Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình trên địa bàn phường phú tân, thành phố bến
PREMIUM
Số trang
150
Kích thước
762.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1036

Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình trên địa bàn phường phú tân, thành phố bến

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ BỊ

BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG PHÚ TÂN,

THÀNH PHỐ BẾN TRE

Lớp: Cao học Công tác Xã hội BT (2018-2020)

Học viên thực hiện: Nguyễn Thảo Vy

Mã ngành: 8900101

Tp. Hồ Chí Minh, 2021

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BT Bến Tre

BLGD Bạo lực gia đình

CTXH Công tác xã hội

PN Phụ nữ

NV CTXH Nhân viên công tác xã hội

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................5

DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................6

MỞ ĐẦU....................................................................................................................7

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7

2. Tổng quan đề tài......................................................................................................9

2.1. Các nghiên cứu nước ngoài..............................................................................9

2.2.Các nghiên cứu trong nước..............................................................................11

3. Ý nghĩa nghiên cứu...............................................................................................13

3.1. Ý nghĩa về mặt lý luận....................................................................................13

3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn.................................................................................13

4. Đối tượng và khách thể.........................................................................................14

4.1. Đối tượng........................................................................................................14

4.2. Khách thể........................................................................................................14

Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................14

6. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................14

7. Mục đích và nhiệm vụ...........................................................................................15

7.1. Mục đích nghiên cứu......................................................................................15

7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................15

8. Giả thuyết khoa học..............................................................................................15

9. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................15

9.1. Phương pháp luận nghiên cứu........................................................................15

9.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể..............................................................16

CHƯƠNG 1..............................................................................................................17

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ

NHÂN VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH....................................................17

1.1. Các lý thuyết ứng dụng trong can thiệp.............................................................17

1.1.1. Thuyết nhu cầu của Maslow........................................................................17

1.1.2. Thuyết hệ thống – sinh thái.........................................................................19

2

1.1.3. Thuyết vai trò trong CTXH.........................................................................22

1.1.4. Thuyết về sự phát triển của gia đình............................................................24

1.2. Một số khái niệm liên quan................................................................................26

1.2.1. Thuật ngữ gia đình.......................................................................................26

1.2.2. Công tác xã hội và công tác xã hội cá nhân.................................................27

1.2.3. Bạo lực gia đình và bạo lực gia đình với phụ nữ.........................................28

1.2.4. Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình.................................30

1.2.5. Công tác xã hội cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình....................31

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của NV CTXH trong việc hỗ trợ đối với phụ

nữ bị bạo lực gia đình...............................................................................................31

1.3.1. Trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên công tác xã hội..................31

1.3.2. Đặc điểm của phụ nữ bị bạo lực gia đình....................................................32

1.3.3. Nhận thức của gia đình, cộng đồng.............................................................33

1.3.4. Kinh phí hoạt động......................................................................................34

1.4. Chính sách, pháp luật với nạn nhân bị bạo lực gia đình....................................35

1.5. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................37

1.5.1. Đặc điểm địa bàn phường Phú Tân, thành phố Bến Tre.............................37

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...........................................................................................39

CHƯƠNG 2..............................................................................................................40

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC

GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHÚ TÂN, THÀNH PHỐ BẾN TRE.....40

2.1 Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường Phú Tân...............................40

2.1.1 Đặc điểm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa bàn phường Phú Tân..............40

2.1.2. Các hình thức bạo lực gia đình....................................................................42

2.1.2.1. Bạo lực thể xác......................................................................................42

2.1.2.2. Bạo lực tình dục.....................................................................................43

2.1.2.3. Bạo lực tinh thần....................................................................................44

2.1.2.4. Bạo lực xã hội........................................................................................45

2.1.3. Nguyên nhân phụ nữ bị BLGĐ....................................................................46

3

2.1.3. Hậu quả của BLGĐ.....................................................................................48

2.2. Thực trạng CTXH cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình trên địa bàn phường

Phú Tân, thành phố Bến Tre.....................................................................................50

2.2.1. Hoạt động tư vấn, tham vấn.........................................................................50

2.2.2. Hoạt động hỗ trợ sinh kế.............................................................................57

2.2.3. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức...............................................58

