Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công Tác Kế Toán Tài sản cố định Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Bắc Hà.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời nói đầu
Trong những năm qua, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta đổi mới sâu sắc
và toàn diện, tạo ra những chuyển biến tích cực cho sự tăng trưởng của nền kinh
tế. Nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế hàng hoá tập trung sang nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng XHCN là xu hướng tất yếu. Nó ngày càng chi phối
mạnh mẽ hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các Công ty Cổ phần nói
riêng.
Đặc biệt công tác hạch toán tài sản cố định (TSCĐ) là bộ phận cơ bản tạo
nên cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Nó giữ
vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, góp phần
tạo nên cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh tế
Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ thể hiện năng lực, trình độ công
nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như thế mạnh của doanh nghiệp trong việc
phát triển sản xuất, nó là điều kiện cần thiết tiết kiệm sức lao động của doanh
nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Đứng trên góc độ kế
toán thì việc phản ánh đầy đủ, tính khấu hao và quản lý chặt chẽ TSCĐ là một
tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp tiến hành SXKD có hiệu quả, nó khẳng
định vai trò vị trí của doanh nghiệp trước nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay.
Như vậy ta có thể thấy rằng, công tác hạch toán TSCĐ có được tổ chức
hợp lý hay không là một trong những điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Với nhận thức về tầm quan
trọng của tổ chức hạch toán TSCĐ sau khi được trang bị những kiến thức lý luận
ở nhà trường và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần đầu tư và
phát triển Bắc Hà. Em đã chọn chuyên đề “hoàn thiện công tác hạch toán kế
toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà” làm
chuyên đề cho công tác thực tập của mình.
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những nguyên tắc hạch toán
TSCĐ.
1
Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương I:Đặc Điểm Chung Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát
Triển Bắc Hà.
Chương II:Thực Tế Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty
Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Bắc Hà.
Chương III:Nhận Xét Và Kiến Nghị Về Công Tác Kế Toán TSCĐ Tại
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Bắc Hà.
2
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ.
I - Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư và phát
triển Bắc Hà.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà được thành lập tháng 12 năm
2007 theo Quyết định định số 1897/2007/QĐCT của Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh về
việc thành lập công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. Với số vốn 12 tỷ
đồng vay từ nguồn vốn ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV và một số thành
viên sáng lập góp vốn…
Nhờ vào nguồn vốn huy động từ các cổ đông và vay thêm vốn của ngân
hàng công ty đã xây dựng một trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Bắc Hà với
tổng diện tích trên 10ha. Cách trung tâm Hà Nội 20km về hướng tây. Trung tâm
đào tạo và sát hạch lái xe Bắc Hà được đưa vào hoạt động và khai thác đã thu
hút được nhiều người đến học, đồng thời với việc xây dựng Trung Tâm Công ty
đã mạnh dạn mở thêm lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, với đội ngũ cán bộ
công nhân viên nhiều năm kinh nghiệm mặt hàng xây dựng của công ty đã từng
bước có chỗ đứng trên thị trường. Doanh thu của công ty tăng lên đáng kể, quý
sau cao hơn quý trước đời sống của cán bộ công nhân viên được đảm bảo, bảo
tồn được vốn của cổ đông và từng bước trả góp vay ngân hàng…
II - Chức năng nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà.
2.1 chức năng nhiệm vụ.
Nghành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ khách sạn.
- Kinh doanh du lịch sinh thái.
- Xây dựng công trình: Giao thông, thuỷ lợi , san lấp mặt bằng, dân dụng,
công nghiệp.
- Quản lý xây dựng trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Bắc Hà.
- Kinh doanh vật tư xây dựng.
3
- Quản lý mua và bán phụ tùng ôtô và ôtô.
*Nhiệm vụ: Để đảm bảo thực hiện các chức năng trên Công ty đã đề ra một số
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài sau:
- Hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra.
- Tiến hành kinh doanh đúng pháp luật có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước,
thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán các văn bản
mà Công ty ký kết.
- Đổi mới phương thức kinh doanh, tuyển và đào tạo cán bộ kinh doanh có đủ
trình độ và khả năng.
- Sử dụng cán bộ, nhân viên theo đúng mục đích có hiệu quả để đảm bảo vốn
phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty.
- Mở rộng mặt bằng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh.
2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong thời kỳ đất nước đang đổi mới đi lên xã hội chủ nghĩa, hội
nhập kinh tế với thế giới đất nước mở cửa buôn bán với sự cạnh tranh mạnh mẽ
của nhiều thành phần kinh tế Công ty đã khắc phục khó khăn phát huy lợi thế để
có thể đứng vững trên thị trường đầy biến động, luôn hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch của nhà nước giao. Đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách của nhà
nước.
*Thuật lợi: Công ty có đội ngũ Cán bộ công nhân viên, là lực lượng lao động có
nhiều năm kinh nghiệm và nhiệt tình, công tác cán bộ công nhân viên các bộ
phận quản lý, bộ phận kinh doanh được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, cùng
với sự lãnh đạo của ban giám đốc có tài và năng lực kinh doanh cao. Công ty
luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao giúp đỡ của Đảng, nhà nước và các ngành
có liên quan.
*Khó khăn:
Với ngồn vốn kinh doanh của Công ty còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu
cầu kinh doanh của Công ty, chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
4
III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu
tư và phát triển Bắc Hà.
3.1 – Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Rút kinh nghiệm và nhìn từ bộ máy của các thế hệ Công ty đi trước
và các Công ty bạn, Công ty đã giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý.
Hội đồng quản trị và ban giám đốc Công ty xây dựng lên mô hình quản lý Công
ty đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý chặt chẽ trong công tác
quản lý toàn bộ công ty. Với mô hình này Chủ tịch hội đồng quản trị là người
quyết định hoạt động kinh doanh của Công ty, các bộ phận các phòng ban có
chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc và Giám đốc. Đồng thời các bộ phận,
các phòng ban vẫn có thể kiểm tra giám sát lẫn nhau vì mục tiêu phát triển
chung của Công ty.
5