Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi trong phòng ngừa xâm hại tình dục từ thực tiễn làng hòa bình, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
PHAN THỊ MẾN
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI TRẺ EM
MỒ CÔI TRONG PHÒNG NGỪA XÂM HẠI
TÌNH DỤC TỪ THỰC TIỄN LÀNG HÒA BÌNH,
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐÀ NẴNG, NĂM 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI TRẺ EM
MỒ CÔI TRONG PHÒNG NGỪA XÂM HẠI
TÌNH DỤC TỪ THỰC TIỄN LÀNG HÒA BÌNH,
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn:
Th.S LÊ THỊ LÂM
Người thực hiện:
PHAN THỊ MẾN
(Khóa 2013-2017)
ĐÀ NẴNG, NĂM 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài thực tập này, lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất
em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Th.S Lê Thị Lâm, các thầy cô của khoa
Tâm lý - Giáo dục đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian em thực hiện và
hoàn thành đề tài khóa luận của mình.
Em xin cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, cán bộ nhân viên, các anh
chị và các mẹ nuôi tại Làng Hòa Bình Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em được thực hiện tốt các hoạt động sinh hoạt với nhóm đối tượng trẻ em mồ côi.
Do thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, mặc dù bản thân đã có
nhiều cố gắng, song nội dung đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Mến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Khách thể nghiên cứu........................................................................................... 2
5. Phạm vi đề tài nghiên cứu.................................................................................... 2
6. Giả thuyết khoa học.............................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
8. Cấu trúc của đề tài................................................................................................ 3
NỘI DUNG................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI
TRẺ EM MỒ CÔI TRONG PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC................ 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề........................................................................... 4
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài................................................................. 4
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước .................................................................... 5
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ............................................................. 7
1.2.1. Thuyết về nhu cầu của con người ............................................................... 7
1.2.2. Thuyết về quyền con người.......................................................................... 8
1.2.3. Thuyết hệ thống sinh thái ............................................................................ 9
1.2.4. Thuyết học tập xã hội................................................................................. 10
1.3. Một số khái niệm công cụ............................................................................... 10
1.3.1. Khái niệm trẻ em mồ côi ............................................................................ 10
1.3.2. Khái niệm công tác xã hội nhóm............................................................... 12
1.3.3. Khái niệm công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi ................................. 12
1.3.4. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em ........................................................... 13
1.3.5. CTXH nhóm với trẻ em mồ côi trong phòng ngừa XHTD....................... 16
1.4. Cơ sở pháp lý trong việc xử lý hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em.... 19
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH nhóm với trẻ em mồ côi trong phòng
ngừa xâm hại tình dục............................................................................................ 22
1.5.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên (từ 12 đến dưới 16 tuổi)....... 22
1.5.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ em mồ côi............................................................ 22
1.5.3. Đặc điểm tâm lý của người Việt Nam trong ứng xử với các vấn đề liên
quan đến tình dục, giới và giới tính..................................................................... 23
1.5.4. Nhận thức của cán bộ Trung tâm về vấn đề xâm hại tình dục cho trẻ em
mồ côi.................................................................................................................... 25
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 27
2.1. Tổ chức nghiên cứu.......................................................................................... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 27
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận .............................................................. 27
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .......................................................... 27
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TRONG
PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI LÀNG HÒA BÌNH HUYỆN PHÚ
NINH, TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................. 39
3.1. Khái quát về Làng Hòa Bình Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam ............ 39
3.2. Hoạt động CTXH tại Làng Hòa Bình Quảng Nam ...................................... 40
3.2.1. Tiếp nhận đối tượng................................................................................... 40
3.2.2. Tham khám, phân loại đối tượng .............................................................. 40
3.2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng .............................................................. 40
3.2.4. Trị liệu, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật ....................................... 41
3.2.5. Dạy văn hóa, dạy kèm cho trẻ em mồ côi.................................................. 41
3.3. Đánh giá nhu cầu tham gia sinh hoạt nhóm về chủ đề phòng ngừa XHTD
của trẻ mồ côi tại Làng Hòa Bình Quảng Nam.................................................... 41
