Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Hồng.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
67
Kích thước
398.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
845

Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Hồng.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đàm Văn Nhuệ

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đàm Văn Nhuệ, Phòng Kinh tế Kế hoạch

Tổng công ty Sông Hồng trong thời gian của đợt Thực tập từ 11/01/2010-10/05/2010

đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

SV: Hoàng Tùng Dương Lớp: Kinh tế Quản lý Công 48

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đàm Văn Nhuệ

Mục lục

SV: Hoàng Tùng Dương Lớp: Kinh tế Quản lý Công 48

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đàm Văn Nhuệ

Danh mục các chữ cái viết tắt

KH : Kế hoạch

SXKD : Sản xuất kinh doanh

VLXD : Vật liệu xây dựng

SH : Sông Hồng

SP : Sản phẩm

BQ : Bình quân

SXCN : Sản xuất công nghiệp

XNK : Xuất nhập khẩu

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

CP : Cổ phần

SV: Hoàng Tùng Dương Lớp: Kinh tế Quản lý Công 48

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đàm Văn Nhuệ

Bảng biểu – Sơ đồ

Chương I:

Bảng 1: Chỉ tiêu sản lượng sản xuất mỗi sản phẩm

Bảng 2: Chỉ tiêu sản lượng sản phẩm cho mỗi nhà máy, phân xưởng, dây chuyền.

Bảng 3: Lượng dự trữ cần thiết đối với thành phẩm và bán thành phẩm.

Bảng 4: Chỉ tiêu khối lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất cho mỗi sản phẩm.

Bảng 5: Chỉ tiêu tổng nhu cầu nhân sự.

Bảng 6: chỉ tiêu số lượng nhân sự cần tuyển thêm hoặc cắt giảm

Bảng 7: Chỉ tiêu Tổng tiền lương và thu nhập bình quân của lao động.

Bảng 8: Nhu cầu NVL đối với từng sản phẩm.

Chương II:

Bảng 9: Nguồn nhân lực của Tổng công ty Sông Hồng.

Bảng 10: Kết quả SXKD năm 2009 của Tổng công ty Sông Hồng.

Bảng 11: Kế hoạch SXKD năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng.

Bảng 12: Danh mục các dự án đầu tư năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng.

Bảng 13: Kế hoạch SXKD năm 2010 của Công ty CP Xây dựng số 1 Sông Hồng

Bảng 14: Giá trị SX và Doanh thu các công trình xây dựng của Công ty CP Xây dựng

số 1 Sông Hồng.

Bảng 15: Sản lượng sản xuất các Sản phẩm năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng

Bảng 16: Các NVL chính để SX sản phẩm năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng.

Bảng 17: Số lượng lao động dự tính năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng.

Bảng 18: Sản lượng sản xuất các Sản phẩm năm 2010 của Công ty CP Xây dựng

số 1 Sông Hồng.

Bảng 19: Các NVL chính để SX SP năm 2010 của Công ty ty CP Xây dựng số 1

Sông Hồng.

Bảng 20: Dự tính lao động năm 2010 của Công ty CP Xây dựng số 1 Sông Hồng.

Bảng 21: Các SP sản xuất năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng.

Bảng 22: Nhu cầu NVL lĩnh vực xây lắp năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng

Bảng 23: Nhu cầu các NVL chính của SXCN&VLXD năm 2010 của Tổng công ty

Sông Hồng.

Bảng 24: Nhu cầu về nhân lực năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng.

Bảng 25: Công suất thiết kế sản xuất SP của Tổng công ty Sông Hồng.

Bảng 26: Công suất SX thực tế năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng.

Bảng 27: Kế hoạch SX các SP năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng.

SV: Hoàng Tùng Dương Lớp: Kinh tế Quản lý Công 48

Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi nền kinh tế đất nước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự

điều tiết của Nhà nước, kinh tế đất nước ta đã có được những thành tựu vượt bậc.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp không còn

giữ vững được thế độc quyền của mình như trước nữa. Để tồn tại và phát triển được

các doanh nghiệp cần phải xác định được vị trí của mình, nắm bắt được sự tác động

của môi trường kinh doanh, nắm bắt được các cơ hội thì kinh doanh có hiệu quả.

Đối với bất kì một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh

doanh cũng đều phải xác định ba vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế

nào? và sản xuất cho ai? dựa trên năng lực hiện có của Tổng công ty đồng thời phải

gắn với nhu cầu thị trường, lấy thị trường để quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải tìm cho mình phương án sản

xuất tối ưu nhất. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải sử dụng công cụ lập

kế hoạch, nó giúp cho việc đề ra các chiến lược, kế hoạch sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực hạn chế và đối phó với điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động.