2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội với phụ nữ

bị BLGĐ................................................................................................................62

2.2.4.1. Thực trạng về yếu tố trình độ chuyên môn của Nhân viên công tác xã

hội.......................................................................................................................62

2.2.4.2. Thực trạng yếu tố đặc điểm đối tượng..................................................65

2.2.4.3. Thực trạng yếu tố kinh phí hoạt động...................................................67

2.2.4.4. Thực trạng yếu tố nhận thức của gia đình, cộng đồng..........................69

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...........................................................................................72

CHƯƠNG 3..............................................................................................................73

ỨNG DỤNG CTXH CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ BỊ BLGĐ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ

BIỆN PHÁP HỖ TRỢ PHỤ NỮ BỊ BLGĐ TẠI PHÚ TÂN, THÀNH PHỐ BẾN

TRE...........................................................................................................................73

3.1. Ứng dụng CTXH cá nhân với trường hợp cụ thể tại địa bàn phường Phú Tân. 73

3.1.1. Giai đoạn bắt đầu hoạt động........................................................................74

3.1.1.1. Giới thiệu các thành viên......................................................................74

3.1.1.2. Xây dựng mục đích cá nhân..................................................................75

3.1.1.3. Xây dựng mục tiêu cá nhân...................................................................75

3.1.1.4. Thảo luận đưa ra nguyên tắc bảo mật thông tin của từng cá nhân........75

3.1.1.5. Thỏa thuận về các công việc cá nhân....................................................76

3.1.1.6. Khích lệ động cơ các thành viên thực hiện mục tiêu của cá nhân........77

3.1.2. Giai đoạn can thiệp, thực hiện nhiệm vụ.....................................................77

3.1.2.1. Chuẩn bị các cuộc họp..........................................................................77

3.1.2.2. Tổ chức các hoạt động can thiệp cá nhân có kế hoạch.........................77

4

3.1.2.3. Thu hút sự tham gia, tăng cường năng lực các thành viên....................78

3.1.2.4. Hỗ trợ các thành viên cá nhân đạt được mục tiêu.................................78

Tương tác thành viên trong phụ nữ bị BLGĐ phường Phú Tân...............................80

3.1.3. Giai đoạn kết thúc........................................................................................81

3.1.3.1. Lượng giá..............................................................................................81

3.1.2.2. Kết thúc.................................................................................................82

3.2. Một số biện pháp hỗ trợ phụ nữ bị BLGĐ tại phường Phú Tân, thành phố Bến

Tre.............................................................................................................................83

3.2.1. Nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bạo lực gia đình trên

địa bàn phường Phú Tân, thành phố Bến Tre........................................................83

3.2.2. Xây dựng đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp và phát triển đội ngũ

cộng tác viên CTXH tại địa phương......................................................................85

3.2.3. Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CTXH trong lĩnh

vực hỗ trợ phụ nữ bị BLGĐ cho đội ngũ NV CTXH chuyên nghiệp và bán chuyên

nghiệp....................................................................................................................87

3.2.4. Xây dựng mạng lưới, phát huy vai trò của cộng đồng trong phòng, chống

BLGĐ....................................................................................................................91

3.2.5. Hoàn thiện cơ sở pháp lý để xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhân

viên công tác xã hội nói chung, trong phòng chống BLGĐ..................................93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................97

TÀI LIỆUTHAM KHẢO.........................................................................................99

5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Nội dung tham vấn pháp lý.................................................................53

Bảng 2.2. Các hoạt động trợ giúp sức khỏe cho phụ nữ bị BLGĐ......................54

Bảng 2.3. Các hình thức tư vấn...........................................................................56

Bảng 2.4. Hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bị BLGĐ và không bị bạo lực gia

đình tại phường Phú Tân thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre................................57

Bảng 2.5. Nội dung của truyền thông..................................................................61

Bảng 2.6. Nhận thức về hậu quả của BLGĐ.......................................................70

Bảng 2.7. Biện pháp ngăn chặn BLGĐ...............................................................70

6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Nội dung tham vấn đối với phụ nữ bị BLGĐ phường Phú Tân, thành

phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre...................................................................................51

Hình 2.2. Hình thức và phương pháp truyền thông.............................................59