3.4. Vận dụng tiến trình CTXH nhóm với trẻ mồ côi trong phòng ngừa XHTD
.................................................................................................................................. 42
3.4.1. Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm ......................................................... 42
3.4.2. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động ........................................................... 52
3.4.3. Giai đoạn can thiệp - thực hiện nhiệm vụ................................................. 56
3.4.4. Giai đoạn kết thúc nhóm............................................................................ 80
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 91
1. Kết luận................................................................................................................ 91
2. Kiến nghị.............................................................................................................. 92
2.1. Chính sách pháp lý về hỗ trợ cho trẻ em trong phòng ngừa XHTD........... 92
2.2. Đối với ban quản lý Làng Hòa Bình Quảng Nam....................................... 93
2.3. Đối với nhân viên CTXH .............................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 94
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật dân số
BLHS Bộ luật hình sự
BVCS&GDTR Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
CBNV Cán bộ nhân viên
CN–NV Chức năng, nhiệm vụ
CTXH Công tác xã hội
LHBQN Làng Hòa Bình Quảng Nam
NTC Nhóm thân chủ
NVXH Nhân viên xã hội
TEMC Trẻ em mồ côi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
3.1 Các biện pháp nhóm viên lựa chọn để phòng tránh XHTD 84
3.2 Lượng giá sự thay đổi của từng nhóm viên 87
3.3
Bảng kế hoạch dự kiến hoạt động của nhóm trong thời gian
tiếp theo
89
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
3.1
Mức độ mong muốn tham gia sinh hoạt nhóm về chủ đề
XHTD của nhóm viên
42
3.2
Tỷ lệ nhóm viên đã từng tham gia vào các buổi sinh hoạt với
chủ đề XHTD
44
3.3
Hiểu biết của nhóm viên về thủ phạm có khả năng thực hiện
hành vi XHTD trẻ em
81
3.4
Hiểu biết của nhóm viên về biểu hiện của hành vi XHTD trẻ
em
82
3.5 Tỷ lệ nhóm viên lựa chọn các biện pháp xử lý tình huống 2 83
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
1.1 Thang nhu cầu của Maslow 7
3.1 Sơ đồ tương tác nhóm buổi sinh hoạt thứ nhất 59
3.2 Sơ đồ tương tác nhóm buổi sinh hoạt thứ hai 64
3.3 Sơ đồ tương tác nhóm buổi sinh hoạt thứ ba 69
3.4 Sơ đồ tương tác nhóm buổi sinh hoạt thứ tư 74
3.5 Sơ đồ tương tác nhóm buổi sinh hoạt cuối 78
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là những con người rất hồn nhiên, yếu
đuối nên rất cần sự bảo bọc, quan tâm, chăm sóc của tất cả mọi người, các em cần
được học hành và vui chơi. Nhưng sự phát triển về kinh tế, xã hội và các lĩnh vực
khác của đời sống đang dần ảnh hưởng cả tốt lẫn xấu tới những giá trị văn hóa
truyền thống, những nền tảng đạo đức khiến xuất hiện ngày càng nhiều các tội phạm
về xâm hại tình dục, xâm hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng, đặc biệt số lượng
hai đối tượng phụ nữ và trẻ em bị xâm hại ngày càng tăng cao.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới về Sức khỏe và Bạo lực năm 2015,
có khoảng 20% phụ nữ và 5% nam giới đã từng bị xâm hại tình dục trong thời thơ
ấu. Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam cho biết có hơn 1,5
triệu trẻ em (dưới 16 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 9% tổng số trẻ em cả nước
và trong đó có 900 trẻ em bị XHTD. [14].
Ở nước ta vẫn còn một bộ phận không nhỏ trẻ em đang phải sống trong tình
cảnh thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, trong đó có trẻ em mồ côi.
Xuất phát từ truyền thống đạo lý của dân tộc ta, Làng Hòa Bình Quảng Nam được
thành lập nhằm chăm lo cho những người bất hạnh trong đó có trẻ mồ côi và trẻ bị
bỏ rơi góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao vị thế trong xã hội. Tuy nhiên
trước những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày càng phát triển và xã hội ngày càng
hiện đại, trẻ mồ côi nảy sinh những vấn đề và thách thức mới. Do đó, ngoài việc bảo
vệ, chăm sóc thì việc giáo dục, trang bị kiến thức tự bảo vệ bản thân cho các em trẻ
mồ côi đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại Làng Hòa Bình Quảng Nam đã có sự
chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng, đời sống văn hóa, tinh
thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được
bảo đảm. Tuy nhiên, vấn đề phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em tại Làng Hòa
2
Bình hiện nay vẫn chưa được quan tâm, chưa có chương trình dạy cho trẻ kỹ năng
phòng tránh xâm hại tình dục cụ thể, chuyên sâu.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ
côi trong phòng ngừa xâm hại tình dục từ thực tiễn Làng Hòa Bình, Huyện Phú
Ninh, Tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CTXH trong việc trợ giúp đối tượng trẻ em
mồ côi về phòng ngừa xâm hại tình dục tại Làng Hòa Bình Quảng Nam, trên cơ sở
đó tổ chức hoạt động công tác xã hội nhóm nhằm giúp trẻ em mồ côi tại Làng Hòa
Bình Quảng Nam hình thành kiến thức và kĩ năng phòng ngừa xâm hại tình dục
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về Công tác xã hội nhóm trong việc phòng ngừa xâm
hại tình dục cho trẻ em mồ côi ở Làng Hòa Bình huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
- Tổ chức hoạt động công tác xã hội nhóm nhằm hình thành và phát triển kiến
thức, kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em mồ côi.
- Đề xuất giải pháp nhằm giúp trẻ em mồ côi nâng cao kiến thức, kỹ năng về
phòng ngừa xâm hại tình dục.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi trong phòng ngừa xâm hại tình dục từ
thực tiễn Làng Hòa Bình huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam.
4. Khách thể nghiên cứu
Nhóm trẻ em mồ côi (gồm 8 thành viên, độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi) đang được
chăm sóc, nuôi dưỡng tại Làng Hòa Bình Quảng Nam.
5. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ 10/12/2016 đến 25/04/2017
Phạm vi không gian: Làng Hòa Bình Quảng Nam
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm để
hình thành kiến thức về phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em mồ côi (từ 12 đến
15 tuổi) tại Làng.