Tổng công ty Sông Hồng là doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực,

trong những năm vừa qua nhất là khi thực hiện việc đưa cổ phiếu lần đầu tiên ra công

chúng Tổng công ty đã có những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh

doanh. Đó là do sự cố gằng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty,

đồng thời cũng là do lãnh đạo Tổng công ty hiểu được vai trò quan trọng của công

tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tuy đạt được thành công những vẫn không

tránh khỏi những hạn chế. Do đó xuất phát từ vai trò quan trong của công tác lập kế

hoạch em đã tiến hành nghiên cứu và quyết định lựa chọn đề tài “Công tác lập kế

hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Hồng” làm chuyên đề tốt

nghiệp của mình.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bố cục của chuyên đề còn 3 chương sau:

Chương I: Những lý luận cơ bản về lập kế hoạch.

Chương II: Thực trạng lập kế hoạch SXKD của Tổng công ty Sông Hồng.

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch tại Tổng

công ty Sông Hồng.

Do thời gian và năng lực có hạn nên bài làm còn nhiều thiếu sót nên em mong

có được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các đồng chí lãnh đạo và cán

bộ nhân viên trong Tổng công ty để giúp em hoàn thiện hơn nữa bài làm của mình.

Hoàng Tùng Dương 1 Lớp: Kinh tế Quản lý Công 48

Chuyên đề tốt nghiệp

Chương I: Những lý luận cơ bản về công tác lập kế hoạch trong doanh nghiệp

Hơn hai mươi năm qua nền kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự chuyển mình

trong một cơ chế kinh tế mới: cơ chế thị trường. Sự thay đổi cơ chế kinh tế cũng đã

dẫn đến sự thay đổi trong cơ chế quản lý của doanh nghiệp. Trong giai đoạn đầu của

sự chuyển đổi, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế đều có xu hướng từ bỏ các công

cụ quản lý cũ – được đánh giá là nguyên nhân của sự kém hiệu quả trong hoạt động

kinh tế dưới cơ chế kế hoạch tập trung – nhất là các công cụ kế hoạch hóa trong

doanh nghiệp bị nhiều người cho rằng không còn phù hợp với cơ chế thị trường.

Nhưng thực tế đã chứng minh rằng dù ở trong bất kì một cơ chế kinh tế nào thì vai

trò của kế hoạch hóa cũng vô cùng quan trọng.

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, kế hoạch được thể hiện là những quyết

định mang tính chất mệnh lệnh từ trung ương. Các chỉ tiêu kế hoạch của doanh

nghiệp chính là các chỉ tiêu pháp lệnh mang tính toàn diện, chi tiết mà cơ quan quản

lý cấp trên giao xuống cấp dưới trên cơ sở cân đối chung toàn ngành và tổng thể nền

kinh tế quốc dân. Tuy nhiên khi bước vào nền kinh tế thị trường cơ chế này dường

như không phù hợp bới nó hạn chế tính sáng tạo tự chịu trách nhiệm của các doanh

nghiệp, nền kinh tế bị mất động lực phát triển các doanh nghiệp không có khả năng

cạnh tranh, hiệu quả kinh tế thấp,…

Trong cơ chế thị trường kế hoạch trong doanh nghiệp đã có sự thay đổi. Kế

hoạch hóa là để nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, cho nên các hoạt

động của công tác kế hoạch hóa là sự tập trung chú ý vào những mục tiêu này. Công

tác kế hoạch hóa là để ứng phó với những bất định và đổi thay của thị trường, dự

kiến những vấn đề của tương lại đề ra những mục tiêu giải pháp phù hợp nhất với

bản thân doanh nghiệp.

1.1 Nội dung của kế hoạch trong doanh nghiệp

Kế hoạch là tổng thể các mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cho hệ

thống. Kế hoạch trả lời cho chúng ta ba câu hỏi: Cần phải làm được gì (mục tiêu),

làm gì làm như thế nào (giải pháp), làm bằng cái gì (công cụ).

Lập kế hoạch không phải là một sự kiện đơn thuần có bắt đầu và kết thúc rõ

ràng, đó là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được với những biến động

diễn ra trong môi trường của tổ chức. Lập kế hoạch được coi là quá trình thích ứng

với sự không chắc chắn bằng việc xác định các phương án hành động để đạt được

những mục tiêu cụ thể mà tổ chức đã đề ra. Trong quá trình hoạt động của tổ chức

Hoàng Tùng Dương 2 Lớp: Kinh tế Quản lý Công 48

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!