Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác xã hội nhập môn / Nguyễn Kim Thanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GV. Nguyễn Kim Thanh
Công tác xã hội nhập môn
Chương 1: Lịch sử hình thành
khoa học công tác xã hội
Thế giới
Việt Nam
Quá trình hình thành CTXH như một khoa học
Bắt đầu với
công tác
thăm viếng
từng trường
hợp.
Bài học kinh
nghiệm
Thất nghiệp không chỉ có
nghĩa không việc làm và túng
thiếu mà còn kèm theo tâm lý
chán nản, mặc cảm v.v... Điều
này có nghĩa cứu đói không
đủ mà còn phải hỗ trợ về mặt
tâm lý, giúp tìm việc làm v.v
Do đó, người giúp đỡ cần có sự
hiểu biết (theo dõi và nghiên
cứu), cần có kỹ năng đòi hỏi
tính khoa học trong công tác
giúp đỡ.
1.Lịch sử hình thành nghề CTXH trên thế giới
1869
• Hội Các Tổ Chức Từ Thiện (Charity Organizations
Society - COS) ở Anh Mục đích tìm hiểu căn nguyên vấn
đề XH để tòm cách giúp đỡ người nghèo.
1884
• Nhà cộng đồng ( settlement House). Các NVXH chia
sẻ cuộc sống với người dân lao động và nhắm việc cải
cách XH thông qua việc giúp đỡ người nghèo khi sống
chung khu phố với ho.
• Từ Anh phong trào nhà cộng đồng đã lan rộng qua
Mỹ và được phát triển mạnh với hiệu quả cao.
1.1.Sự ra đời của Hiệp hội các tổ chức từ thiện ở Anh,
Lịch sử hình thành nghề CTXH trên thế giới (tt)
1820
• Hội ngăn ngừa nghèo khổ ( John Griscom). Mục
đích hiểu thói quen và hoàn cảnh của người nghèo, đề
xuất những kế hoạch để họ có thể tự cứu lấy mình.
1886
• Nhà công đồng thành lập ở Mỹ, nhưng nổi tiếng nhất
là the Hull House (Chicago, do Jane Addams thành lập
1899)
1917
• “Chẩn đoán Xã hội” cuốn sách mô tả lý thuyết và các
phương pháp của CTXH bởi Mary Richmond đaã ảnh
hưởng đến ngành CTXH thế giới.
1.2. Sự ra đời của Hiệp hội các tổ chức từ thiện ở Mỹ
Lịch sử hình thành nghề CTXH trên thế giới (tt)
•Cuối Chiến tranh Thế giới I, CTXH trở thành một nghề
riêng biệt, nhiều hiệp hội CTXH ra đời.
•Năm 1901 trường CTXH đầu tiên ở New York (Mỹ), thời
gian học 8 tháng. Sau đó, lan rộng tiểu bang khác và các
trường như ở Philadelphia, Boston, Chicago,..
•Năm 1905, Richar Carbot đưa CTXH y tế vào bệnh viện
trung ương Massachusetts (Mỹ). Sau này NVXH còn làm
việc ở trường học, tòa án, trung tâm tư vấn trẻ em,…
Ở Châu Á, Ấn Độ là nước đầu tiên có ngành CTXH, được
thành lập trường CTXH Bombay, năm 1936.
2. Sự hình thành CTXH ở Việt Nam
•CTXH có mặt khá sớm ở miền Nam của Việt Nam từ
cuối thập niên 40 của thế kỷ 20.
• 1949: Trường Cán sự xã hội Caritas (do các nữ tu dòng
Vinh Sơn thành lập, thời gian học 3 năm)
•Năm 1957 trường xã hội quân đội (chế độ cũ) thành lập
chương trình CTXH.
•Năm 1965, Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội (thuộc
Phật giáo) là trường đầu tiên đào tạo tác viên phát triển
cộng đồng.
• 1968: Trường CTXH Quốc gia (thuộc Bộ Xã hội cũ, học
2 năm)
• 1975: Các trường đều giải thể.
Sự hình thành CTXH ở Việt Nam (tt)
Sự hồi sinh và phát triển ngành CTXH tại Việt Nam
• 1989; Phòng nghiên cứu CTXH trực thuộc hội tâm lý học
Tp. HCM ra đời, qui tụ một số nhân viên CTXH tâm huyết
và hoạt động như một NGO nội địa.
• 1992:Bộ môn CTXH được thành lập tại Khoa Phụ nữ học
thuộc trường Đại học Mở - Bán công TP.HCM
• 10/2004: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương
trình khung đào tạo cử nhân ngành CTXH bậc đại học và
bậc cao đẳng tạo bước ngoặc căn bản trong sự phát triển của
nghề CTXH ở Việt Nam.
• 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 32 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành
CTXH giai đoạn 2010 – 2020.
•Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và
phát triển nghề CTXH.
•Ngày 15/7/2011 Bộ Trưởng Bộ Y tế cũng đã ký Quyết
định số 2514/QĐ-BYT về Đề án Phát triển nghề CTXH
trong ngành Y giai đoạn 2011 – 2020.
SỰ HÌNH THÀNH CTXH Ở VIỆT NAM (TT)
3. Công tác xã hội là gì?
•CTXH là một nghề nghiệp dựa trên thực
hành thúc đẩy sự thay đổi xã hội và phát
triển, gắn kết xã hội, trao quyền và giải
phóng con người.
•CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang
tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình,
nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và
cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999:..)
4. Sự khác biệt giữa
CTXH chuyên nghiệp & công tác từ thiện
•Công tác từ thiện: Mục đích do nhân đạo, phương pháp
xin-cho, vận động, giải quyết cấp thời, quan hệ nhất thời,
ban ơn và người được giúp thụ động, ỷ lại, kết quả không
bền vững.
•Công tác xã hội chuyên nghiệp: lợi ích của thân chủ là
mối quan tâm hàng đầu, phương pháp khoa học, phát huy
tiềm năng của thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề, quan hệ
bình đẳng và tôn trọng, kết quả bền vững.
Sự khác biệt giữa
CTXH chuyên nghiệp & công tác từ thiện (tt)
•Sự khác biệt giữa CTXH chuyên nghiệp và từ thiện
lên quan đến:
•1.Mục đích
•2. động cơ
•3. Phương pháp
•4. Mối quan hệ giữa người giúp đỡ và người được
giúp đỡ
•5. Kết quả