Hình 2.3. Trình độ chuyên môn của Nhân viên công tác xã hội.........................62

Hình 2.4. Đánh giá năng lực làm việc của nhân viên công tác xã hội.................64

Hình 2.5. Tỷ lệ kinh phí hoạt động......................................................................68

7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Có một nơi để về, đó là nhà; có một ai đó để yêu thương, đó là gia

đình”. Gia đình là tổ ấm, là chiếc nôi nuôi dưỡng con người trưởng thành về

nhân cách và tâm hồn.Gia đình - theo nghĩa hẹp là sự gắn kết giữa những người

có cùng máu mủ, huyết thống cùng một nhà. Đó chính là tình cảm đẹp đẽ thiêng

liêng nhất ai cũng nâng niu trân trọng bằng cả trái tim. Mở rộng ra, gia đình là sự

gắn kết giữa người với người trong xã hội.Tình cảm gia đình chính là điểm tựa

giúp chúng ta vượt qua được mọi rào cản về không gian và thời gian để đem đến

cho mỗi cá nhân sự sống tốt đẹp nhất.Thế nhưng, ở đâu đó gia đình lại là nơi xảy

ra nỗi đau về tinh thần và thể xác từ các cuộc bạo hành.

BLGĐ là vấn nạn của xã hội, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và phụ

nữ luôn là nạn nhân trực tiếp, gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.Nó làm xói mòn

đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ mai sau. Thực tiễn cho thấy,

thế hệ con cháu của nhiều gia đình đã lặp lại hành vi bạo lực được chứng kiến

khi còn nhỏ. Nó còn là nguy cơ gây suy giảm sự bền vững của gia đình Việt

Nam.

Hiện nay, khi xảy ra các vụ bạo hành, bản thân người phụ nữ trong gia

đình thường giấu kín, e ngại đề cập, chia sẻ hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các thành

viên trong gia đình hay cơ quan chức năng.Chính vì vậy làm cho bạo lực gia

đình có cơ hội phát triển. Do đó, cần thiết phải thay đổi thái độ và nhận thức của

phụ nữ nói riêng và xã hội nói chung trong việc cho rằng bạo lực gia đình là

chuyên riêng tư, đóng cửa bảo nhau sang việc nhìn nhận bạo lực gia đình là vi

phạm quyền con người và ảnh hưởng đến nhân phẩm con người.

Theo Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam được

Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố năm 2010, cứ ba phụ nữ có gia

đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị

chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia

8

đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9 phần

trăm. Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng

– thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58 phần trăm) phụ nữ Việt

Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức BLGĐ kể trên. Các

kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng

nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng. Các số liệu

mới được đưa ra đã nêu bật một thực trạng là đa số phụ nữ Việt Nam đều có

nguy cơ tiềm tàng bị BLGĐ ở một hay một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống

của họ.

Từ 2011 – 2015 (ở nước ta) có 157.859 vụ bạo lực gia đình, trong đó nạn

nhân là nữ chiếm 74,24%. Trong số 492.520 vụ ly hôn đã giải quyết thì nguyên

nhân từ BLGĐ chiếm 83,78%. Mỗi năm có hơn 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân

từ bạo lực gia đình. Đây là thông tin được đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình

Phước), phát biểu tại Quốc hội sáng 10/11/2016. Kết quả nhiều cuộc khảo sát và

báo cáo địa phương cho thấy, hiện nay BLGĐ đã gây ra những hậu quả cho phụ

nữ và xã hội nói chung. Nạn nhân của BLGĐ rất cần sự giúp đỡ của xã hội và

cộng đồng. Hiện nay trên toàn quốc đã có nhiều mô hình can thiệp trợ giúp phụ

nữ bị BLGĐ như: “mô hình trợ giúp pháp lý”, “mô hình nhóm nhỏ”, “mô hình

nhà tạm lánh”... Các mô hình trên đã thực hiện nhiều dịch vụ khác nhau để hỗ

trợ cho phụ nữ bị BLGĐ.

Rõ ràng là BLGĐ đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức

khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ và phòng chống BLGĐ là trách

nhiệm của mỗi người và toàn xã hội. Do vậy, để ngăn ngừa và giảm thiểu những

hậu quả của BLGĐ thì cần sự tham gia, nỗ lực từ các ban, ngành, đoàn thể khác

nhau để bảo đảm sự ứng phó toàn diện đối với phụ nữ bị BLGĐ.

