc hậu từ xa xưa và mãi cho đến ngày nay như: con gái không được ngồi chung mâm

ăn cơm với bố chồng, người con gái đi lấy chồng phải luôn luôn đội cái khăn trên đầu

bất cứ thời tiết nào, những việc bếp núp thường do một tay người phụ nữ làm,.....ngoài

giờ đi làm, tham gia hoạt động sản xuất như nam giới, phụ nữ còn phải gánh trách

nhiệm chính trong hoạt động tái sản xuất của gia đình, điều này đã hạn chế cơ hội

được tiếp cận và khả năng tìm được chỗ đứng trong thị trường lao động, ảnh hưởng tới

việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, sức khỏe, tâm lý và thời gian nghỉ ngơi,

giải trí để đảm bảo tái sản xuất, tham gia hoạt động xã hội của phụ nữ. Ngoài ra, một

bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận, cam chịu, chấp nhận những định kiến giới tồn tại

trong xã hội.

Để thúc đẩy bình đẳng giới đối với phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung, bình

đẳng giới trong gia đình DTTS ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nói

riêng cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành với nhiều giải pháp, trong đó không

thể thiếu vai trò của CTXH. CTXH có chức năng phòng ngừa những vấn đề xã hội của

cộng đồng, gia đình hay cá nhân; chức năng can thiệp nhằm trợ giúp cộng đồng, gia

đình, cá nhân giải quyết vấn đề đang gặp phải; chức năng phục hồi đó là giúp cộng

đồng, gia đình, cá nhân khôi phục lại chức năng xã hội đã bị suy giảm trở lại mức ban

đầu và hòa nhập cuộc sống xã hội; chức năng phát triển nhằm tăng năng lực, tăng

khả năng ứng phó với các tình huống có vấn đề của cộng đồng, gia đình, cá nhân.

Xuất phát từ mục đích ý nghĩa to lớn ấy, bình đẳng giới đối với phụ nữ DTTS cần

phải được quan tâm. Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này tôi chọn đề

tài “Công tác xã hội trong bình đẳng giới đối với phụ nữ dân tộc Hà Nhì tại xã Ka

Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” để làm đề tài nghiên cứu.

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài

Đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc bổ sung, củng cố cơ sở lý luận và thực

tiễn về bình đẳng giới và vai trò hoạt động CTXH trong bình đẳng giới đối với phụ nữ

dân tộc Hà Nhì

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!