Với tư cách là một nghề chuyên nghiệp nhằm ‘giúp để tự giúp’, CTXH

đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những nạn nhân bị BLGĐ phục hồi

về mặt thể chất, tâm lý, để từng bước ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.

9

Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre hiện đã có những hỗ trợ nạn nhân bị

BLGĐ – nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã xây dựng và đưa vào vận hành

những nhà tạm lánh, những ngôi nhà bình yên, những địa chỉ tin cậy phòng

chống BLGĐ…nhưng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu để hình dung một

cách tổng thể và toàn diện về CTXH cá nhân với phụ nữ bị BLGĐ, để từ đó đề

xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện tốt hơn CTXH cá nhân với phụ nữ

bị BLGĐ và xây dựng các mô hình về phòng, chống BLGĐ tại địa phương. Đó

là lý do tôi chọn đề tài “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình

trên địa bàn phường Phú Tân, thành phố Bến Tre”làm đề tài nghiên cứu luận

văn của mình.

2. Tổng quan đề tài

2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

“Freedom from Violence - Women‟s Strategies from Around the World”

(Tự do từ bạo lực- Chiến lược toàn cầu của phụ nữ) của nhiều tác giả, do

Margaret Schuler chủ biên là tác phẩm ánh tình trạng bạo lực chống phụ nữ từ

nước Mỹ đến các nước đang phát triển ở châu Á đến châu Phi và châu Mỹ La

tinh. Tính đa dạng của hoàn cảnh, văn hóa, nguyên nhân, các hình thức bạo lực

diễn ra ở cả nơi làm việc, đường phố, gia đình mà các tác giả phản ánh đã nói lên

tính phổ biến của các dạng bạo lực chống phụ nữ trong đó có bạo lực gia đình.

Các bài viết đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề và chiến lược liên

quan đặc biệt đến bạo lực giới.Đó là mở rộng chương trình tuyên truyền vận

động, giáo dục, cải cách luật pháp và hành động chống bạo lực đối với phụ nữ.

“Violence Against Wives” (Tạm dịch là Bạo lực chống lại những người

vợ - Dobash,1979) được tiến hành nghiên cứu ở Scotland bao gồm những cuộc

phỏng vấn sâu và phỏng vấn không chính thức 137 phụ nữ đang lánh nạn vì bạo

lực của người chồng. Trong số đó, có tới 84% các trường hợp phụ nữ bị tấn công

lần đầu tiên trong 3 năm đầu của hôn nhân. Nguyên nhân chính của các vụ bạo

lực trong hôn nhân là do uy quyền của người chồng và sự phụ thuộc của người

10

phụ nữ vào đàn ông. Uy quyền của người chồng thường được khơi tỏa bởi sự

ghen tuông, tình dục, con cái, tiền nong, say rượu …. Dobash cũng chỉ ra rằng

phụ nữ bị bạo lực thường có xu hướng quay lại với người chồng bạo lực vì bị

phụ thuộc về kinh tế và lo lắng về sự thiếu vắng vai trò của người bố đối với con

cái của họ. Chính từ những lo lắng đó nên khi xảy ra bạo lực, những người phụ

nữ thường không muốn đi trình báo cảnh sát hoặc cơ quan chức năng. Do vậy,

họ thường không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng hay các dịch vụ

phúc lợi.

Báo cáo về “Nghiên cứu sâu về bạo hành với phụ nữ” được Tổng thư ký

LHQ trình bày tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng LHQ là một tài liệu quan

trọng thể hiện rõ tình hình bạo lực đối với phụ nữ đang diễn ra ở 71 quốc gia

trong phạm vi nghiên cứu. Báo cáo đã chỉ ra các yếu tố dẫn đến bạo lực đối với

phụ nữ ở các quốc gia trong phạm vi nghiên cứu là việc sử dụng bạo lực để giải

quyết những mâu thuẫn và xung đột, quan điểm “riêng tư”, sự thờ ơ của các cấp

ban ngành và một số yếu tố nguy cơ ở cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng

khác. Báo cáo đã phản ánh một cách khái quát về tình hình bạo lực với phụ nữ

trên Thế giới, cùng các hình thức biểu hiện, các chỉ số và hậu quả của nó. Báo

cáo cũng chỉ ra những hoạt động có triển vọng nhằm giải quyết vấn nạn này như:

chú trọng vào pháp luật và cung cấp các dịch vụ phòng ngừa. Bên cạnh đó, báo

cáo cũng chỉ ra những thách thức, khó khăn không nhỏ cho nhân loại trong công

tác phòng chống, ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ như: nguồn lực mỗi quốc gia

khác nhau, thiếu hụt ngân quỹ, thiếu sự xử phạt, thiếu sự đánh giá hay các cách

tiếp cận toàn diện.

Đặc biệt, nghiên cứu về “Bạo lực gia đình trong cộng đồng di cư Châu Á”

của nhóm tác giả Lee, Yeon- Shim, Hadeed, Linda (2009) đã chỉ ra rằng: bạo lực

gia đình là một dịch bệnh nghiêm trọng giữa các cộng đồng người nhập cư châu

Á. Tuy nhiên, còn ít thông tin về phạm vi, tính chất, và các yếu tố văn hóa và xã

hội liên quan đến bạo lực gia đình. Tác giả xem xét kỹ lưỡng một số lĩnh vực:

11

bối cảnh gia đình; tỉ lệ bạo lực gia đình; nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường

tình dục và HIV/AIDS; những hậu quả sức khỏe tâm thần và thể chất; hỗ trợ xã

hội và giúp đỡ những hành vi tìm kiếm; rào cản đối với việc sử dụng dịch vụ.

Nghiên cứu đã làm rõ khá nhiều khía cạnh liên quan đến khó khăn tâm lý của

phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình xét về khía cạnh cá nhân và xã

hội.

“Cách nhìn của phụ nữ về cách nhìn của nam giới” là tựa đề một bài viết

trong cuốn “Sự thống trị của nam giới” (2010) của tác giả Pierre Bourdieu.Ở

đây, tác giả khẳng định rằng phụ nữ có một lòng tin đơn thuần về việc cần tuân

thủ một cách vô điều kiện chồng mình. Họ thấy mình có sự lệ thuộc vào suy nghĩ

của người chồng và như vậy mang lại cho họ một cảm giác an toàn hơn. Vì thế,

họ có khuynh hướng ước lượng thành công của mình dựa theo thành công của

chồng. Họ tin vào tình yêu số phận- đó là tình yêu đối với kẻ thống trị và sự

thống trị của kẻ đó, vì thế mà từ bỏ ham muốn thống trị.

2.2.Các nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, BLGĐ đã và đang trở thành một trong những

vấn đề được quan tâm hàng đầu của giới nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học xã

hội và nhân văn.Vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu, các cuộc hội thảo,

các bài báo và sách chuyên khảo, tham khảo của nhiều tác giả về BLGĐ thể hiện

những góc nhìn khác nhau.

Năm 1994, Lê Thị Quý đã có bài viết “BLGĐ ở Việt Nam hiện nay” đăng

trên tạp chí Khoa học và phụ nữ. Bài viết đã tập trung phân tích nguyên nhân dẫn

đến tình trạng bạo lực giới trong gia đình như: nguyên nhân kinh tế, nguyên

nhân văn hoá, nguyên nhân nhận thức,...

Năm 1996, cuốn sách “Nỗi đau thời đại” của Lê Thị Quý đã cho thấy các

dạng bạo lực giới trong gia đình biểu hiện rất đa dạng. Nhưng tựu chung lại, bạo

lực giới trong gia đình biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng: Bạo lực nhìn thấy được

và bạo lực không nhìn thấy được.

12

Công trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” của Vũ Mạnh Lợi và

cộng sự (1999) được tiến hành ở ba tỉnh: Thành phố Hà Nội, Huế và Thành phố

Hồ Chí Minh, đã cho thấy thái độ phẫn nộ của cộng đồng, những chế tài của xã

hội và sự tẩy chay của cá nhân đối với hiện tượng bạo lực giới trong gia đình ở

nước ta hiện nay. Đồng thời đưa ra nhận định về xu hướng vận động của hiện

tượng xã hội này trong những năm tới.

- Kết quả “Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình với phụ nữ tại Việt

Nam”, là nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Phối hợp

chung giữa Liên hiệp quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới, do Tổng

cục Thống kê tiến hành với trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),

sự hỗ trợ về kinh phí của Quỹ phát triển Mục tiêu thiên niên kỷ do Chính phủ

Tây Ban Nha tài trợ (MDG-F) cùng với văn phòng của Cơ quan phát triển và

hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECID) tại Việt Nam năm 2009-2010. Về hậu

quả của bạo lực đối với phụ nữ:

+ 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực tình dục hoặc bạo lực thể xác

cho biết họ đã từng bị thương tích do hành vi bạo lực đó gây ra. Trong đó, 60%

cho biết rằng họ bị thương tích nhiều hơn một lần và 17% bị thương tích nhiều

lần.

+ Phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực thể xác, hoặc bạo lực tình dục, đánh

giá tình trạng sức khỏe của mình “kém” hoặc “rất kém” nhiều hơn so với những

phụ nữ không bị bạo lực. Họ cũng có xu hướng gặp phải những khó khăn trong

đi lại và trong thực hiện những hoạt động thường ngày, bị đau và mất trí nhớ,

căng thẳng tinh thần và có suy nghĩ muốn tự tử, sảy thai, nạo thai và thai chết

lưu.

+ Phụ nữ có con từ 6 đến 11 tuổi đã từng bị bạo lực do chồng gây ra cho

biết rằng con cái họ cũng có những vấn đề về hành vi (ví dụ như ác mộng, đái

dầm, hành vi hung hăng và kết quả học tập kém) so với những con cùng độ tuổi

của những phụ nữ không bị bạo lực

13

- Trong báo cáo đánh giá “Giảm nhẹ bạo lực gia đình ở Việt Nam thông

qua xây dựng hệ thống nhà tạm lánh và tăng quyền cho nạn nhân bị bạo lực”

của Trung tâm phụ nữ và phát triển (CWD) được hỗ trợ bởi tổ chức Oxfam Hà

Lan (10/2013) cho thấy có rất nhiều nguyên do dẫn đến phụ nữ ngày càng bị bạo

lực gia đình. Theo cán bộ “Ngôi nhà bình yên”, có nhiều yếu tố làm cho phụ nữ

mất phương hướng trong cuộc sống và đôi khi tự mình chấp nhận tình huống bạo

lực cho đến khi không chịu được nữa mà buộc phải lên tiếng. Những yếu tố này

bao gồm: hầu hết nạn nhân đều muốn hy sinh bản thân để con cái được lớn lên

trong sự ổn định của gia đình có cả cha lẫn mẹ; hầu hết họ đều cảm thấy tội lỗi

hoặc sẽ bị buộc tội nếu họ bị bạo lực hay nếu họ chống lại bạo lực; hấu hết họ

đều “làm dâu” về nhà chồng và trở nên ngoan ngoãn, nghe lời để có một nơi đi

về; hầu hết họ đều chấp nhận vai trò của mình do gia đình nhà chồng phân công

mà không ý thức được quyền công dân của mình; hầu hết họ không biết thế nào

là bạo lực gia đình và các hình thức của bạo lực; tôn giáo và sức ép xã hội đẩy

họ đến việc chấp nhận vai trò “đa di năng” mà đôi khi khả năng của họ không

cáng đáng được (là vợ tốt, dâu hiền, mẹ giỏi, cán bộ/ công nhân tài ba và công

dân có văn hóa).

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy bạo lực giới trong

gia đình Việt Nam những năm gần đây đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm

trọng với mức độ phổ biến. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những kết quả để minh

chứng cho nhận định của mình, từ đó có những giải pháp phòng, chống hiện

tượng tiêu cực này trong gia đình, góp phần xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng giới

giữa nam và nữ ngay từ gia đình, tiến tới xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm,

bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

3. Ý nghĩa nghiên cứu

3.1. Ý nghĩa về mặt lý luận

Góp phần cho những can thiệp của công tác xã hội về bạo lực gia đình đặc

biệt là việc ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc can thiệp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!